Biện pháp 4: Tăng cƣờng giáo dục động cơ, thái độ và phƣơng pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng giáo dục động cơ, thái độ và phƣơng pháp

tập môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục động cơ học tập đúng đắn cho HS đồng thời hƣớng dẫn các phƣơng pháp học tập tích cực giúp các em phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng chỉ đạo GV trong hoạt động dạy học cần tác động từ nhiều mặt để hình thành động cơ học tập, cả động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Cần hình thành động cơ xuất phát từ chính hoạt động học tập, từ ý thức phải hoàn thành nhiệm vụ học tập. Từ đó, hình thành sự ham học hỏi, muốn tìm tòi, khám phá tri thức, làm cho học tập trở thành nhu cầu của HS.

- Ngay từ đầu năm học, hiệu trƣởng quán triệt tất cả GV phải đƣa ra các yêu cầu và hƣớng dẫn HS phƣơng pháp học tập, giúp HS chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ và tinh thần trách nhiệm trong học tập. Xây dựng cho HS ý thức biết chọn lựa các phƣơng pháp học tập phù hợp; HS phải đƣợc hƣớng dẫn để điều chỉnh cách học tùy vào điều kiện học tập, mục đích học tập và phƣơng pháp dạy của GV.

- GV cần thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động học tập môn Toán theo hƣớng trải nghiệm, thiết kế các bài tập là những tình huống có vấn đề, tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra cái mới, cách giải quyết sáng tạo nhiệm vụ học tập, có những trải nghiệm tốt đẹp qua học tập dần dần làm phát sinh nhu cầu của học sinh về tri thức khoa học, nhu cầu giải quyết các vấn đề trong học tập, ứng dụng trong cuộc sống. Học tập dần dần trở thành nhu cầu, niềm vui không thể thiếu của học sinh. Qua đó học tập biến thành động cơ và bắt đầu định hƣớng cho các hoạt động học tập cụ thể nhằm tạo sự hứng thú học tập môn Toán cho HS.

- Tăng cƣờng chỉ đạo xây dựng nề nếp học nhóm, sinh hoạt tập thể, đôi bạn cùng tiến,…theo mục tiêu dạy học khác nhau, gắn với những phƣơng thức hoạt động học tập để kích thích học sinh tích cực học tập.

- Nhà trƣờng cần có định hƣớng để học sinh hƣớng đến hình thành động cơ đối tƣợng, đó là loại động cơ ƣu thế giúp học sinh xây dựng đƣợc động cơ đúng đắn, lành mạnh. Tuy vậy nhà trƣờng và giáo viên cũng cần coi trọng đúng mức các động cơ kích thích, nhƣng không lạm dụng chúng nhƣ khen thƣởng quá đà, chạy theo thành tích quá mức làm tha hóa động cơ học tập của học sinh.

- Chỉ đạo thực hiện tốt mối quan hệ với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để hƣớng dẫn, kiểm tra, uốn nắn các hoạt động học tập của HS. Làm tốt công tác xây dựng trƣờng học thân thiện, gần gũi để các em thấy đƣợc sự quan tâm của thầy cô, nhà trƣờng, gia đình dành cho mình, từ đó giúp các em có

thái độ học tập tích cực.

- Chỉ đạo GV rèn luyện cho HS những kĩ năng học tập trong quá trình học môn Toán, đặc biệt là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu bài học; tự giải quyết các vấn đề theo sự hƣớng dẫn của GV; tham gia tích cực các hoạt động nhóm do GV tổ chức, giúp các em không ngừng nâng cao chất lƣợng học tập của bản thân.

- GV cần hƣớng dẫn cho học sinh phƣơng pháp tự học để nâng cao năng lực Toán học cho HS. GV cần phân loại học sinh theo nhóm năng lực của từng đối tƣợng. Với mỗi nhóm đối tƣợng, GV hƣớng dẫn các phƣơng pháp tự học, phƣơng pháp học tập tích cực phù hợp, đảm bảo mỗi học sinh đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, GV cần nâng cao nhận thức của HS về trách nhiệm của HS đối với bản thân, gia đình và xã hội, từ đó các em có ý thức vƣơn lên trong học tập, chủ động, tự giác học tập nâng cao năng lực của bản thân, hình thành nhu cầu, thói quen học tập suốt đời.

- GV cần bồi dƣỡng cho HS một số năng lực trong học môn Toán nhƣ:

+ Năng lực đặt câu hỏi: GV giúp HS biết cách tự mình đặt câu hỏi, có thể hỏi bạn hoặc hỏi GV. Trong lúc nghe GV hoặc bạn trả lời thì HS phải giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động để có thể tìm ra cho mình câu trả lời.

+ Năng lực giao tiếp với thầy cô và bạn: GV cần tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, qua đó các thành viên sẽ kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình, HS sẽ rèn đƣợc sự tập trung chú ý, học đƣợc cách đặt câu hỏi, học đƣợc kỹ năng giao tiếp với thầy cô, bạn bè.

+ Năng lực làm việc với SGK, tài liệu học tập: GV hƣớng dẫn HS, khi đọc sách cần rút ra đƣợc những nội dung chính, so sánh, phân loại, hệ thống hóa,…đặt câu hỏi, thắc mắc với GV, với bạn một cách hợp lý để đƣợc giải đáp một cách thỏa đáng.

+ Năng lực tự kiểm tra và đánh giá: GV cần bồi dƣỡng cho HS khả năng đối chiếu kết luận của GV, ý kiến của các bạn với kết quả của bản thân để tự điều chỉnh, sửa chữa hoặc hoàn thiện kết quả của mình; rèn khả năng tự rút kinh nghiệm về phƣơng pháp học tập của mình và khả năng phát hiện ra những chỗ thiếu hụt kiến thức để từ đó tìm cách bổ sung, khắc phục, hoàn thiện để ngày càng tiến bộ.

- Nhà trƣờng cần có những hình thức biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời đối với những HS có thái độ học tập tích cực, đạt kết quả cao qua các kì kiểm tra định

kì, việc này sẽ giúp các em cảm thấy hào hứng, tích cực trong học tập, đồng thời cũng là tấm gƣơng sáng để nhiều HS khác noi theo. Bên cạnh đó, GV cũng phải thƣờng xuyên nhắc nhở, nghiêm khắc phê bình đối với những HS có thái độ không nghiêm túc, thiếu tích cực trong học tập.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL và GV cùng với HS và phụ huynh có sự phối hợp chặt chẽ, quy định rõ vai trò, trách nhiệm của từng đối tƣợng.

- Việc tác động, giáo dục HS phải thƣờng xuyên, liên tục và kiên trì, tạo không khí thoải mái, hứng thú cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)