QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2. QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.2.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quản lý thu BHXH đƣợc hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó đƣợc thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt đƣợc mục tiêu thu BHXH đúng đối tƣợng, thu đủ số lƣợng và đảm bảo thời gian theo quy định.

Khi nói đến quản lý thu BHXH bắt buộc là nói đến các mối quan hệ phát sinh giữa Nhà nƣớc, NSDLĐ, NLĐ và cơ quan BHXH. Trong các mối quan hệ này, NSDLĐ, NLĐ là đối tƣợng quản lý; Nhà nƣớc giao cho cơ quan BHXH làm chủ thể quản lý; Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất điều tiết và quản lý BHXH. Trong đó, NLĐ muốn đóng ít nhƣng lại muốn đƣợc hƣởng thụ quyền lợi nhiều; NSDLĐ muốn đóng BHXH càng ít càng tốt để giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Nhà nƣớc với hai tƣ cách: một là, thông qua cơ quan lập pháp (Quốc Hội) đề ra Luật BHXH, thông qua Chính phủ đề ra các quy định về BHXH; hai là, thông qua các cơ quan nhà nƣớc để thực hiện nộp BHXH cho NLĐ hƣởng lƣơng từ NSNN và thành lập cơ quan chuyên trách (BHXH Việt Nam) thực hiện chính sách BHXH. Để quản lý thu BHXH đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nƣớc, cơ quan BHXH phải xây dựng biện pháp, kế hoạch, tổ chức các thao tác nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan hữu trách và hình thành hệ thống chuyên thu từ Trung ƣơng đến cấp huyện, thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, khép kín.

1.2.2. Một số cơ sở pháp lý quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hiện nay, thu BHXH bắt buộc ngoài việc thực hiện theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, còn có các

nghị định, thông tƣ nhƣ sau:

- Nghị định 115/2015/ NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH;

- Nghị định số 44/2017/ NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ Quy định mức đóng hàng tháng và phƣơng thức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Thông tƣ số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

- Quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày 14/4/2017; Quyết định số 888/QĐ- BHXH ngày 16 tháng 7 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bện nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt nam.

1.2.3. Nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

(1) Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời

- Thu đúng: là đúng đối tƣợng, đúng mức, đúng tiền lƣơng, tiền công và đúng thời gian quy định: mọi NLĐ khi có hợp đồng lao động hoặc giao kết lao động theo quy định, đƣợc trả công bằng tiền đều là đối tƣợng đóng BHXH bắt buộc. Việc xác định đúng đối tƣợng, đúng tiền lƣơng, tiền công, căn cứ đóng BHXH của NLĐ là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; việc thu đúng phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị SDLĐ để xác định đúng đối tƣợng, mức thu, phƣơng thức thu.

- Thu đủ: là thu đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của NLĐ, NSDLĐ.

- Thu kịp thời: là thu kịp thời khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lƣơng mà những quan hệ đó thuộc đối tƣợng, phạm vi tham gia BHXH.

(2) Thống nhất, tập trung, công khai, công bằng

Cơ chế thu BHXH đƣợc quy định thống nhất. Nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ƣơng là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của NLĐ, NSDLĐ đảm bảo công khai, công bằng ở các thành phần kinh tế.

Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nƣớc, giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Tính công bằng đƣợc thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH nhƣ nhau.

(3) An toàn, hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi việc thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do đƣợc tồn tích cộng đồng, nên thƣờng có khối lƣợng tiền nhàn rỗi tƣơng đối lớn chƣa sử dụng cần đƣợc đầu tƣ tăng trƣởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do yếu tố trƣợt giá. Vì vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng; thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tƣ để đảm bảo thu hồi đƣợc vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu.

1.2.4. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.4.1. Lập kế hoạch quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

(1) Xác định đối tượng tham gia BHXH:

- Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 2, Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, bao gồm:

+ Người lao động:

NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: a) Ngƣời làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dƣới 12 tháng, kể cả HĐLĐ đƣợc ký kết giữa NSDLĐ với ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời dƣới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Ngƣời làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dƣới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, ngƣời làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; ngƣời làm công tác cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối với quân nhân; e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học đƣợc hƣởng sinh hoạt phí; g) Ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật ngƣời lao động Việt Nam; h) Ngƣời quản lý doanh nghiệp, ngƣời quản lý điều hành hợp tác xã có hƣởng tiền lƣơng; i) Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn.

NLĐ là công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép theo quy định của pháp luật.

+ Người sử dụng lao động:

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

* Phương thức đóng:

Theo quy định tại Điều 7, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, phƣơng thức đóng nhƣ sau:

- Đóng hàng tháng hoặc đóng theo kỳ: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phƣơng thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH theo quy định.

- Đóng theo địa bàn: Đơn vị có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh, huyện nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh, huyện đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

* Mức đóng và trách nhiệm đóng:

Theo quy định tại Điều 5, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, mức đóng và trách nhiệm đóng nhƣ sau:

-Với người lao động

+ NLĐ hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lƣơng tháng vào quỹ hƣu trí và tử tuất.

+ Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn: hàng tháng đóng bằng 8% mức lƣơng cơ sở vào quỹ hƣu trí và tử tuất.

+ Ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng: mức đóng hàng tháng vào quỹ hƣu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH của NLĐ trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài, đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lƣơng cơ sở đối với NLĐ chƣa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhƣng đã hƣởng BHXH một lần.

+ NLĐ là công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép theo quy định: Từ ngày 01/01/2022, NLĐ hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lƣơng tháng vào quỹ hƣu trí và tử tuất.

-Với người sử dụng lao động

định nhƣ sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hƣu trí và tử tuất. + Đơn vị hàng tháng đóng 14% mức lƣơng cơ sở vào quỹ hƣu trí và tử tuất cho ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn.

+ Đơn vị hàng tháng đóng trên quỹ tiền lƣơng đóng BHXH của NLĐ là công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hƣu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.

* Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định như sau:

- Tiền lương do Nhà nước quy định

+ NLĐ thuộc đối tƣợng thực hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định thì tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lƣơng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vƣợt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lƣơng này tính trên mức lƣơng cơ sở.

+ Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn: thì tiền lƣơng tháng đóng BHXH là mức lƣơng cơ sở (lƣơng cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1.490.000 đồng).

- Tiền lương do đơn vị quyết định:

+ Đối với doanh nghiệp: tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lƣơng và phụ cấp lƣơng do đơn vị quyết định theo quy định tại Thông tƣ số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

+ Tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc đối với ngƣời quản lý điều hành hợp tác xã có hƣởng tiền lƣơng do đại hội thành viên quyết định.

+ Mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc quy định không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn trong điều kiện lao động bình thƣờng. NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng; NLĐ làm công việc hoặc

chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tƣơng đƣơng, làm việc trong điều kiện lao động bình thƣờng.

+ Nếu mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lƣơng cơ sở thì mức đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lƣơng cơ sở.

(3) Quản lý thu - nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH trên quỹ tiền lƣơng tháng của những NLĐ tham gia, đồng thời trích từ tiền lƣơng tháng đóng BHXH của từng NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

Quá trình thu nộp quỹ BHXH bắt buộc phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình, ngăn chặn hiện tƣợng gian lận, lạm dụng quỹ. Quỹ BHXH đƣợc quản lý tập trung thống nhất theo cơ chế tài chính, tài khoản chuyên thu đi một chiều từ BHXH quận, huyện chuyển lên BHXH tỉnh, thành phố và chuyển về BHXH Việt Nam, việc chuyển tiền đƣợc thực hiện tự động hàng ngày.

Nếu các đơn vị chuyển nộp tiền không đúng hạn thì đƣợc xem và nợ BHXH, nếu chậm đóng từ 30 ngày trở lên sẽ bị tính lãi chậm đóng. Mức lãi suất phạt chậm đóng bằng 02 lần mức lãi suất đầu tƣ quỹ BHXH bình quân năm trƣớc liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

(4) Quản lý nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Nợ phát sinh: các trƣờng hợp nợ phát sinh có thời gian nợ dƣới 1 tháng. - Nợ chậm đóng: các trƣờng hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dƣới 3 tháng.

- Nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trƣờng hợp nợ khó thu.

mất tích); Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là ngƣời nƣớc ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có ngƣời quản lý, điều hành; Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

- Nợ khác: đơn vị nợ đang trong thời gian đƣợc tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất.

(5) Cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội

- Cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho NLĐ; định kỳ hàng năm in tờ rời quá trình tham gia BHXH cho NLĐ, đồng thời công khai thông tin tham gia BHXH cho NSDLĐ và NLĐ biết; NLĐ đƣợc cấp và quản lý sổ BHXH.

- Việc cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH theo đúng quy định.

1.2.4.2. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Điều 36 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định tổ chức thu và thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Phòng/Tổ Quản lý thu: Hằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định. Trƣờng hợp đơn vị nợ quá 02 tháng tiền đóng: Cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, lập Biên bản làm việc; Gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần; Sau 02 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơ đến Phòng/Tổ Khai thác và Thu nợ tiếp tục xử lý.

- Phòng/Tổ Khai thác và Thu nợ: Căn cứ hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lý thu bàn giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đôn đốc đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN. Phối hợp với Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất. Đối với chủ đơn vị có dấu hiệu bỏ trốn khỏi Việt Nam thì phối hợp với cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra: Nhận hồ sơ từ Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ chuyển đến, thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; Trƣờng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)