Xây dựng một nhà nước kiểu mới

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị giá trị lịch sử lý luận chính trị của lênin và sự vận dụng sáng tạo của đảng ta trong thực tiễn cách mạng việt nam” (Trang 28 - 31)

Lịch sử đã chứng minh, qua các xã hội có chế độ tư hữu, có các giai cấp áp bức bóc lột và thống trị đều có tình trạng nhân dân bị tha hố vào nhà nước. Đúng ra, nhân dân có vị trí làm chủ nghĩa xã hội, nhưng lại bị hoán vị thành đối tượng chịu sự chi phối của nhà nước. Ngược lại, đáng lẽ nhà nước do nhân dân lập ra, là công cụ của nhân dân để quản lý xã hội, lại đóng vai trị chủ thể cai trị nhân dân bằng quyền uy của các cơ cấu quan chức.

Nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến là đỉnh cao của chủ nghĩa tập quyền, tiêu biểu ở tiếng thét đế vương “nhà nước là ta”. Vào thời hậu kỳ phong kiến, một số vương quốc đã vẽ ra hình thức “quân chủ lập hiến”, nhưng về thực chất vẫn là những chế độ nhà nước ít tính chất nhân dân nhất.

Sau này, các nhà nước tư bản chủ nghĩa, với mức độ nhất định, đã mang tính chất nhân dân nhiều hơn so với các nhà nước quân chủ chuyên chế, nhưng vẫn không tránh khỏi mang nặng tệ quan liêu và số đông nước tư bản trở chế độ độc tài, phát xít tàn bạo. Phải chờ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi, với sự ra đời của nhà nước Xô Viết công nông, về

cơ bản nhân dân mới thoát ách “thần dân” để được sống với tư cách là những công dân làm chủ xã hội chủ nghĩa khác với những hình thức nhà nước thường được gọi là nhà nước dân chủ nhân dân, trong đó có nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngay ở các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học, kỹ thuật, của văn hoá chưa đến độ chín muồi cần thiết nên quyền làm chủ xã hội của nhân dân vẫn bị hạn chế, đồng thời tệ nạn quan liêu cũng chưa thể bị xố bỏ hồn tồn.

Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng Tháng Tám, thấm nhuần sâu sắc lý luận Mác xít về nhà nước và xuất phát từ yêu cầu phát triển tất yếu của nước ta – một nước đã giành được độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc thì khơng cịn con đường nào khác ngoài con đường từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội mà đang ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra. Trong “báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” ngày 18 – 12 – 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung và giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định tồn bộ nội dung của Hiến pháp… nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo… và Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của tồn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân làm cho mọi công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Lênin đã từng nói: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”. Trong hồn cảnh nước ta hiện nay, lời nói này của Lênin vẫn cịn ngun giá trị đối với những người cộng sản Việt Nam. Tất cả các công dân Việt Nam bình thường đều có đủ khả năng suy nghĩ chín chắn và có đủ kinh nghiệm thực tế để kết luận rằng, mọi sự địi hỏi có “một nhà nước khơng cần có qn đội”, một “sự độc lập của xã hội công dân đối với nhà nước về mọi phương

diện”… là ảo tưởng, là những điều không thể chấp nhận. Trong dự thảo hiến pháp sửa đổi viết năm 1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề lớn nhất trong nội dung bản dự thảo hiến pháp sửa đổi là vấn đề “tính chất nhà nước”, tức là nhà nước của ai và đem lại lợi ích cho ai. Theo Người, điều cơ bản của Hiếp pháp là bản chất giai cấp của chính quyền nhà nước, là nội dung dân chủ nhân dân của nhà nước do giai cấp công nhân lãnh đạo. Người nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải tăng cường không ngừng sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhà nước dân chủ nhân dân”.

Vận dụng đúng đắn lý luận Mác – Lênin về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và về vấn đề nhà nước, Đảng ta từ thực tiễn rút ra một kinh nghiệm rất lớn là cần gắn chặt bản chất giai cấp cơng nhân với tính nhân dân rộng rãi và với tính cộng đồng dân tộc ở nước ta trong quá trình xây dựng và củng cố. Đảng chủ trương giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc dân tộc gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng Đảng trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội đã nêu rõ phương hướng cơ bản hàng đầu để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là cần: “Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng trí thức làm nền tảng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo” và cần: “phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng để xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Tại Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta đã đưa vào nghị quyết chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với các nội dung chính:

- Xây dựng cơ chế vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật.

- Xây dựng và hồn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định cửa các cơ quan công quyền.

- Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội trên các mặt: cơ chế bầu cử, tổ chức của Quốc hội, đổi mới quy trình xây dựng luật.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng: Xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thơng suốt, hiệu lực, hiện đại; Luật hố cơ cấu, tổ chức của Chính phủ, tổ chức bộ quản lý đa ngành, đã lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn và hợp lý; phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực.

- Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Trong đó cụ thể hố về các cơng việc; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ về chất lượng, năng lực đạo đức, đưa ra khỏi ngành các cán bộ thoái hoá biến chất, thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị giá trị lịch sử lý luận chính trị của lênin và sự vận dụng sáng tạo của đảng ta trong thực tiễn cách mạng việt nam” (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w