5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tạ
tại một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
Huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đứng đầu tỉnh về diện tích cây ăn quả với trên 3.000ha, trong đó Na khoảng 1.000ha, tập trung chủ yếu ở 3 xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt, sản lượng hàng năm đạt khoảng 6.000 tấn quả. Na Đông Triều từ lâu được biết đến với mùi vị đặc trưng, thơm ngon, quả to, vỏ mỏng, bóng, sáng màu... Đặc biệt, Na Đông Triều
chín sớm hơn Na ở các vùng khác từ 15-20 ngày. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh như
Tập huấn kỹ thuật cho người dân Quy hoạch vùng SX Na Đông Triều
Tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể; xây dựng các công cụ quản lý nhãn hiệu phù hợp với thực tế sản xuất
Phối với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều đợt tập huấn quy trình trồng Na theo hướng VietGAP
Thiết kế, bao bì, mẫu mã sản phẩm với đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn theo quy định về chất lượng sản phẩm
Thành lập HTX Na Đông Triều, HTX có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện việc liên kết chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư nông nghiệp, đến bao tiêu và tiếp thị sản phẩm Na cho người dân, HTX phát triển thực sự trở thành “bà đỡ” trong quy trình chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm
Kết hợp với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó có 4 mẫu hình là “hộ trồng na kiểu mẫu, vườn na kiểu mẫu, thôn kiểu mẫu và xã kiểu mẫu”, tạo đà phát triển vùng na gắn với kinh tế nông nghiệp và du lịch sinh thái làng quê. Na sinh trưởng, tạo ra vòng khép kín giữa người sản xuất - HTX và thị trường tiêu thụ.
Với những cách làm hay và đổi mới đã nâng tầm thương hiệu Na Đông Triều của huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đưa sản xuất và tiêu thu Na Đông Triều theo hướng bền vững
1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn
Huyện Chi Lăng là huyện có khoảng 80% là người dân tộc Nùng, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp và trồng cây ăn quả, vì vậy lĩnh vực này chiếm đến 75% trong tỷ trọng kinh tế. Tận dụng những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, huyện Chi Lăng đã chủ động phát triển và xây
dựng các vùng chuyên canh cây nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Như cây Na, toàn huyện Chi Lăng đã có gần 1.200 ha trồng na mang lại thu nhập cho người dân trên 100 tỷ đồng. Riêng xã Chi Lăng đã có 500 ha trồng Na, nhờ biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, quan tâm đầu ra nên đến nay, Na Lạng Sơn đặc biệt là Na Chi Lăng vừa có năng suất cao, vừa đảm bảo chất lượng, trở thành mặt hàng được nhiều người biết đến. Các kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ Na Chi Lăng Lạng Sơn như:
Cán bộ nông nghiệp cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn, người dân trồng na đã thực hiện đúng các quy trình chăm sóc cây theo hướng sản xuất nông nghiệp tốt để nâng cao năng suất, chất lượng, tạo sản phẩm na sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Hộ dân trên địa bàn đã tham gia ký cam kết sản xuất na đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tích cực chăm sóc theo hướng sản xuất nông nghiệp tốt.
Tuân thủ ngặt nghèo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Huyện hỗ trợ, đẩy mạnh định hướng người dân xây dựng những vườn na mẫu. Với những vườn này, huyện hỗ trợ kinh phí từ 10 - 20 triệu đồng/vườn để người dân thực hiện các quy trình về sản xuất na chuẩn VietGAP, GlobalGAP và sản xuất na an toàn.
Huyện đã hỗ trợ làm thủ tục chứng nhận nhãn hiệu “Na Chi Lăng”
Hàng năm, huyện Chi Lăng có tổ chức Ngày hội Na Chi Lăng, qua đó từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho đặc sản Na Chi Lăng theo hướng bền vững
Với những kinh nghiệm để sản xuất và phát triển cây Na của huyện Chi Lăng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trồng Na.