8. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về tầm quan trọng trong quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ. Đây là một trong những yếu tố trọng tâm nhất. Đội ngũ CBQL và GV là những ngƣời trực tiếp tác động đến việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tham gia.
- Năng lực quản lý hoạt động hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo của CBQL và GV. Bên cạnh vấn đề nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động vui chơi thì yếu tố về năng lực quản lý hoạt động vui chơi của đội ngũ cán bộ và GV cũng là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu sắc đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động vui chơi của trẻ.
Kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ của Cán bộ quản lý và giáo viên là yếu tố trực tiếp đến việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
- Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi là yếu tố tác động rất lớn gắn liền với mục tiêu của GVMN, đó là sự cụ thể hóa cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non.
1.5.2. Yếu tố khách quan
- Văn bản chỉ đạo của các cấp trên về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Có thể nói rằng đây nhiệm vụ của tồn ngành giáo dục, tồn bộ hệ thống chính trị của Quốc gia.
- Sự quan tâm ủng hộ của cấp trên, phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
- Các điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
Tiểu kết chƣơng 1
Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện hiện nay là hoạt động cấp thiết đối với các nhà QLGD. Để hệ thống cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng QL hoạt động vui chơi theo nội dung của đề tài. Ở chƣơng 1 này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến QL hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Trong đó, chúng tơi đã nghiên cứu, hệ thống lại lịch sử nghiên cứu của đề tài, bàn luận các cơng trình nghiên cứu các tác giả, trên cơ sở đó kế thừa và xác định cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài. Hệ thống hóa các khái niệm liên quan của đề tài mà các tác giả đã nhận định, trên cơ sở đó xác lập các khái niệm cho cách tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu của luận văn, nhƣ các khái niệm: Vui chơi; HĐVC; QL; QLGD; QLHĐVC.
Cũng trong chƣơng này, chúng tôi đã hệ thống các cơ sở lý luận về hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhƣ: hệ thống đƣợc quan điểm, Làm rõ vai trò của hoạt động, đặc điểm của hoạt động, các loại hoạt động của hoạt động, nội dung của hoạt động, hình thức của hoạt động, việc kiểm tra đánh giá của hoạt động và các điều kiện hỗ trợ của hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non. Những nội dung trên chúng tơi đều hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc quản lý từng nội dung một. Đồng thời, chúng tôi đã nhận định đƣợc các yếu tố chủ quan, các yếu
tố khách quan ảnh hƣởng đến QL hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non.
Có đƣợc hệ thống cơ sở lý luận ở chƣơng này, giúp cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng QL hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 2 của luận văn này.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH.