7. Kết cấu của đề tài
1.4.3. Kế toán thoái thu bảo hiểm xã hội
1.4.3.1. Nguyên tắc và chứng từ kế toán thoái thu Bảo hiểm xã hội
Về nguyên tắc lập và sử dụng chứng từ kế toán thoái thu BHXH, BHYT: + Đảm bảo đủ nội dung, thông tin cần thiết;
+ Chứng từ hợp lệ, hợp pháp;
+ Có ký xét duyệt của các lãnh đạo cơ qua và của các bên liên quan; + Bảo quản và lƣu trữ cẩn thận, không để mất mát.
Về quy trình luân chuyển chứng từ kế toán thoái thu BHXH, BHYT Chứng từ kế toán thu BHXH, BHYT để căn cứ hạch toán thoái thu là quyết định hoàn trả BHXH, BHYT do bộ phận quản lý thu phải có đầy đủ thông tin cần thiết: cơ sở pháp lý, số hiệu ngày tháng ban hành văn bản, họ và tên cá nhân hoặc đơn vị đƣợc thụ hƣởng, số tiền hoàn trả, số tài khoản (nếu đƣợc yêu cầu chuyển khoản); một văn bản có thể ban hành cho nhiều ngƣời thụ hƣởng nếu các cá nhân đó làm chung một đơn vị SDLĐ hoặc học chung trƣờng, hoặc ở cùng xã, phƣờng, thị trấn…
Quyết định hoàn trả đƣợc lập thành 3 bản chính: bộ phận thu, bộ phận kế toán và gửi về cho cá nhân/ đơn vị hoàn trả. Bộ phận kế toán các cấp sau khi nhận đƣợc quyết định phải tiến hành hạch toán treo phải trả, lập phiếu chi tiền mặt hoặc chuyển khoản để hoàn trả tiền thoái thu cho đối tƣợng., kế toán tiến
hành trình ký, lƣu trữ và bảo quản chứng từ.
Đặc biệt nguồn kinh phí đƣợc sử dung để chi thoái thu BHXH, BHYT từ nguồn KP thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản từ TK thu BHXH, BHYT tại các ngân hàng thƣơng mại, kho bạc nhà nƣớc. Nhƣng không đƣợc rút tiền mặt từ TK thu để chi tiền.
1.4.3.2. Tài khoản kế toán thoái thu BHXH, BHYT
Khác với thu thừa, khi hạch toán khoản thoái thu BHXH, BHYT, BHTN cho ngƣời lao động kế toán sử dụng tài khoản 33182 –phải trả số thu nhầm bảo hiểm.
Phát sinh bên nợ: hoàn trả tiền thu BHXH, BHYT. Phát sinh bên có: Phải trả tiền thoái thu BHXH, BHYT. Tài khoản có số dƣ bên có.
Các nguyên tắc tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trong thoái thu cũng giống nhƣ đối với kế toán thu BHXH, BHYT.
1.4.3.3. Phương pháp kế toán
Sau quá trình rà soát mã số BHXH của ngƣời lao động, khi phát hiện trùng phòng quản lý thu sẽ liên hệ với ngƣời lao động để cung cấp hồ sơ chứng từ đề nghị hoàn trả số tiền ứng với thời gian đóng trùng. Khi nhận đủ hồ sơ, phòng quản lý thu tiến hành tính toán số tiền hoàn trả, phát hành quyết định hoàn trả tiền BHXH, BHYT, BHTN. Bộ phận Kế toán dựa vào quyết đình hoàn trả của bộ phận thu để hạch toán, cụ thể:
Nợ TK 579/572 – tạm thu các loại bảo hiểm/ Thu BHXH tự nguyện Có TK 33182
Khi ngƣời lao động tới nhận tiền hoặc đề nghị chuyển khoản, hạch toán: Nợ TK 33182
Có TK 1111/1121
Nếu hoàn trả bằng tiền mặt, BHXH tỉnh và BHXH các huyện phải có khoản thu bằng tiền mặt để có tiền chi. Và vào cuối tháng nếu chi tiết tài
khoản tiền mặt về thu BHXH, BHYT, BHTN còn dƣ phải nộp ngay vào tài khoản thu để chuyển về tài khoản thu của tỉnh và BHXH Việt Nam.
1.4.3.4. Báo cáo thoái thu bảo hiểm xã hội
Hằng tháng, sau khi chốt dữ liệu vào chƣơng trình quản lý, in:
a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS).
b) Tổng hợp số phải thu (Mẫu C69-HD ban hành kèm theo Thông tƣ số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam).
c) Đối chiếu phiếu chi và số tiền đã chi theo Mẫu C41-BB với Phòng/Tổ KH-TC.
d) Danh sách đối tƣợng nhận tiền thoái thu BHXH. e) Báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B01-TS, Mẫu B06-TS). Hằng quý, in:
a) Tổng hợp danh sách đối tƣợng nhận tiền thoái thu Bảo hiểm xã hội. b) Báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B02a-TS, Mẫu B02a-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B02b-TS, Mẫu B02b-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B04a-TS, Mẫu B04b-TS).
c) Tổng hợp C69 hàng tháng, in tổng hợp báo cáo số phải thu hàng quý C69-HD.
d) Tổng hợp số đã thu C83-HD (ban hành kèm theo Thông tƣ số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày các đặc trƣng của cơ quan BHXH. Cần khẳng định rằng Thu BHXH, BHYT, BHTN là một hoạt động đặc thù và quan trọng của toàn ngành bảo hiểm xã hội mà không bất cứ một đơn vị sự nghiệp hành chính nào có. Bên cạnh đó hoạt động thoái thu BHXH, BHYT, BHTN vẫn tồn tại hàng tháng, hàng quý, hàng năm trong hoạt động của toàn ngành, mặc dù nó dẫn tới những thiệt hại không hề nhỏ và kéo theo những hệ lụy không tốt. Từ việc tìm hiểu cơ sở lý luận vấn đề trọng yếu của bài luận văn, tôi triển khai và nghiên cứu thực trạng thu và thoái thu BHXH trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 trong chƣơng 2 của bài.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU VÀ THOÁI THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN AN LÃO,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1.Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội hu ện An Lão, tỉnh Bình Định
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định Lão, tỉnh Bình Định
2.1.1.1. Các giai đoạn phát triển - Giai đoạn 1995-2002
Sau khi Nghị định số 12/NĐ- CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ra đời kèm theo Điều lệ BHXH, ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/NĐ-CP thành lập BHXH Việt Nam với cơ cấu ba cấp: cấp Trung ƣơng (BHXH Việt Nam); cấp tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh, TP) và quận, huyện, thị xã (BHXH quận, huyện)
Ngày 27 tháng 7 năm 1995 BHXH huyện An Lão đƣợc thành lập theo Quyết định số 79-QĐ/TC-CB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 07/1995, có chức năng tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện An Lão tỉnh Bình Định.
- Giai đoạn từ năm 2003 đến nay:
Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 24/01/2002 Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 20/2002/QĐ- TTg về việc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam. Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam.
Thực hiện các văn bản này, kể từ ngày 01/01/2003 BHXH huyện An Lão tiếp nhận toàn bộ chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của BHYT của các cơ sở KCB BHYT huyện An Lão mọi hoạt động về BHXH đã hoàn toàn tập
trung thống nhất vào một đầu mối là BHXH huyện An Lão với nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn diện chính sách BHXH, BHTN, BHYT, BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện An Lão tỉnh Bình Định.
Những năm qua viên chức và ngƣời lao động Bảo hiểm xã hội huyện An Lão luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao và đã có những đóng góp tích cực, xứng đáng trở thành chỗ dựa vững chắc, tin cậy của ngƣời lao động và các đối tƣợng.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ Quyết định 969/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phƣơng
Chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện An Lão tỉnh Bình Định
- Bảo hiểm xã hội huyện An Lão là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
- Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện.
- Bảo hiểm xã hội huyện có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
- Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội thành phố, thị xã tại các đơn vị hành chính cấp thành phố, thị xã nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn (có phụ lục kèm theo); việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn các đơn vị hành chính trên do Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp thực hiện.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện An Lão tỉnh Bình Định
- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chƣơng trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
+ Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;
+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;
+ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nƣớc chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
- Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
- Thực hiện chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Quản lý, lƣu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Hƣớng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
- Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đƣợc hƣởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động hoặc khi ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu;
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Thƣờng xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động ở địa phƣơng cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lƣơng để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Quản lý viên chức, ngƣời lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thƣởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội huyện An Lão tỉnh Bình Định
Nguồn: BHXH huyện An Lão
Tổ thu – Sổ thẻ và kiểm tra Tổ kế toán – chi trả và giám định BHYT Tổ thực hiện chính BHXH tiếp nhận & quản lý hồ sơ Phó Giám đốc Giám đốc
Bộ máy hoạt động của BHXH huyện An Lão tỉnh Bình Định tổ chức theo mô hình: gồm 3 tổ nghiệp vụ có tổng số viên chức, lao động hợp đồng là 11 ngƣời, trong đó cán bộ là đảng viên 8 ngƣời. Trình độ trên đại học 02 ngƣời chiếm tỷ lệ 18,2%; đại học 08 ngƣời chiếm tỷ lệ 72,7%; trung cấp, sơ cấp 01 ngƣời chiếm tỷ lệ 9,1%.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định
Các Tổ Nghiệp vụ do Tổ trƣởng quản lý, điều hành theo chế độ thủ trƣởng. Tổ trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổ. Giúp Tổ trƣởng có các Phó Tổ trƣởng. Tổ trƣởng và Phó Tổ trƣởng do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
- Viên chức thuộc Tổ Nghiệp vụ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Tổ trƣởng giao; chịu trách nhiệm trƣớc Tổ trƣởng, trƣớc Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc giao.
- Biên chế của các Tổ Nghiệp vụ do Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện