Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩuhàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 26 - 65)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩuhàng hóa

1.2.3.1. Phân lu ng r ro i với ho t ộng xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc phân luồng hàng hóa (hàng xuất, hàng nhập) trong Hải quan, gọi tắt là phân luồng Hải quan, được cho là một công cụ, thủ tục và hình thức hữu hiệu giúp cơ quan Hải Quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra và vào lãnh thổ Việt nam.

Để đánh giá được khả năng xảy ra và hậu quả của rủi ro, người ta phân cấp mức độ rủi ro. Có nhiều cách phân chia mức độ rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đưa ra 4 mức độ rủi ro là rất cao, cao, trung bình và thấp. Hải quan Australia thì đánh giá rủi ro theo 7 cấp độ là rất nghiêm trọng, rất cao, nghiêm trọng, đáng kể, vừa phải, thấp và rất thấp. Hải quan Việt Nam chia rủi ro làm 3 cấp độ là cao, trung bình, thấp.

năng và hậu quả xảy ra rủi ro thông qua các dữ liệu thống kê mà nhà chức trách thu thập được trong quá trình quản lý các đối tượng rủi ro có liên quan. Với mỗi cấp độ rủi ro khác nhau, người ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng của chúng đến mục tiêu chung, từ đó có biện pháp kiểm soát và xử lý rủi ro thích hợp.

Vì vậy, Hải quan Việt Nam phân loại hàng hóa (hàng xuất, hàng nhập) dưới hình thức 3 luồng: xanh, vàng và đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa trong quá trình QLRR. Theo đó, mức (1)-Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (rủi ro thấp); mức (2)-Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (rủi ro trung bình); Và mức (3)-luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (rủi ro cao).

1.2.3.2. Thu thập thông tin, x lý thông tin trong ho t ộng xuất nhập khẩu hàng hóa

Nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp, thu thập thông tin làm căn cứ bước đầu cho QLRR rủi ro là rất quan trọng, thông tin đóng vai trò cốt lõi trong nội dung của QLRR, nếu một đơn vị mà không nắm được thông tin thì việc QLRR không có kết quả, dẫn đến các quyết định sai lầm, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm giảm đi tầm quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước nhà; ngược lại, nếu nắm được thông tin kịp thời, chính xác thì cơ quan Hải quan sẽ đưa ra những phương án, biện pháp phù hợp để quản lý có hiệu quả công việc được nhà nước giao.

Việc thu thập thông tin, xử lý thông tin đối với hàng hóa XNK theo quy định của Tổng Cục Hải quan được thực hiện theo 12 phương pháp sau:

Phương pháp 1: Xây dựng, quản lý hệ thống CSDL để kết nối, tích hợp từ các hệ thống thông tin của TCHQ;

Phương pháp 2: Khai thác, phân tích dữ liệu từ các hệ thống thông tin trong/ngoài ngành, trong nước/ nước ngoài;

Phương pháp 3: Cập nhật thông tin vào các hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn của TCHQ;

Phương pháp 4: Phối hợp, trao đổi thông tin về tổ chức, cá nhân XNK, XNC với các cơ quan tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành;

Phương pháp 5: Tiếp nhận thông tin về đối tượng, dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm, thủ đoạn vi phạm của các đơn vị trong và ngoài ngành;

Phương pháp 6: Tiếp nhận thông tin do tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cung cấp theo quy định của pháp luật;

Phương pháp 7: Hợp tác trao đổi thông tin với Hải quan các nước, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;

Phương pháp 8: Thu thập thông tin tố giác qua điện thoại đường dây nóng (số ĐT, cổng thông tin điện tử, e-mail) về vi phạm;

Phương pháp 9: Tổng hợp, phân tích thông tin từ báo chí, cổng thông tin điện tử và các nguồn thông tin đại chúng khác;

Phương pháp 10: Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ (kiểm soát) cần thiết khác thay quy định của pháp luật để thu thập thông tin;

Phương pháp 11: Mua tin theo chế độ;

Phương pháp 12: Trực tiếp liên hệ, tiếp cận để thu thập thông tin.

Khi thực hiện thu thập thông tin hoạt động XNKHH có thể từ những nguồn sau:

Một là, phối hợp với cơ quan Thuế và các cơ quan, đơn vị chức năng khác có liên quan thực hiện thu thập, xử lý thông tin về tổ chức, cá nhân có trụ sở chính và/ho c có hoạt động XNK trên địa bàn Cục quản lý.

Hai là, thu thập thông tin trước khi hàng hóa đến/rời cửa khẩu (thông qua E-manifest, Airway bill); thông tin trước khi hành khách nhập cảnh đến cửa khẩu để đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin dấu hiệu rủi ro, quyết định kiểm tra giám sát đối với hàng hóa XNK, hành lý của khách XNC.

biện pháp kiểm soát hải quan trên hệ thống thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ của hệ thống tình báo hải quan (Ci02).

Bốn là, khai thác, phân tích dữ liệu về hoạt động xuất nhập cảnh từ Hệ thống quản lý thông tin Người XNC (tuyến hàng không) để xác định trọng điểm các đối tượng có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro.

Năm là, khai thác, tổng hợp, phân tích thông tin kết quả thực hiện Kiểm tra sau thông quan, kết quả kiểm tra sau thông quan trên hệ thống STQ01.

Sáu là, khai thác, tiếp nhận, thông tin về dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm của các tổ chức, cá nhân từ báo chí, thông tin đại chúng, tổ chức ho c cá nhân ngoài ngành cung cấp.

Bảy là, thu thập, phân tích thông tin về phương tiện vận tải XNC, hàng hóa XNK từ thông tin trinh sát.

1.2.3.3. Lập kế ho ch, biện pháp kiểm soát r i ro trong ho t ộng xuất nhập khẩu hàng hóa

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan, vừa đảm bảo an ninh nước nhà nhưng cũng vừa tạo điều kiện khuyến khích phát triển kinh tế, thì việc áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ Hải quan cực kỳ quan trọng, trong khi nguồn nhân lực là có hạn, mà hoạt động buôn lậu, gian lân thương mại, buôn lậu ma túy, tiền chất… ngày càng tinh vi, phức tạp, theo nhiều thủ đoạn khác nhau, nên ngành Hải quan nói chung và các Cục Hải quan nói riêng cần phải xây dựng các kế hoạch, biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNKHH.

Việc xây dựng các kế hoạch, biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNKHH dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, phân tích rủi ro, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung các văn bản pháp luật, quy trình, quy định, hướng dẫn và thực hiện quản lý đối với hàng hóa XNK.

động kiểm tra, kiểm soát và giám sát đối với hàng hóa XNK.

Ba là, xây dựng, quản lý, áp dụng hồ sơ rủi ro đối với hàng hóa XNK. Bốn là, phân tích rủi ro, xác định trọng điểm trước khi hành khách đến cửa khẩu; cung cấp thông tin, đề nghị kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XNK.

Năm là, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan theo thông tin nghiệp vụ. Sáu là, thực hiện các biện pháp kiểm soát để phát hiện, điều tra xử lý đối với hoạt động buôn lậu, vận chuyển, trái phép hàng hóa qua biên giới qua hoạt động XNC.

Bảy là, thường xuyên rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp xếp hạng rủi ro cao, doanh nghiệp không tuân thủ, doanh nghiệp nợ thuế, doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế để có những chỉ dẫn kịp thời cho các Bộ phận trong Chi cục Hải quan.

Tám là, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin vi phạm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động XNKHH.

Chín là, thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin với Cơ quan Thuế, Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường… theo các Quy chế Phối kết hợp đã ký.

Mười là, tổng hợp, phân tích, đánh giá rủi ro; quản lý, theo dõi, đề nghị áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp đối với các hàng hóa XNK có độ rủi ro cao.

Mười một, thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra STQ, thanh tra theo phân luồng của hệ thống Hải quan ho c thông tin nghiệp vụ hải quan.

Mười hai, thực hiện các biện pháp kiểm soát để phát hiện, điều tra xử lý các vi phạm đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động XNKHH.

1.2.3.4. Tổ ch c th c hiện kế ho ch kiểm soát r i ro trong ho t ộng xuất nhập khẩu hàng hóa

Th nhất, xây d ng h sơ o nh n h ệp tr n ểm

Một là, đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp

Ngoài việc đánh giá, công nhận doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện theo Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, căn cứ yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế, cơ quan hải quan tổ chức đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu.

Việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ được thực hiện trên cơ sở Bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ và ứng dụng nền tảng hệ thống công nghệ thông tin QLRR. Kết quả đo lường, đánh giá nêu trên đã phân loại thành nhóm đối tượng doanh nghiệp tuân thủ ho c không tuân thủ ho c thuộc nhóm không đáp ứng các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ của cơ quan Hải quan. Tiếp đó, để đảm bảo việc đánh giá tuân thủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu được đầy đủ và chính xác, các đơn vị Hải quan các cấp thường xuyên tổ chức thực hiện công tác thu thập, cập nhật vào hệ thống thông tin hồ sơ doanh nghiệp và thông tin quản lý doanh nghiệp tuân thủ, doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật.

Ngoài ra, không chỉ dừng ở việc đánh giá các điều kiện, cơ quan Hải quan còn thực hiện các hoạt động thu thập, xử lý thông tin, phân tích và đánh giá rủi ro đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; trong hoạt động miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động khác căn cứ từng điều kiện và yêu cầu quản lý cụ thể.

Hai là, đo lường tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu Việc đo lường tuân thủ pháp luật về hải quan được thực hiện theo kế

hoạch hàng năm và theo các thang đo mức độ tuân thủ khác nhau: mức cao, trung bình ho c thấp. Trách nhiệm đo lường tuân thủ được thực hiện theo phân cấp.

Cụ thể tại cấp Tổng cục, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan theo từng năm để xây dựng và ban hành bộ chỉ số và kế hoạch đo lường tuân thủ; tổ chức thực hiện và điều phối việc thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt như nêu trên đảm bảo việc bố trí có hiệu quả các nguồn lực, biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan và các biện pháp nghiệp vụ khác trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Đối với đơn vị Hải quan các cấp, các đơn vị này có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ phân công theo kế hoạch đo lường tuân thủ và các nội dung liên quan theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

Nội dung đo lường tuân thủ bao gồm các hoạt động cụ thể: Lựa chọn mẫu kiểm tra, tiến hành phân tích; Thu thập thông tin, dữ liệu về kết quả kiểm tra, xử lý đối với mẫu; Tổng hợp, phân tích, xác định rõ các thông số như: Tỷ lệ vi phạm trên tổng số mẫu; Cơ cấu, tỷ lệ theo loại rủi ro về tuân thủ pháp luật hải quan; Các nhóm đối tượng trọng điểm và các yếu tố khác có liên quan đến vi phạm pháp luật về hải quan; Đối chiếu kết quả nêu trên so với chỉ số đo lường tuân thủ (đã được xây dựng, ban hành) để xếp loại mức độ tuân thủ pháp luật về hải quan đối với lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu;

Báo cáo kết quả đo lường tuân thủ, bao gồm: mức độ tuân thủ pháp luật được xếp loại, các chỉ số và cảnh báo rủi ro đối với từng lĩnh vực hoạt động XNK.

Th hai, xây d ng b ng xếp h ng doanh nghiệp

Trên cơ sở chỉ số tiêu chí xếp hạng và phân loại doanh nghiệp, hệ thống thông tin QLRR tự động tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và tính điểm để phân loại và xếp Hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hạng doanh nghiệp được sử dụng làm chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan và làm cơ sở để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác

trong quản lý hoạt động XNK của cơ quan Hải quan.

Theo định kỳ ho c căn cứ sự thay đổi về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp ho c có thông tin về vi phạm, dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp ho c thông tin thu thập, cập nhật bổ sung hồ sơ doanh nghiệp đã làm thay đổi Hạng của doanh nghiệp khi đánh giá lại ho c qua kết quả theo dõi, đánh giá có cơ sở để xác định doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật về hải quan trên địa bàn, Hạng rủi ro doanh nghiệp có thể được xem xét để điều chỉnh (nâng Hạng ho c giảm Hạng so với kỳ xếp hạng trước đó).

Quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính quy định QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, người khai hải quan được phân loại thành 5 mức; mỗi người khai hải quan được đánh giá phân loại theo một mức độ tuân thủ duy nhất.

Theo Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định các mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan như sau:

Mức 1- Doanh nghiệp ưu tiên: Doanh nghiệp ưu tiên Mức 1 thực hiện theo Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC;

Mức 2- Tuân thủ cao: Là người khai hải quan được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ cao (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này chấp hành tốt pháp luật, các quy định của cơ quan hải quan (CQHQ), nghĩa vụ về thuế và hợp tác tốt với CQHQ trong kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin.

Mức 3 - Tuân thủ trung bình: Là người khai hải quan được CQHQ đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ trung bình (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này chấp hành tương đối tốt pháp

luật, các quy định của CQHQ, nghĩa vụ về thuế và hợp tác tốt với CQHQ; trong khoảng thời gian đánh giá còn bị các vi phạm (không nghiêm trọng) trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh ho c có những vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu tuân thủ.

Mức 4 - Tuân thủ thấp: Là người khai hải quan được CQHQ đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ thấp (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này không thể hiện rõ ý thức tự nguyện hợp tác với CQHQ; trong khoảng thời gian đánh giá, nhiều lần bị các lỗi, vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 26 - 65)