Thực trạng thực hiện nội dung công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 66 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổ

2.3.3.1. Thực trạng về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

Bảng 2.5.Thực trạng việc thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Thực hiện thƣờng xuyên Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

1 GV xác định nội dung, thời gian, chủ đề thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

76 63,3% 44 36,7%

2 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 trong kế hoạch chung của tổ

65 54,2% 55 45,8%

3 Xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, nội dung, lựa chọn hình thức cho từng hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

57 47,5% 63 52,5%

4 Tổ chức thảo luận về từng kế hoạch hoạt động giáo dục

43 35,8% 77 64,2%

5 Thƣờng xuyên tự kiểm tra, theo dõi việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi trong tổ chuyên môn

82 68,3% 38 31,7%

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy rằng việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi lớp 1 của hiệu trƣởng các trƣờng MN thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên nhìn chung đƣợc đánh giá ở mức độ thực hiện xuyên, nhất là nội dung: “GV xây dựng nội dung, thời gian, chủ đề thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào lớp 1”, “Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 trong kế hoạch chung của tổ, “Thƣờng xuyên tự kiểm tra, theo dõi việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi trong tổ chuyên môn” lần lƣợt chiếm 63,3%, 54,2%, 68,3%. Còn các nội dung:

“xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, nội dung, lựa chọn hình thức cho từng hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1”; “ Tổ chức thảo luận về từng kế hoạch hoạt động giáo dục đƣợc đánh giá thực hiện với mức không thƣờng xuyên. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng GV việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên nhìn chung đều khá thƣờng xuyên. Một số GV cho rằng công tác này chỉ đƣợc thực hiện với mức độ không thừơng xuyên đã đƣợc chúng tôi tiến hành phỏng vấn ý kiến và thấy việc xây dựng kế hoạch công tác GD trẻ của GV đã đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn, tuy nhiên các GV vẫn còn làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm trƣớc đây, nên không tránh khỏi tình trạng kế hoạch thực hiện công tác GD trẻ còn rập khuôn, máy móc dẫn đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GD gặp phải những khó khăn nhất định nhƣ lựa chọn các nội dung hoạt động chƣa phong phú, chƣa phù hợp với chủ đề GD cũng nhƣ nhận thức của trẻ. Chính vì vậy để nâng cao đƣợc hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1, GV các trƣờng MN cần chú trọng tự bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tránh làm việc rập khuôn, máy móc.

Bảng 2.6.Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non

ST T

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Thực hiện thƣờng

xuyên

Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Giáo viên thực hiện các kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần, ngày

85 70,8% 35 29,2%

2 Bố trí GV phụ trách lớp 5 tuổi phù hợp

để giao nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra

110 91,7% 10 8,3%

3 Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1

45 37,5% 75 62,5%

4 Thực hiện xây dựng hồ sơ, sổ sách

chuyên môn của GV đảm bảo quy định

50 41,7% 70 58,3%

Qua bảng 2.6 ở trên, có thể nhận thấy các nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 của HT các trƣờng MN

thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên phần lớn ở mức thực hiện thƣờng xuyên, còn 1 số ý kiến đánh giá ở mức không thƣờng xuyên. Những nội dung đƣợc các CBQL và GV đánh giá đạt mức độ thƣờng xuyên nhất là: GV thực hiện các kế hoạch theo năm, tháng, tuần, ngày; Bố trí GV phụ trách lớp 5 tuổi để giao nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra lần lƣợt chiếm 70,8%, 91,7%. Những nội dung GV đánh giá thực hiện ở mức độ không thƣờng xuyên hơn là: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện hoạt động giáo dục; Thực hiện xây dựng hồ sơ, sổ sách chuyên môn của GV đảm bảo quy định. Qua khảo sát ý kiến của CBQL và GV ở trên, cùng quá trình quan sát và phỏng vấn một số CBQL, chúng tôi thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 của HT các trƣờng MN đƣợc thực hiện khá thƣờng xuyên. GV thực hiện các kế hoạch đã xây dựng theo năm, theo tháng, theo tuần, theo ngày khá tốt; việc bố trí GV dạy lớp 5 tuổi đã có sự phù hợp hơn về kinh nghiệm, chuyên môn của bản thân GV đó với hoạt động GD trẻ 5 tuổi. Nội dung đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện hoạt động GD của HT đã thực hiện tích cực, tuy nhiên do điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp nên số trẻ trong một lớp còn khá đông, cơ sở vật chất xuống cấp. Một số GV còn rất máy móc, rập khuôn trong cách xây dựng các hồ sơ, sổ sách chuyên môn.

2.3.3.2. Thực trạng về việc thực hiện nội dung, hoạt động, hình thức, phương pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

*Về nội dung

Bảng 2.7.Thực trạng thực hiện nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Thực hiện thƣờng xuyên Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1 Chuẩn bị về mặt thể chất 69 57,5% 51 42,5% 2 Chuẩn bị về mặt trí tuệ 65 54,2% 55 45,8%

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Thực hiện thƣờng xuyên Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 3 Chuẩn bị về mặt tâm thế 61 50,8% 59 49,2% 4 Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ và giao tiếp 85 70,8% 35 29,2% 5 Chuẩn bị một số KNS cần thiết cho trẻ 78 65% 42 35%

Phân tích số liệu từ bảng thống kê cho thấy, các trƣờng đã thực hiện tƣơng đối đầy đủ các nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1. Trong đó, việc chuẩn bị về ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ và một số KNS cần thiết cho trẻ đƣợc đánh giá cao nhất, lần lƣợt là 70,8% và 65%. Khi đƣợc phỏng vấn sâu về việc chuẩn bị các KNS cho trẻ 5-6 tuổi, các CBQL và GV đều nhấn mạnh việc chuẩn bị PTTC và các KNXH. Cụ thể là, chuẩn bị giúp trẻ thể hiện ý thức về bản thân và thể hiện sự tự tin, tự lực do đây là những tình cảm và kỹ năng nổi bật mà hàng ngày trẻ thể hiện rõ nhất và cũng là yêu cầu cần thiết nhất với trẻ 5-6 tuổi. Do vậy, khi đƣợc hỏi, phần lớn trẻ nói đúng, rành mạch tên, tuổi, giới tình, tên bố, mẹ; trẻ nói đƣợc sở thích của bản thân; biết so sánh mình với các bạn khác trong lớp. Trực tiếp quan sát, cơ bản các trẻ đã biết làm vệ sinh cá nhân, trực nhật, tự chơi; có ý thức cố gắng hoàn thành các công việc đơn giản mà bố, mẹ, cô giáo giao. Trong khi đó, các kỹ năng quan tâm đến môi trƣờng cũng ít đƣợc quan tâm thƣờng xuyên hơn. Do vậy, trên thực tế, còn khá nhiều trẻ không biết nhắc nhở ngƣời khác giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...); khá nhiều trẻ không biết tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nƣớc sau khi dùng, thƣờng xuyên để thừa thức ăn sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn chiều. Một số trẻ vẫn không thực hiện tốt việc bỏ rác đúng nơi quy định, có trẻ thƣờng xuyên vứt vỏ kẹo, vỏ sữa ra nền nhà,... Do vậy, đây là nội dung cần đƣợc chú trọng hơn nữa trong thời gian tới. Khi đƣợc hỏi, cô giáo

Ng.Th.M.T, Hiệu trƣởng trƣờng MN Xuân Lâm cho rằng: “Nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 cần toàn diện hơn, nên chú trọng vào việc xem xét đặc điểm tâm lý, sự phát triển của trẻ, các hoạt động chủ đạo của trẻ để xây dựng nội dung, thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ phù hợp nhất”

Phân tích bảng số liệu cũng cho thấy, nội dung chuẩn bị về mặt tâm thế và trí tuệ cho trẻ ít đƣợc quan tâm hơn. Các thống kê cho thấy, có tới 49,2% ý kiến đƣợc hỏi thực hiện không thƣờng xuyên nội dung chuẩn bị về mặt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi trƣớc khi bƣớc vào lớp 1; 45,8% thực hiện không thƣờng xuyên việc chuẩn bị về mặt trí tuệ cho trẻ 5-6 tuổi. Do vậy, trên thực tế, còn khá nhiều trẻ chƣa thể nhận biết đƣợc tầm quan trọng, các yêu cầu cần thiết khi bƣớc vào lớp 1. Thậm chí, còn một số trẻ thiếu tự tin, sợ phải lên lớp 1. Bên cạnh đó, khả năng về mặt trí tuệ của trẻ khi phân tích, so sánh, phán đoán các sự vật hiện tƣợng trong những trạng thái khác nhau của trẻ cũng còn hạn chế.

*Về hoạt động

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ em 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Thực hiện thƣờng

xuyên

Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Chuẩn bị thông qua hoạt động giáo dục khám phá xã hội, làm quen tác phẩm văn học

106 88,3% 14 11,7%

2 Hoạt động điểm danh trò chuyện sáng

71 59,1% 49 40,8%

3 Chuẩn bị thông qua hoạt động học: hoạt động làm quen với toán, hoạt động khám phá, tạo hình, âm nhạc, làm quen chữ cái, thể dục…

88 73,3% 32 26,7%

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Thực hiện thƣờng xuyên Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 5 Hoạt động góc 77 64,2% 43 35,8%

6 Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 115 95,8% 5 4,2%

7 Các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, tham quan, dã ngoại

74 61,7% 46 38,3%

8 Phối hợp nhà trƣờng và gia đình trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi

65 54,2% 55 45,8%

9 Xây dựng mối quan hệ thống nhất trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi với trƣờng tiểu học

49 40,8% 71 59,1%

Phân tích số liệu điều tra thực tế cho thấy: Việc chuẩn bị cho trẻ thể hiện rõ nhất trong hoạt động giáo dục giúp trẻ ăn, ngủ, vệ sinh (95,8% ý kiến đƣợc hỏi kh ng định sử dụng thƣờng xuyên). Thông qua hoạt động ăn ngủ, trẻ biết tự làm một số việc đơn giản hằng ngày: rửa tay, lau mặt, cách sắp xếp bàn ăn, cách xếp hàng chờ đến lƣợt, cách lấy cơm canh, cách kê ghế, kê bàn, cách lau bàn, chuẩn bị chỗ ngủ cùng các bạn… Đồng thời, trẻ có thể quản lý thời gian, thể hiện kỹ năng lịch sự trong ăn uống từ tốn không đánh, gõ, làm rơi thìa, bát đũa, khi đồ ăn bị rơi rớt thì trẻ biết nhặt gọn vào, không đƣợc chọc vào đồ ăn của bạn, biết động viên các bạn ăn uống. Thực hiện đƣợc một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn khi ngủ, vâng lời ngƣời lớn, muốn đi chơi, đi vệ sinh, ra ngoài,...phải xin phép. Những việc làm hằng ngày này giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp tục củng cố các kiến thức và kỹ năng đã đƣợc hình thành trƣớc đó từ khi còn ở lớp nhà trẻ và mẫu giáo bé.

Việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi cũng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên thông qua khám phá xã hội và làm quen tác phẩm văn học (có 88,3% ý kiến đƣợc hỏi kh ng định là có sử dụng). Đây là những hoạt động giúp cho trẻ chủ yếu về giá trị sống và KNS gắn với lứa tuổi. Thông qua hoạt động khám phá xã

hội GV dạy trẻ những mối quan hệ trong xã hội (cô – trẻ, trẻ - trẻ, trẻ - với các thành viên trong gia đình, với hàng xóm,…), các kinh nghiệm ứng xử, cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua các nhân vật, các hình tƣợng văn học gần gũi đáng yêu trong các tác phẩm văn học, GV sẽ giúp trẻ tiếp thu và học tập theo những nhân vật tốt, tránh xa những nhân vật có hành vi xấu, trên cơ sở đó, trẻ có kỹ năng để làm theo những hành vi tốt mà GV không cần phải giảng giải, giáo điều một cách sáo rỗng cho trẻ nghe; giúp trẻ có khả năng thể hiện sự tự tin khi thực hiện chơi các trò chơi đóng vai trò chủ đề để phát triển trí tuệ có chủ định.

Bên cạnh đó, ở các trƣờng MN trên địa bàn thị xã Sông Cầu hiện nay, các GV cũng thƣờng sử dụng các hoạt động giáo dục khám phá xã hội, làm quen tác phẩm văn học (81,3%). Thông qua đó, giúp trẻ nhận biết đƣợc một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của ngƣời khác; biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, thích, ghét nhân vật trong tác phẩm. Cùng với hoạt động học: Hoạt động làm quen với toán, hoạt động khám phá, tạo hình, âm nhạc, làm quen chữ cái, vận động (73,3%); hoạt động ngoài trời (71,7%).

Chuẩn bị cho trẻ thông qua các hoạt động hoạt động xây dựng mối quan hệ thống nhất trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi với trƣờng tiểu học, phối hợp nhà trƣờng và gia đình trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi cũng không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Thống kê lần lƣợt có 59,1% và 45,8% ý kiến đƣợc hỏi không sử dụng thƣờng xuyên. Điều này cho thấy sự phối hợp với gia đình và các lực lƣợng xã hội để tạo ra sự thống nhất trong chuẩn bị trẻ 5-6 tuổi vẫn chƣa đƣợc tốt trong các trƣờng MN tại địa phƣơng; mối liên hệ giữa bậc học MN và tiểu học thực sự chƣa đƣợc gắn kết chặt chẽ. Đây cũng là cơ sở để để xuất biện pháp ở chƣơng 3.

khóa, tham quan, dã ngoại ở các trƣờng thƣờng ít đƣợc quan tâm, sử dụng hơn so với các hình thức khác. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 40,8% hoạt động điểm danh, trò chuyện sáng và 38,3% các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại không đƣợc GV sử dụng thƣờng xuyên. Trên thực tế, nếu biết cách khơi gợi cho trẻ, sử dụng khai thác hiệu quả hoạt động điểm danh sáng, GV có thể dạy cho trẻ biết tự nhận thức về bản thân, nhận thức về các bạn trong lớp, nhận biết sự khác biệt giữa mình với các bạn, biết quan tâm đến bạn khi bạn nghỉ học, biết cách quan tâm đến bạn, biết cách chia sẻ hỏi thăm khi bạn ốm… Đối với các hoạt động dã ngoại, tham quan, ngoại khóa nếu biết phát huy hiệu quả, GV sẽ giúp trẻ biết khám phá, rèn luyện khả năng so sánh giữa kiến thức đã đƣợc học với thực tiễn, giúp trẻ trải nghiệm thực tiễn, biết cách ứng phó với các tình huống trong cuộc sống, biết hợp tác với mọi ngƣời để làm một việc gì đó,…

Nhìn chung, nhà trƣờng đã quan tâm đến sử dụng đa dạng hóa các hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)