Phải đảm bảo nguyên tắc tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Phải đảm bảo nguyên tắc tính khả thi

Các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 phải dựa trên thực tiễn, có khả năng thực hiện đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Cụ thể:

Các biện pháp phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng, phù hợp với xu thế đổi mới, biến đổi không ngừng của xã hội, đảm

bảo tính liên tục, nhất quán, có khả năng phát triển tốt cho trẻ.

Các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN phải phù hợp với khả năng, năng lực của GV.

Các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1của các em phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi mẫu giáo lớn, tình hình, tƣ duy, trình độ nhận thức của các em.

Các biện pháp phải dựa trên thực tế cơ sở vật chất của trƣờng, lớp, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác giáo dục, chăm sóc trẻ, tránh hình thức, phô trƣơng, thời vụ. Các biện pháp phải trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trƣờng, gia đình, cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể xã hội tại địa phƣơng.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trường mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng MN trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên thì nhân tố quan trọng đầu tiên đó là nhận thức của các chủ thể tiến hành hoạt động này. Nếu các chủ thể hoạt động có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ trong quá trình phát triển hình thành nhân cách của trẻ, thì hoạt động chuẩn bị cho trẻ mới có thể phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp từ tất cả các lực lƣợng liên quan.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức của các chủ thể ở các trƣờng MN trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên về vấn đề này thời gian qua còn nhiều hạn chế. Đội ngũ GV chƣa nhận thức đầy đủ về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ. Một số GV chƣa phát huy hết

tinh thần, trách nhiệm của họ trong việc chuẩn bị. Điều này đƣợc thể hiện thông qua thái độ lao động chƣa thật tận tụy, số ít GV chƣa thể hiện tốt tình yêu thƣơng với trẻ và trách nhiệm lớn của “ngƣời mẹ thứ hai” để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cùng với đó, nhận thức của PHHS về vai trò của chuẩn bị cho trẻ còn rất nhiều hạn chế, thậm chí có phụ huynh coi đây là nhiệm vụ của nhà trƣờng. Do đó, trong hoạt động thực tiễn, dƣờng nhƣ phó mặc cho nhà trƣờng mà không hề có một sự liên hệ, trao đổi, phối hợp nào để giáo dục, rèn luyện con cái.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng cần làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc vai trò của việc trang bị cho trẻ 5-6 tuổi cần thiết, giúp trẻ ý thức tốt về bản thân, thích nghi tốt với môi trƣờng xã hội, tự tin để có thể hòa nhập với xã hội và xa hơn là hòa nhập với sự phát triển của thế giới, định hƣớng trẻ cần thiết để từng bƣớc phát triển cả đức - trí - thể - mỹ.

Một là, các chủ thể quản lý cần làm tốt công tác quán triệt, phổ biến các nộidung có liên quan đến chuẩn bị cho trẻ.

Muốn thực hiện tốt điều này, trƣớc hết phải tăng cƣờng giáo dục cho mọi lực lƣợng trong nhà trƣờng về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 đảm bảo sự sự đồng thuận, nhất trí về mục tiêu, yêu cầu, các kỳ vọng đạt đƣợc. Theo đó, chủ thể quản lý ở các trƣờng MN cần triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, thông tƣ, quy định về chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi tới đội ngũ GV và các lực lƣợng liên quan. Theo đó, thƣờng xuyên quán triệt tinh thần công văn số 463/BGDĐT-GDTX “về việc hƣớng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX” của Bộ GD&ĐT; Thông tƣ 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chƣơng trình Giáo dục MN ban hành kèm theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trƣởng Bộ GDĐT, đã sữa đổi, bổ sung bởi Thông tƣ số 28/2016/TT-BGDĐT ngày

30/12/2016 của Bộ trƣởng Bộ GDĐT;;… qua đó thống nhất nhận thức cho các lực lƣợng tham gia trong và ngoài nhà trƣờng.

Phải xác định rõ trong tập thể sƣ phạm, công tác chuẩn bị cho trẻ là một công tác của nhà trƣờng, của các lực lƣợng giáo dục nhằm xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho trẻ. Hiệu trƣởng cần quan tâm chỉ đạo các lực lƣợng giáo dục thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị một cách có hệ thống, đồng bộ, bảo đảm sự phát triển đồng tâm từ lứa tuổi nhà trẻ đến mẫu giáo lớn để tránh chồng chéo về nội dung, vừa lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách tự nhiên, dựa trên nhu cầu hứng thú của trẻ.

Hai là, các chủ thể quản lý cần phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của GV, học sinh, PHHS và các tổ chức xã hội về chuẩn bị cho trẻ.

Cần tăng cƣờng hiệu quả việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách báo, tạp chí, ti vi, radio để làm công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho các lực lƣợng tham gia. Hàng tuần, thông qua truyền thanh nội bộ tuyên truyền nói rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ trong giai đoạn hiện nay; tổ chức giới thiệu những trang Web hay, có nội dung liên quan đến việc tham gia chuẩn bị cho trẻ; trang bị tài liệu, tạp chí, sách báo phục vụ công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1; tuyên truyền và nhân rộng một số mô hình, cách làm hay về chuẩn bị cho trẻ MN để GV học tập, noi theo. Cùng với đó, phát huy đặc thù của khối MN đó là tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh hàng ngày trong giờ đón trả trẻ. CBQL phải thƣờng xuyên chỉ đạo các GV tăng cƣờng trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nắm tình hình trẻ, mức độ tiến bộ của trẻ trong việc đáp ứng Chuẩn trẻ 5 tuổi; phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của các loại biển, bảng tại mỗi cửa lớp để thông tin đến PHHS về các cách thức, phƣơng pháp nhằm chuẩn bị cho trẻ. Thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trƣờng và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình của trẻ, GV và

CBQL nhà trƣờng cần nhắc nhở gia đình phối hợp cùng nhà trƣờng cho trẻ mọi lúc, mọi nơi để tạo thành thói quen, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.

Thƣờng xuyên lồng ghép nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ tới các CBQL, GV thông qua các cuộc vận động và các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Dân chủ - Kỷ cƣơng - Tình thƣơng - Trách nhiệm”, “Nhà trƣờng văn hóa - nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực hiện “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT; “Học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về công tác chuẩn bị cho CBQL, GV. Cùng với đó, phát động các cuộc thi đua nhân các ngày lễ lớn trong năm, tổ chức các buổi lễ hội chu đáo, trang trọng và ấn tƣợng, qua đó tạo điều kiện để trẻ đƣợc thực hành, tham gia trải nghiệm, học tập để trẻ đƣợc chia sẻ, thực hành hợp tác với ngƣời khác, nhen lên những tình cảm gắn bó, yêu thƣơng với trƣờng, lớp, với gia đình, thầy cô và bạn bè xung quanh mình.

Tổ chức cho các thầy cô và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham quan, giao lƣu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình, những mô hình giáo dục KNS hay, sáng tạo, thiết thực;… để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung, hình thức, biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi cho phù hợp với đơn vị mình.

Tăng cƣờng hơn nữa các biện pháp kích thích, động viên về tinh thần để các lực lƣợng tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nhằm chuẩn bị cho học sinh. Tổ chức các hội nghị tuyên dƣơng, khen thƣởng những gia đình văn hóa tiêu biểu. Chủ động tham mƣu, phối hợp với Hội phụ nữ, Hội khuyến học của xã, thị xã, các trung tâm dạy KNS trên địa bàn thị xã để tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, hƣớng dẫn cách nuôi dạy con cái trong gia đình, hoặc cách giải quyết những tình huống khó xử xảy ra giữa ngƣời lớn và trẻ em hàng

này; triển khai sâu, rộng, thực chất phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, từ đó huy động và phát huy đƣợc vai trò của gia đình trong chăm sóc, giáo dục con cái nói chung, chuẩn bị nói riêng cho trẻ.

* Điều kiện thực hiện

Nội dung, tài liệu tuyên truyền phải đƣợc chuẩn bị chu đáo từ trƣớc, bảo đảm ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với trình độ nhận thức của mọi thành viên trong cộng đồng.

Nội dung các bản tin, hình ảnh, pano, khẩu hiệu tuyên truyền phải dễ nhớ, dễ hiểu và gây đƣợc ấn tƣợng, đƣợc đặt ở những nơi dễ quan sát nhƣ: Bảng tin của nhà trƣờng, bảng tin của các lớp, tƣờng lớp học...

Công tác tuyên truyền phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục.

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trường mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay trường mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Việc lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên sẽ giúp cho các trƣờng có cái nhìn tổng quát về nội dung chƣơng trình, cũng nhƣ lựa chọn các hình thức, biện pháp chuẩn bị đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của chƣơng trình, đƣa chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng đi đúng hƣớng và ngày càng phát triển. Đồng thời, giúp cho GV chủ động nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ nội dung của từng lĩnh vực, từng hoạt động, bài giảng, cải tiến nghiên cứu đổi mới phƣơng pháp dạy học với phƣơng châm “Lấy trẻ làm trung tâm”, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại trƣờng, lớp và khả năng nhận thức của trẻ, nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ 5-6 tuổi đáp ứng chuẩn đầu ra.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Một là, tổ chức khoa học việc xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho trẻ. Muốn thực hiện tốt điều này, phải xác định các bƣớc tiến hành cụ thể. Trong đó chú trọng:

Trƣớc hết là khảo sát kỹ tình hình về nhân lực, vật lực và tài lực trong nhà trƣờng trƣớc khi bắt đầu năm học mới để xây dựng kế hoạch. Sau khi tuyển sinh, dựa vào hồ sơ và những thông tin lấy đƣợc từ phía học sinh, bƣớc đầu phân loại học sinh, đặc biệt lƣu ý các em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Tiến hành rà soát nhân sự, phân công chuyên môn, phân công GV chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi phải là những ngƣời có trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy. Thống kê, kiểm tra lại cơ sở vật chất, các phƣơng tiện phục vụ cho dạy và học, các phƣơng tiện cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chuẩn bị tốt nhất theo khả năng của nhà trƣờng hiện có. Trên cơ sở này, CBQL xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ toàn trƣờng nói chung, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi.

Tiến hành nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành sở, phòng GD&ĐT thị xã về quy chế chuyên môn, nhiệm vụ năm học, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học đó, quy định chuẩn đầu ra đối với trẻ 5 tuổi,… để xây dựng kế hoạch quản lý. Bảo đảm kế hoạch xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả mong đợi, thời gian, nội dung, hình thức, biện pháp, lực lƣợng tiến hành và cơ sở vật chất bảo đảm.

Phát huy tốt vai trò của tổ chuyên môn, tổ trƣởng tổ chuyên môn trong việc tham mƣu xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ bảo đảm sát đúng ngƣời, đúng việc, khai thác đƣợc thế mạnh của từng GV.

Sau khi xây dựng kế hoạch cần thông qua Tổ chuyên môn và Hội đồng sƣ phạm, lấy ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong Hội đồng sƣ phạm để hoàn chỉnh lại kế hoạch trƣớc khi đƣa vào tổ chức thực hiện.

Hai là, chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ởcác trƣờng MN đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu và tổ chuyên môn thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, phƣơng pháp chuẩn bị cho trẻ, chú ý đến tính phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi từ 5-6. Khai thác nội dung gần gũi phù hợp với trẻ. Tập huấn cho cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trƣờng về cách áp dụng,

xây dựng nội dung, hình thức và phƣơng pháp tiến hành theo hƣớng đổi mới. Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp hình thức tổ chức các hoạt động học và hoạt động khác theo hƣớng: “lấy trẻ làm trung tâm”. Khuyến khích GV hãy giao tiếp với trẻ thật nhiều để hiểu đƣợc nhu cầu, mong muốn của trẻ. Ch ng hạn, khi trẻ có biểu hiện khóc lóc hay khó chịu với mọi thứ xung quanh, GV hãy quan tâm, động viên chia sẽ với trẻ, thực hiện các chỉ dẫn cần thiết, trao cho trẻ những cái ôm, hôn,… việc làm này giúp cho trẻ hiểu đƣợc trong cuộc sống nên biết chia sẻ cảm xúc với ngƣời khác, biết quan tâm, động viên ngƣời khác, biết vƣợt qua những thử thách của cuộc sống, sẵn sàng tâm thế để bƣớc lên bậc học cao hơn. Hãy tạo môi trƣờng thật sự thoải mái để giúp trẻ thân thiện với mọi ngƣời xung quanh, nhƣng cũng phải dạy cho trẻ những quy tắc cơ bản nhƣ sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực để ngƣời khác không khó chịu, thân thiện với thú cƣng và với các bạn xung quanh, biết chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn. Khuyến khích trẻ mở rộng quan hệ bạn bè thông qua tổ chức các trò chơi chung, yêu cầu trẻ chỉ dùng lời nói để tác động lên ngƣời khác thay vì các hành động bạo lực, khuyến khích trẻ nói lời xin lỗi khi gây tổn thƣơng cho ai đó, hay làm việc gì sai đối với mọi ngƣời xung quanh, biết cảm ơn khi ai đó giúp đỡ mình. GV phải thƣờng xuyên lắng nghe trẻ nói về cảm xúc của mình, đồng thời giúp trẻ nghe và hiểu về cảm xúc của ngƣời khác khi tham gia trò chơi, khi điểm danh sáng,…

Tăng cƣờng giám sát chặt chẽ công tác chuẩn bị giáo án của GV, bảo đảm xác định rõ mục đích, yêu cầu của chƣơng trình, xác định kỹ năng, nhận thức, phát triển năng lực trí tuệ, óc quan sát... cần rèn cho trẻ, nêu rõ từng hoạt động của cô và trẻ, các kiến thức trọng tâm cần cung cấp, sắp xếp thứ tự logic, có minh họa hình ảnh sinh động, gần gũi với đời sống thực tế, luôn kích thích trẻ húng thú tham gia vào các hoạt động để trẻ đƣợc thể hiện, đƣợc trải

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)