8. TIÊN LƯỢNG
9.3. Cấp cứu tại tuyến chuyên khoa :
Tùy thuộc vào tính chất cấp cứu (nặng, vừa hay nhẹ), vị trí dị vật mà lựa chọn phương pháp tối ưu để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Khó thở nặng, tối cấp cứu : Soi thanh quản trực tiếp, có thể dùng Mac Instosh hoặc ống soi Chevalier – Jackson, dùng kẹp gắp dị vật ra.
Khó thở vừa, bán cấp : Cho thở oxy, hồi sức rồi soi thanh khí phế quản hoặc mở khí quản cấp cứu tùy theo kinh nghiệm phẫu thuật viên và cơ sở vật chất
Khó thở nhẹ, không khó thở : Cho làm xét nghiệm, chuẩn bị dụng cụ phù hợp rồi mới soi.
Dị vật ở thanh quản – khí quản
Không khó thở hoặc khó thở độ I → Nội soi gắp dị vật
Khó thở độ II trở lên → Nên mở khí quản, soi gắp dị vật Dị vật ở phế quản : Soi thanh khí phế quản gắp dị vật
Cụ thể :
Dị vật đến sớm có thể tiền mê, tê tại chỗ, dị vật đến muộn nên gây mê, giãn cơ tốt.
Dị vật là hạt dễ vỡ : Dùng pince đầu hơi cong, có phần mở ra để kẹp lấy dị vật mà không làm vỡ
Dị vật là các mảnh kim loại hoặc nhựa : Dùng pince cá sấu
Dị vật sống :
Dùng pince cá sấu kẹp chặt lấy dị vật rồi phun xylocain 6%, dị vật sẽ nhả ra rồi nhanh chóng kéo dị vật ra ngoài
Chú ý không cố kéo dị vật ra khi chưa nhả giác bám vì gây tổn thương niêm mạc, co thắt thanh quản → rất nguy hiểm.
DVĐT bị bỏ qua :
Tiến hành nội soi sớm khi :
Thể trạng BN cho phép
Không khó thở, không suy hô hấp
Hình thái và vị trí dị vật thuận lợi
Phải hồi sức tốt, điều trị nội khoa ổn định rồi mới soi khi :
Thể trạng BN kém, suy kiệt, khó thở, nhiều biến chứng phối hợp như nhiễm trùng nặng, viêm phổi nặng, tràn dịch tràn khí màng phổi …
Mở khí quản trước khi soi khi :
Hình thái dị vật phức tạp, tiên lượng gắp khó khăn, thời gian kéo dài. Sau soi cần kiểm tra các tổn thương phối hợp, đảm bảo không để sót dị vật.