CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút đầu tƣ vào Khu kinh tế Nhơn
3.2.4. Giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư ở Bình Định hiện nay là một yêu cầu vừa mang tính cấp bách vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Trong những năm qua, Bình Định đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của địa phương.
Tuy nhiên, Chiến lược đào tạo nghề chưa theo kịp với yêu cầu ngày càng cao về trình độ chuyên môn của các đối tác đầu tư, tác phong của người lao động chưa thích ứng với môi trường sản xuất kinh doanh, quản lý hiện đại, năng lực chưa phù hợp với công nghệ của các dự án đầu tư. Nói cách khác công tác đào tạo nghề chậm được đổi mới, chưa gắn với yêu cầu của thị trường sức lao động. Số lượng lao động được đào tạo nghề chưa nhiều, trang thiết bị của các trường, các trung tâm đào tạo nghề còn thiếu và lạc hậu so với những công nghệ đương đại.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bình Định hiện nay cần hướng vào các giải pháp cơ bản sau:
- Thực hiện công tác dự báo về nguồn lực, lĩnh vực lao động đối với một số ngành mũi nhọn mà tỉnh Bình Định đã và đang kêu gọi đầu tư, làm cơ sở để cho các cơ sở đào tạo lập kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Ưu tiên các nguồn lực, đặc biệt tranh thủ nguồn ODA để tăng cường và củng cố các cơ sở đào tạo lao động các Trung tâm dạy nghề của tỉnh, tiến tới thành lập các trung tâm dạy nghề có tầm cỡ khu vực và quốc tế để đào tạo nguồn lao động để cung ứng cho các doanh nghiệp trong KKT Nhơn Hội. Nghiên cứu kết hợp nhiều nguồn lực giữa trung ương, địa phương, các doanh nghiệp và tất cả các thành phần kinh tế mở rộng mạng lưới đào tạo nghề. Công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường dạy nghề cũng cần được chú trọng. Đào tạo những chuyên gia có trình độ, tay nghề cao về cả trình độ chuyên môn và kỹ thuật thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế theo hướng liên kết với các công ty đa quốc gia để đưa người ra nước ngoài lao động.
- Xây dựng các chính sách phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao, các ngành liên quan đến dịch vụ du lịch, may mặc...
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đầu tư tại KKT trên cơ sở khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực theo hình thức IPP (Doanh nghiệp- Nhà nước- Nhà trường) để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động theo định hướng của thị trường lao, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư vào KKT.
- Có chính sách thu hút nhân tài mạnh hơn nữa để thu hút nhân lực cao cấp về làm việc trên các lĩnh vực liên quan đến hoạt động thu hút vốn vào KKT Nhơn Hội.
Như vậy, cần gửi học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đi nước ngoài đào tạo bậc đại học, cán bộ đương chức đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.
- Các cơ quan nhà nước phối hợp với các trường đào tạo nghề dự đoán các nhu cầu đào tạo, đảm bảo cho các ngành nghề đào tạo ở trường, các trung tâm phù hợp với nhu cầu lao động từng thời kỳ phát triển KTXH của Bình Định theo hướng: Chú trọng đào tạo nghề gắn với thực tiễn, đảm bảo chất lượng tay nghề của người được đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. Đào tạo gắn liền với nguồn nhân lực địa phương tránh được các trường hợp biến động về lao động cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- UBND tỉnh cần vận dụng nguồn vốn từ chương trình quốc gia giải quyết việc làm và gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để đổi mới một cách toàn diện hệ thống các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề hiện có của tỉnh theo hướng đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại, cập nhật các thế hệ công nghệ mới. Đón đầu yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư để đào tạo người lao động phù hợp với yêu cầu của thị trường sức lao động. kết hợp học đi đôi với hành bằng cách liên kết với các cơ sở, các nhà máy ở các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn để xây dựng kế hoạch thực tập theo hướng tăng thực hành cho học viên, tránh tình trạng học viên được đào tạo ra trường nhưng kỹ năng thực hành kém và xa lạ với chính những công nghệ, dây chuyền sản xuất mà họ được đào tạo.
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động đầu tư, Bình Định cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ mà trước hết là cán bộ của ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế có trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học giỏi... để đáp ứng yêu cầu hoạt động thu hút đầu tư. Cần tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp đối với từng công việc, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại. Cần có chính sách gửi cán bộ tham gia thực tập tại các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn của các tỉnh, thành vì đó là điều kiện và môi trường tốt cho cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết công việc để tăng thêm kiến thức thực tiễn.
- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp, chủ động tạo ra sự liên kết với các nhà đầu tư để xây dựng kế hoạch đào tạo công nhân có trình độ tương thích với công nghệ của dự án, bảo đảm người lao động sau khi đào tạo ra nghề thực sự làm được việc ngay, đồng thời có khả năng tiếp tục tự bồi dưỡng thêm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của những dự án đầu tư tại KKT Nhơn Hội.
- Bên cạnh việc đào tạo nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, đặc biệt là luật lao động để họ có thể xỏc định rừ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia làm việc trong các doanh nghiệp nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trên cơ sở các dự án đã được đầu tư, tỉnh cần có chính sách khuyến khích và cơ chế đãi ngộ thoả đáng để động viên và thu hút con em trong tỉnh sau khi tốt nghiệp các trường trở về công tác tại địa phương, thu hút lao động có tay nghề cao, các chuyên gia, công nhân kỹ thuật giỏi đến làm việc tại các doanh nghiệp ở KKT.
- Thực hiện chương trình liên kết đào tạo:
+ Khai thác năng lực của các trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo của tỉnh hay liên kết Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học FPT Quy Nhơn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,... để giúp các doanh nghiệp đào tạo một cách cơ bản về đội ngũ quản lý và sản xuất. Ngoài ra Ban quản lý KKT tỉnh có kế hoạch liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp... của
tỉnh trong việc khảo sát nhu cầu các ngành nghề cần tuyển dụng tại KKT để từ đó có kế hoạch cho việc đào tạo phù hợp với những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp yêu cầu cho từng bộ phận, từng công việc.
+ Các trường đào tạo cần phải phải xây dựng chương trình riêng để đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt trong KKT như cán bộ quản lý nhân sự, quản đốc phân xưởng, chuyền xưởng, tổ trưởng nắm được luật pháp Việt Nam, phong tục tập quán từng quốc gia đầu tư trong KKT, hiểu biết thêm về một số nét văn hoá của người nước ngoài nhằm tạo mối quan hệ tốt trong công việc, cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp giữa các doanh nghiệp với người lao động Việt Nam.
+ Tỉnh cần đề cao vai trò to lớn của các tổ chức, hiệp hội, các trường đào tạo ở nước ngoài, vì những nơi này đã và đang tiếp nhận đặt hàng đào tạo lao động kỹ thuật cao của các DN đầu tư trong và ngoài nước. Điều này khẳng định sức mạnh từ các tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ chương trình liên kết đào tạo, chương trình giảng dạy, nhất là đào tạo nhân viên kỹ thuật, dần tiến tới thay thế lao động nước ngoài bằng lao động Việt Nam.
- Xây dựng chính sách về tuyển dụng, đãi ngộ.
+ Có chính sách cụ thể thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là người Việt Nam hoặc người nước ngoài vào làm việc tại KKT thông qua: chế độ tiền lương, thu nhập, thuế thu nhập; ưu đãi về nhà ở và phương tiện làm việc.
+ Nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách thu hút, đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề có tính đến yếu tố đào tạo nghề trong các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, các chính sách quan trọng như: tiền lương, tiền thưởng, chính sách nhà ở, chính sách đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật ở trong và ngoài nước.
- Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động với nhiều hình thức khác nhau để đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng thực hành tốt, đội ngũ các nhà quản lý, kinh doanh đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Cung cấp dịch vụ sinh hoạt cho người lao động một cách tốt nhất tại các khu nhà trọ cạnh KKT.
- Tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong việc cung ứng lao động có tay nghề và định hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển nền công nghiệp hiện đại của đất nước. Gắn công tác đào tạo này với Chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Các chính sách xã hội, lao động nhất là chính sách về bảo hiểm thất nghiệp cần sớm xem xét cho phù hợp vối thực tiễn, nhằm ngày càng khẳng định tính ưu việt, tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng cũng cần chặt chẽ hơn để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng hưởng lợi, gây mất ổn định, tạo sự dịch chuyển lao động giữa các doanh nghiệp, nhất là lao động Hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KKT phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động, tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh gắn với nâng cao trách nhiệm đối với quyền lợi của người lao động và của cộng đồng.
- Để tạo nguồn nhân lực bền vững, điều đó cần phải được thực hiện tốt từ phía chủ doanh nghiệp (thông qua chính sách về tiền lương, bữa ăn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động) và từ phía các tổ chức đoàn thể. Hiện nay, đa số lao động tại KKT Nhơn Hội là người nhập cư, ở độ tuổi thanh niên, nữ giới chiếm đa số, nên gặp khó khăn về chỗ ở và thiếu thốn về đời sống vật chất, tinh thần. Việc chăm lo đời sống, hỗ trợ và tạo điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân sẽ tạo sự ổn định nguồn nhân lực ở các KKT.
- Tỉnh cần tạo dựng những mối liên hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong KKT với các trường đại học, trường dạy nghề trên địa bàn và vùng để tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hằng năm, thành phố giao cho các trường đào tạo đóng trên địa bàn một số chỉ tiêu định hướng cho các KKT hoặc theo đăng ký của Ban quản lý KKT với những cơ chế ưu đãi kèm theo và chế độ tuyển dụng sau khi tốt nghiệp cụ thể.
- Tạo mối liên kết giữa tỉnh, các doanh nghiệp trong KKT và Trường để mở các lớp đào tạo tại trường hoặc ngay trong doanh nghiệp. Tạo điều kiện hình thành các trung tâm dạy nghề ngay trong các KKT. Ưu tiên những chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tế đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Phát triển các dịch vụ tư vấn cung cấp lao động, đồng thời có biện pháp quản lý tốt hoạt động dịch vụ này cho KKT: Các cơ sở dịch vụ tư vấn sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động cũng như giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo lao động.