7. Cấu trúc khoá luận
3.4. Tổ chức thực nghiệm
- Bƣớc 1: Thành lập tổ thực nghiệm gồm: Giáo viên phụ trách môn Tiếng Việt ở lớp thực nghiệm, tổ trƣởng tổ 4, 5, phụ trách chuyên môn.
- Bƣớc 2: Trình bày một số biện pháp dạy học tích hợp các văn bản thơ trong phân môn Tiếng Việt từ góc nhìn phê bình sinh thái, giúp các giáo viên trong tổ thực nghiệm nắm bắt đƣợc nội dung, phƣơng pháp và ý tƣởng thực nghiệm. Nêu ra các thiết kế dạy học thực nghiệm để giáo viên nghiên cứu và cho ý kiến tham khảo.
- Bƣớc 3: Kiểm tra trƣớc thực nghiệm (học sinh cả hai nhóm đối tƣợng thực hiện trên cùng một đề kiểm tra).
- Bƣớc 4: Tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng
+ Nhóm thực nghiệm: Tham khảo ý kiến giáo viên phụ trách môn
Tiếng Việt nhóm thực nghiệm. Sau đó trao đổi, nghiên cứu thiết kế bài học theo hƣớng tích hợp từ quan điểm phê bình sinh thái và tiến hành dạy học theo các biện pháp, thiết kế hoạt động đã đƣợc đề xuất.
+ Nhóm đối chứng: Tham khảo ý kiến giáo viên phụ trách môn Tiếng Việt nhóm đối chứng. Sau đó trao đổi, nghiên cứu giáo án và tiến hành dạy học dƣới các hình thức truyền thống bình thƣờng theo chƣơng trình tiếp cận nội dung dã đƣợc thiết kế trƣớc đây.
- Bƣớc 5: Kiểm tra sau thực nghiệm (học sinh cả hai nhóm đối tƣợng thực hiện trên cùng một đề kiểm tra).
- Bƣớc 6: Tiến hành xử lí, so sánh, nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá qua hai phƣơng thức:
- Đánh giá định tính: quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh nhóm thực nghiệm; đánh giá về hứng thú học tập của học sinh.
+ Mức độ thích: Chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu, tích cực làm bài, không làm việc riêng trong giờ.
+ Mức độ bình thƣờng: Nghe cô giáo giảng bài, làm các nhiệm vụ đƣợc giao trong giờ học, không làm chuyện riêng trong giờ.
+ Mức độ không thích: Không chú ý nghe giáo viên giảng, không phát biểu ý kiến xây dựng bài, không làm các nhiệm vụ đƣợc giao trong tiết học, làm việc riêng trong giờ.
- Đánh giá định lƣợng kết quả thực nghiệm: các số liệu, thông tin đƣợc tập hợp và xứ lí thông qua so sánh tỉ lệ các thang xếp loại hoàn thành tốt – hoàn thành - chƣa hoàn thành.
3.5.1. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm
Kết quả đánh giá định tính kết quả thực nghiệm đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8 . Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Các tiêu chí đánh giá
Trƣớc thử nghiệm Sau thử nghiệm
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Học sinh hiểu được lợi ích môn Tiếng Việt đối với bảo vệ môi trường
20 58,8 31 91,1
Học sinh hứng thú tham gia các hoạt động học tập môn Tiếng Việt với nội dung về thiên nhiên
26 76,5 33 97,1
Học sinh có khả năng bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến môi trường, thiên nhiên trong bài học môn Tiếng Việt
24 70,6 32 94,1
Học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học về môi trường vào cuộc sống
21 61,8 30 88,2
Học sinh có kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác tốt trong quá trình học
20 58,8 28 82,3
Học sinh có thái độ học tập tốt, làm bài kiểm tra nghiêm túc, trình bày khoa học, sạch đẹp
Kết hợp với việc quan sát, thăm dò ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy: - Về phía học sinh:
+ Các em hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động học tập
+ Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết các câu hỏi và trình bày ý kiến cá nhân sôi nổi.
+ Ngoài ra nhóm học sinh thực nghiệm có tốc độ phản ứng nhanh hơn trƣớc các vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học; cách xử lý tình huống khoa học và sáng tạo.
- Về phía giáo viên: các thầy cô giáo đều khẳng định rằng: việc thực hiện các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học này đã giúp đánh giá học sinh một cách toàn diện, khách quan hơn về các kĩ năng, năng lực học tập. Tính tích cực, chủ động học tập của các em trong quá trình học đƣợc nâng lên rõ rệt: các em hứng thú học tập hơn đối với các bài học Tiếng Việt có nội dung liên quan đến thiên nhiên, môi trƣờng; khả năng nhận thức, thái độ ứng xử với môi trƣờng của các em cũng có sự thay đổi rõ rệt theo hƣớng tích cực.
3.5.2. Đánh giá định lƣợng kết quả thực nghiệm
Tôi tiến hành kiểm tra chất lƣợng của nhóm thực nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy và hoạt động đã đƣợc thiết kế.
Kết quả kiểm tra cho thấy số lƣợng bài làm đạt mức độ hoàn thành tốt - hoàn thành tăng lên. Điều này khẳng định việc bƣớc đầu sử dụng các biện pháp, tổ chức các hoạt đông, thiết kế bài học để dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái đã đem lại hiệu quả nhất định trong quá trình dạy học ở Tiểu học.
Bảng 3.9. Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh sau khi thực nghiệm
Nhóm Số bài kiểm tra Mức độ Hoàn thành
tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thực nghiệm (5A) 34 12 35,3 21 61,8 1 2,9 Đối chứng (5C) 34 8 23,5 23 67,6 3 8,9
Tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ vào mức độ học sinh nhận thức, trình bày trong bài kiểm tra; phân loại theo ba mức: Hoàn thành tốt – Hoàn thành – Chƣa hoàn thành
Từ bảng so sánh trên có biểu đồ thể hiện cụ thể:
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh sau khi thực nghiệm
35.3 61.8 2.9 23.5 67.6 8.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Thực nghiệm Đối chứng
Dựa vào bảng thống kê và biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra trƣớc và sau khi thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, có thể thấy: đã có những dấu hiệu tích cực qua thời gian thực nghiệm.
- Tỉ lệ bài kiểm tra chƣa hoàn thành ở nhóm thực nghiệm đã giảm đi (giảm 5,9%), tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt – hoàn thành tăng lên đáng kể (tăng 5,9%) sau khi tiến hành thực nghiệm.
- Kết quả của nhóm đối chứng không có sự thay đổi nhiều so với trƣớc thực nghiệm, có xu hƣớng giảm tỉ lệ số bài hoàn thành tốt.
Điều này có thể cho chúng ta nhận thấy những hiệu quả nhất định mang lại sau thời gian thực nghiệm với việc sử dụng các biện pháp, tổ chức hoạt động, thiết kế bài học theo quan điểm phê bình sinh thái nhằm giáo dục môi trƣờng cho học sinh Tiểu học.
3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
Trên cơ sở phân tích các kết quả thu đƣợc trƣớc và sau khi thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái đã thu đƣợc những kết quả tích cực nhƣ sau:
- Các em học sinh nhận thức đƣợc mối liên hệ giữa môn Tiếng Việt với môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng.
- Từ đó, các em đã biết bày tỏ ý kiến của mình trƣớc các vấn để liên quan đến tự nhiên, sinh thái đang đƣợc quan tâm.
- Các em cũng đã biết cách biến những gì mình đƣợc học tập trở thành những hành động thiết thực để bảo vệ môi trƣờng xung quanh.
Bên cạnh đó, các biện pháp tổ chức dạy học đƣợc vận dụng trong nhóm thực nghiệm đều mang tính khả thi, đều đƣợc học sinh đón nhận một cách nhiệt tình, hứng thú.
Nếu thực hiện tốt các biện pháp này sẽ giúp cho học sinh hứng thú học tập trong quá trình học tập, phát triển khả năng tƣ duy độc lập, suy nghĩ
sáng tạo, tự tin trong giải quyết các vấn đề; đặc biệt là giúp học sinh Tiểu học có ý thức sinh thái phù hợp với lứa tuổi của các em, cụ thể là ý thức bảo vệ môi trƣờng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Sau khi xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung và cách thức tổ chức thực nghiệm; tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại lớp 5A trƣờng Tiểu học Tiên Cát trong học kì II năm học 2020 - 2021.
Trong quá trình thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng: học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao trong giờ học và ngoài giờ học, tích cực trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến của cá nhân trong giờ học, tỉ lệ học sinh có bài kiểm tra đạt mức hoàn thành tốt và hoàn thành ở nhóm thực nghiệm cao.
Từ kết quả thực nghiệm có thể khẳng định:
- Các hoạt động dạy học đƣợc thiết kế trong khoá luận phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của học sinh.
- Các thiết kế bài học, hình thức dạy học đƣợc thiết kế trong khoá luận có thể thực hiện đƣợc trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm truyền tải những thông điệp vì môi trƣờng đến học sinh, khiến các em có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trƣờng.
- Các hoạt động, hình thức dạy học này đều có tính khả thi và mang lại hiệu quả. Nếu giáo viên áp dụng các biện pháp dạy học tích hợp môn Tiếng Việt theo quan điểm phê bình sinh thái thƣờng xuyên hơn nữa thì sẽ đạt đƣợc rất nhiều kết quả tốt hơn nữa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong xã hội hiện đại, với tốc độ đô thị hóa và sự ỷ lại vào khoa học - kĩ thuật, con ngƣời ngày càng khai thác tự nhiên một cách quá mức, khiến cho tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Lý thuyết phê bình sinh thái nổi lên khi biến đổi khí hậu, sự xuống cấp về môi trƣờng không chỉ đơn thuần là vấn đề của dân tộc hay quốc gia mà đã ảnh hƣởng đến toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Nó truy tìm nguồn gốc của những nguy cơ sinh thái mà chúng ta đang phải đối mặt, từ đó đƣa ra những đề xuất để thay đổi môi trƣờng. Phê bình sinh thái cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng môi trƣờng hiện tại là do tƣ tƣởng “con ngƣời là trung tâm” tồn tại trong văn hóa của loài ngƣời, là nguồn gốc của việc thống trị tự nhiên, bóc lột tự nhiên. Từ việc phê phán tƣ tƣởng ấy, phê bình sinh thái hƣớng con ngƣời đến nhận thức: con ngƣời chỉ là một phần trong toàn bộ hệ sinh thái, các thực thể tự nhiên khác tồn tại trong sinh quyển cũng có vai trò địa vị chứ không phải hoàn toàn câm lặng, mất tiếng nói. Con ngƣời cần xác nhận lại mối quan hệ cộng sinh với tự nhiên. Điều đó không làm hạ thấp vai trò của con ngƣời mà suy cho cùng là để bảo vệ lợi ích sinh thái và sự bền vững của nhân loại. Đồng thời, phê bình sinh thái tạo ra những cách nhìn mới về chủ nghĩa nhân văn, chứ không phải chỉ tôn vinh con ngƣời nhƣ chúa tể muôn loài; nhân văn hóa con ngƣời bằng thái độ biết cảm thông với thiên nhiên, biết cúi xuống khi tự nhiên bị thƣơng tổn, bảo vệ tự nhiên và yêu quý những sinh mệnh của vạn vật xung quanh.
Giáo dục môi trƣờng không phải chỉ tiến hành ngoài xã hội, mà nó phải đƣợc thực hiện ngay chính trong các trƣờng phổ thông, đặc biệt là ở cấp Tiểu học. Đối với bậc Tiểu học việc giáo dục nội dung này đƣợc tiến hành tích hợp vào môn học trong chƣơng trình, trong đó có môn Tiếng Việt. Dạy học tích hợp đƣợc hiểu là những hoạt động của học sinh, dƣới sự tổ chức và hƣớng dẫn của giáo viên, huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình
thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết. Hơn nữa, còn tồn tại thực trạng đó là nhiều thầy cô còn gặp lúng túng trong việc tích hợp giáo dục môi trƣờng vào bài dạy của mình. Vậy vấn đề đặt ra là: cần phải làm nhƣ thế nào để vừa không làm mất đi vai trò chính của môn Tiếng Việt vừa đảm bảo tích hợp nội dung môi trƣờng một cách hợp lí?
Việc vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào tìm hiểu các văn bản thơ có trong phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã mang lại nhiều tác động tích cực. Nó trang bị cho giáo viên những công cụ hữu hiệu để tích hợp một cách hợp lí nội dung giáo dục môi trƣờng vào môn Tiếng Việt. Thông qua các văn bản thơ có đề cập tới vấn đề sinh thái trong chƣơng trình; kết hợp với sự hƣớng dẫn của giáo viên từ lí thuyết của phê bình sinh thái, để hình thành ý thức sinh thái cho học sinh, bồi dƣỡng tình yêu với tự nhiên ở các em, thay đổi nhận thức về môi trƣờng. Tiến tới tƣơng lai có cả một thế hệ biết sống hòa hợp với thiên nhiên.
Để tiến hành dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái có hiệu quả, trƣớc tiên cần trang bị cho đội ngũ giáo viên phụ trách giảng dạy phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học những kiến thức liên quan về lí thuyết phê bình sinh thái. Có nhƣ vậy giáo viên mới có thể khai thác hết đƣợc nội dung môi trƣờng đƣợc tích hợp trong bài học. Đối với học sinh, việc dạy tích hợp theo quan điểm này đƣợc tiến hành theo hai con đƣờng chính: tích hợp thông qua các tiết học trên lớp và tích hợp thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Các biện pháp dạy học tích hợp các văn bản thơ trong phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo quan điểm phê bình sinh thái đƣợc tiến hành thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Tiên Cát – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Sau thời gian thực nghiệm đã thu boạch đƣợc rất nhiều kết quả tích cực: học sinh hứng thú tham gia học tập, các em biết bày tỏ quan điểm cá nhân và biết cách giải quyết các vấn đề về môi trƣờng. Từ đó có thể khẳng định các
biện pháp đƣợc đề xuất trong khoá luận có khả năng thực hiện đƣợc trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm truyền tải những thông điệp về môi trƣờng đến học sinh. Từ đó nâng cao ý thức sinh thái cho các em. Điều này góp phần chứng thực tính khả thi của khoá luận.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục
Quan tâm kip thời, tạo điều kiện hơn nữa cho việc đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng học và trang thiết bị dạy học cho các truờng, góp phần tạo môi truờng học tập thuận lợi cho quá trình dạy học.
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học về lí thuyết phê bình sinh thái, cơ sở và những ứng dụng thực tiễn của quan điểm dạy học tích hợp.
2.2. Đối với giáo viên Tiểu học
Cần trang bị cho giáo viên Tiểu học cơ sở lí luận về dạy học tích hợp và quan điểm phê bình sinh thái để vận dụng trong quá trình dạy học, góp phần giáo dục ý thức báo vệ môi truờng cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong quá trình vận dụng các nội dung dạy học và hình thức tổ chúc day học cần đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hƣớng tiếp cận năng lực học sinh.
Rút kinh nghiệm và tiếp tục đề xuất các giải pháp dạy học phù hợp với từng trƣờng, góp phần bổ sung hoàn thiện cơ sở lí luận về dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái.