Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục mô

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp các văn bản thơ trong phân môn tiếng việt ở tiểu học từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 60)

7. Cấu trúc khoá luận

2.2.3. Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục mô

trƣờng cho học sinh tiểu học

Hoạt động trải nghiệm chính là hình thức học tập ngoài giờ lên lớp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những kiến thức học tập sinh động, đa dạng, phong phú và góp phần nâng cao chất lƣợng học tập.

Tham gia hoạt động trải nghiệm về Tiếng Việt, học sinh có điều kiện sử dụng tiếng Việt trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Nội dung hoạt

động ngoại khoá thƣờng liên quan tới nội dung học tập trong chƣơng trình, phù hợp với hoàn cảnh của địa phƣơng và đặc điểm các em tham gia. Do đó nó không chỉ giúp học sinh khắc sâu kiến thức, các hoạt động này còn giúp các em có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế, đƣợc trực tiếp giao lƣu với môi trƣờng xung quanh. Đây đƣợc xem là một trong những con đƣờng hiệu quả để vận dụng quan điểm phê bình sinh thái vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.

Về khả năng giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng thông qua các hoạt động trải nghiệm liên quan đến môn Tiếng Việt: hoạt động này đƣợc tiến hành tƣơng đối thuận lợi và có hiệu quả vì:

- Chủ động về mọi phƣơng diện tổ chức, không bị ràng buộc nhiều bởi thời khoá biểu các môn học trong chƣơng trình thực tế hiện nay.

- Các vấn đề về môi trƣờng diễn ra xung quanh học sinh hết sức đa dạng và phong phú trong khi các nội dung giáo dục môi trƣờng trong chƣơng trình học tập của các em lại chƣa thực sự đầy đủ. Hơn nữa, không thể tách rời giáo dục môi trƣờng ra khỏi cuộc sống thực tại đang chi phối đến quá trình phát triển nhân cách của học sinh.

- Học sinh cần có cơ hội để thực hiện trách nhiệm công dân, trải nghiệm thực tế để có thể tích luỹ kinh nghiệm sống

- Sự thay đổi thái độ, hành vi và việc định hình các giá trị môi trƣờng trong học sinh chỉ thực sự có ý nghĩa giáo dục khi những điều này xảy ra trong bối cảnh thực tế.

2.2.3.1. Một số hoạt động trải nghiệm trong phạm vi nhà trường

* Tổ chức thi viết báo tường:

Báo tƣờng là tờ báo chung của nhiều ngƣời: một tổ, một tập thể lớp. Mọi thành viên trong tổ hoặc lớp đều có quyền tham gia viết bài theo các chủ đề do lớp hay nhà trƣờng, Đoàn – Đội đề ra. Khi tham gia thi viết báo tƣờng, học sinh đƣợc tập dƣợt trên nhiều thể loại: làm thơ, viết chuyện, tiểu

phẩm, phát biểu ý kiến,... Thực chất mỗi bài báo là một bài làm văn mà ngƣời viết đƣợc tự do lựa chọn thể loại. Vì thế khi tham gia viết báo, học sinh đƣợc rèn luyện khả năng dùng từ, đặt câu, khả năng sử dụng ngôn ngữ. Cùng với đó, khi làm báo tƣờng để viết ra một bài báo hay học sinh cần tìm hiểu thật kĩ chủ đề của tờ báo. Qua đó sẽ tích lũy cho các em một lƣợng kiến thức không nhỏ xung quanh chủ đề.

Ví dụ: Thi viết báo tƣờng với chủ đề “Nhà thơ của thiên nhiên”

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

“Cuộc thi làm báo tường chào mừng ngày môi trường thế giới 05/06”

I. Mục đích - yêu cầu 1. Mục đích

- Chào mừng ngày môi trƣờng thế giới 05/06/2021

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng sống xung quanh cho học sinh - Tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Cung cấp cho học sinh các kiến thức về thiên nhiên, phát huy khả năng sáng tạo, bày tỏ quan điểm của bản thân trƣớc các vấn để về môi trƣờng sống hiện nay.

2. Yêu cầu:

Mỗi một tập thể lớp hoàn thành 1 sản phẩm để tham gia cuộc thi đảm bảo chất lƣợng và thời gian. Các bài báo phải đƣợc trình bày đúng thể lệ cuộc thi.

II. Thời gian - Địa điểm

- Thời gian bắt đầu: 10/05/2021

- Thời gian thu sản phẩm: 18/05/2021

- Trƣng bày sản phẩm và công bố kết quả ngày 20/05/2021 Địa điểm thu sản phẩm: Văn phòng Đội

1. Nội dung:

- Chủ đề: Chào mừng ngày môi trƣờng thế giới 5/6/2021

- Nội dung bài báo: sƣu tầm hoặc tự sáng tác các bài thơ có nội dung liên quan về môi trƣờng, danh lam thắng cảnh thiên nhiên,....

- Nhan đề tờ báo: hay, có ý nghĩa, sáng tạo, phù hợp với chủ đề - Thể loại: thơ

2. Hình thức:

- Trình bày trên khổ giấy A0, viết trên một mặt giấy theo khổ dọc - Trang trí: + Đối với các bài thơ tự sáng tác: viết tay

+ Đối với các bài thơ sƣu tầm: chép lại, cắt dán tờ báo có chứa bài thơ

+ Trình bày khoa học, sạch đẹp

3. Thể lệ:

- Ban tổ chức đánh giá cao các bài viết đầu tƣ công phu, phong phú, tự sáng tác đƣợc nhiều bài, nêu đƣợc những vấn đề thiết thực với môi trƣờng hiện nay.

- Đầu báo: phải có huy hiệu Đội, tên lớp, nhan đề tờ báo

- Thân báo: phù hợp với chủ đề và đƣợc trình bày bằng chữ viết tay - Chuyên mục: 2 chuyên mục bắt buộc là thơ sƣu tầm và thơ tự sáng tác (có thể thay đổi tên mục nhƣng phải đảm bảo đúng nội dung)

- Hình thức trang trí: trang trí vẽ bằng tay, màu sắc hài hòa

4. Tiêu chí chấm điểm: Tổng: 100 điểm 4.1. Đầu báo (20 điểm):

- Đầy đủ theo quy định, cân đối, hài hòa, ấn tƣợng (10 điểm) - Tiêu đề có ý nghĩa với chủ đề, sáng tạo (10 điểm)

4.2. Nội dung (60 điểm):

- Lời ngỏ, tựa đề có ý nghĩa với chủ đề môi trƣờng (10 điểm)

- Đủ chuyên mục, các bài viết tự sáng tác là chủ yếu, hạn chế sƣu tầm (10 điểm)

- Các bài viết đúng nội dung chủ để cuộc thi (10 điểm)

- Nội dung các bải viết hay, có ý nghĩa, có cảm xúc (10 điểm)

- Bố cục trình bày hài hòa, cân đối rõ ràng, màu sắc trang nhã, phù hợp, trang trí đẹp (5 điểm).

- Chữ viết tay đẹp, rõ ràng, dễ đọc (10 điểm) - Có sự sáng tạo (5 điểm)

5. Quy định xét giải thƣởng:

- Xét các cuốn báo có tổng số điểm từ 50 điểm trở lên theo thứ tự cao nhất từ trên xuống dƣới theo thứ tự giải.

- Các cuốn báo không đúng quy định, không đủ các thể loại, thiếu tiêu chí, vi phảm bản quyền, sao chép sản phẩm trên mạng, các bài viết chủ yếu là sƣu tầm đều bị loại khỏi cuộc thi.

IV. Cơ cấu giải thƣởng

Ban tổ chức sẽ chấm điểm và chọn ra: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích.

* Trò chơi Tiếng Việt:

Trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt là hình thức học sinh tham gia các trò chơi dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên nhằm mục đích giải quyết nhiệm vụ học tập. Thông qua đó học sinh khám phá đƣợc những kiến thức mới, cùng cố những gì đã học, rèn các kĩ năng trong học tập và cuộc sông.

Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng mới, củng cổ vốn tri thức tiếng Việt, phát triển vốn từ, hoặc khéo

léo truyền đạt, giáo dục một nội dung, kĩ năng nào đó cho học sinh. Các trò chơi này có thể xen kẽ trong các bài học nhằm làm cho không khí lớp học thêm sôi nổi. Làm giảm sự căng thăng của giờ học. Tạo môi trƣờng học mà chơi, chơi mà học, kích thích sự hứng thú, ham học hỏi ở học sinh.

Khi dạy học tích hợp môn Tiếng Việt theo quan điểm phê bình sinh thái, việc sử dụng trò chơi học tập lồng ghép là rất cần thiết. Bên cạnh việc củng cố kiến thức, nó còn giúp đạt tới các mục tiêu về giáo dục môi trƣờng một cách nhanh hơn. Thông qua các trò chơi có chủ đề thiên nhiên làm trọng tâm khai thác, hay các trò chơi điện tử với giao diện thiết kế về môi trƣờng, sẽ giúp truyền tải ý thức sinh thái cho học sinh hiệu quả hơn.

Cách tiến hành:

Bƣớc 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi

Bƣớc 2: Hƣớng dẫn chơi. Bƣớc này bao gồm những việc làm sau:

+ Tổ chức ngƣời tham gia trò chơi: số ngƣời tham gia, số đội tham gia (bao nhiêu đội chơi), quản trò, trọng tài.

+ Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ,...) + Giáo viên phổ biến luật chơi cho học sinh. Cách xác nhận kết quả và tính điểm của trò chơi, giải thƣởng (nếu có).

Bƣớc 3: Thực hiện trò chơi

Bƣớc 4: Tổng kết, đánh giá sau trò chơi. Bƣớc này bao gồm những việc làm sau:

+ Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chƣa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

+ Công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân, tuyên dƣơng và trao phân thƣởng cho đội thắng cuộc (nếu có).

+ Rút ra nội dung kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện

Ví dụ: Thiết kế - tổ chức trò chơi giải ô chữ chủ đề “Em yêu thiên nhiên” sau khi kết thúc chủ điểm “Con người và thiên nhiên” (Tiếng Việt 5,

Tuần 7 - Tuần 9) nhằm giúp học sinh củng cố lại các kiến thức, vốn từ đã học ở chủ đề này và nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho các em. Vào giờ hoạt động ngoại khóa giáo viên tổ chức trò chơi này cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Bƣớc 1: Giới thiệu trò chơi

+ Chọn đội chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi

+ Phổ biến luật chơi: Ban tổ chức đƣa ra hệ thống các ô chữ kèm theo câu hỏi cho các đội chơi. Các đội lần lƣợt chọn một hàng ngang bất kì. Nhiệm vụ của mỗi đội là dựa vào hiểu biết của mình cũng nhƣ gợi ý của chƣơng trình, cùng nhau thảo luận đƣa ra đáp án cho câu hỏi. Đáp án đƣợc viết ra bảng con, sau thời gian 1 phút các đội giơ bảng kết quả của mình. Đội nào trả lời đúng ô hàng ngang mà mình chọn đƣợc 15 điểm, các đội khác đƣợc đƣợc 10 điểm, trả lời sai không có điểm.

Trong mỗi hàng ngang đều có một ô chữ khác màu, đây chính là ô chữ từ khoá hàng dọc của trò chơi. Trả lời xong tất cả 14 câu hỏi hàng ngang các đội sẽ thu đƣợc 14 ô khóa tƣơng ứng, sắp xếp 14 chữ cái ở 14 ô chìa khóa theo thứ tự thích hợp để tìm ra từ khóa bí mật của trò chơi. Đội nào có đáp án từ khóa dùng và nhanh nhất sẽ đƣợc 50 điểm. Sau khi kết thúc trò chơi đội nào có tổng số điểm cao nhất là đội chiến thắng.

- Bƣớc 2: Tiến hành trò chơi

+ Từng đội chơi lần lƣợt đƣợc lựa chọn các ô hàng ngang để mở câu hỏi, các đội chơi còn lại cùng trả lời cho đến khi hết 14 hàng ngang

+ Hệ thống các câu hỏi cho các ô hàng ngang nhƣ sau: 1. Điền tiếp vào dấu … để hoàn thành câu thành ngữ sau:

“Rừng vàng … bạc”

(BIỂN)

2. Loại quả đặc trƣng ở vùng núi Tây Bắc, khi chín có màu đỏ, mùi thơm ngào ngạt, dùng để làm thuốc và gia vị? (THẢO QUẢ)

3. Điền tiếp vào câu thơ dƣới đây:

“Con ong làm mật yêu hoa

… … bơi, yêu nƣớc; con chim ca, yêu trời”

(CON CÁ)

4. Là tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết đi? (SINH VẬT)

“Không là thợ dệt Không guồng quay tơ Không học bao giờ Chăng tơ bừa bãi”

Là con gì? (CON NHỆN)

6. Trong bài thơ “Tiếng vọng”, vì sự vô tâm của cậu bé trong đêm mƣa bão đã dẫn đến cái chết của loài vật nào? (CHIM SẺ)

7. Nhà máy thủy điện Hòa Bình - công trình thủy điện lớn đầu tiên của nƣớc ta đƣợc xây dựng trên dòng sông nào? (SÔNG ĐÀ)

8. Bài thơ “Bài ca về trái đất” thuộc chủ điểm nào đã học? (CÁNH CHIM HOÀ BÌNH)

9. Đọc đoạn thơ sau và cho biết ai là tác giả: “Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn nhƣ mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi.”

(TRẦN ĐĂNG KHOA)

10. Loại rừng trồng ở ven biển nhiệt đới, phần gốc cây ngập trong nƣớc mặn. (RỪNG NGẬP MẶN)

11. Thứ rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời và sinh vật? (NƢỚC)

12. Những câu thơ sau đƣợc trích trong bài thơ nào của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh:

“Giữa hai bên vách đá Mở ra một khoảng trời

Có gió thoảng, mây trôi Cổng trời trên mặt đất?”

(TRƯỚC CỔNG TRỜI)

13. ... là quan hệ giữa sinh vật (kể cả con ngƣời) với môi trƣờng xung quanh. (SINH THÁI)

14. Đây là vịnh biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, nơi đƣợc công nhận là một trong bảy kì quanh thiên nhiên thế giới? (VỊNH HẠ LONG)

Từ khóa: BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

- Buớc 3: Đánh giá, tổng kết

+ Tổng kết số điểm của các đội, khen thƣởng đội chiến thắng.

+ Giáo dục sau trò chơi: Thiên nhiên là môi trƣờng sống của con ngƣời, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn để thiên nhiên luôn tƣơi đẹp.

2.2.3.2. Một số hoạt động trải nghiệm ngoài phạm vi nhà trường

Tổ chức hoạt động tham quan thực tế

Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài trời, giúp học sinh tìm hiều những sự vật và hiện tƣợng có liên quan đến bài học trong chƣơng trình. Dạy học tham quan là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thủ học tập cho học sinh thông qua việc tham quan, quan sát thiên nhiên. Từ đó, giúp học sinh thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống.

Tham quan là hình thức tốt để thực hiện mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn, giúp học sinh không nhàm chán, kiến thức của bài học đƣợc rút ra một cách nhẹ nhàng, chủ động, thực tế nên học sinh dễ hiểu và nhớ lâu.

Các hình thức tham quan có tác dụng to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Chính những trải nghiệm cùng thiên nhiên, môi trƣờng xung quanh, từ đó có ý thức bảo vệ sinh thái. Qua đó giúp

hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách cho các em một cách tự nhiên, giúp hình thành ở các em tình yêu với thiên nhiên, với môi trƣờng. Giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với thực tế để nhận thức các quy tắc giao tiếp xã hội, tuân thủ pháp luật, nâng cao ý thức tập thể và tinh thần tƣơng trợ trong cộng đồng. Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể. Thay đổi môi trƣờng, góp phần giáo dục thể chất cho học sinh.

Cách tiến hành:

- Bƣớc 1: Lựa chọn đối tƣợng tham quan

- Buớc 2: Xác định yêu cầu của buổi tham quan - Bƣớc 3: Lập kế hoạch

- Bƣớc 4: Tiến hành tham quan - Bƣớc 5: Báo cáo, trình bày kết quả - Bƣớc 6: Đánh giá, tổng kết

Ví dụ: Thiết kế hoạt động tham quan sau khi học sinh học bài “Tre Việt

Nam” (Tiếng Việt 4/trang 41). Thông qua hoạt động tham quan này giúp các em biết thêm về cây tre, đồng thời góp phần giáo dục môi trƣờng cho học sinh, nâng cao ý thức sinh thái của các em.

- Lựa chọn đối tƣợng tham quan: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ba Đình – Hà Nội)

- Xác định yêu cầu tham quan:

+ Giáo dục truyền thống lịch sử và tự hào dân tộc

+ Tham quan cảnh sắc thiên nhiên, giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng. - Lập kế hoạch tham quan

+ Thời gian tiến hành tham quan: Ngày 21/10/2021 + Địa điểm xuất phát: Trƣờng Tiểu học Tiên Cát. + Thời gian xuất phát: 7h30

+ Các địa điểm tham quan tại khu di tích: Toàn bộ các địa điểm tại quảng trƣờng Ba Đình và khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Dự kiến sản phẩm sau buổi tham quan: vẽ tranh về cây tre tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Báo cáo kết quả cuộc tham quan: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng hình thức trƣng bày trƣớc lớp tranh vẽ của mình vào tiết sinh hoạt

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp các văn bản thơ trong phân môn tiếng việt ở tiểu học từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)