3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm
Để chuẩn bị cho thực nghiệm, chúng tôi trao đổi với giáo viên tham gia thực nghiệm, giúp giáo viên tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề sau:
- Mục đích, nội dung, cách tổ chức thực nghiệm theo hướng nghiên cứu đề ra. - Tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm. Trao đổi, thảo luận với giáo viên để thống nhất cách tiến hành. Cùng giáo viên chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình thử nghiệm.
- Cơ sở lí luận của một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề số học cho học sinh lớp 4.
Nghiên cứu giáo án tiết học có sử dụng các biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề số học cho học sinh lớp 4 mà chúng tôi đã xây dựng.
3.4.2. Triển khai thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành dạy 2 tiết ở 2 lớp 4D và 4A trường tiểu học Tân Dân – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng phân hóa cho học sinh. Còn đối với nhóm đối chứng thì vẫn dạy bình thường sử dụng các giáo án do giáo viên tự chuẩn bị.
Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
- Trước khi thực nghiệm diễn ra, học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng làm cùng một đề bài kiểm tra để chúng tôi làm căn cứ đánh giá chất lượng đầu vào của học sinh từng lớp.
- Bài kiểm tra là các bài được chọn trong chương trình Toán 4.
- Tiến hành thực nghiệm, với các bài trong chương trình Toán 4 được chọn dạy thực nghiệm, giáo viên nhóm thực nghiệm giảng dạy theo giáo án mà chúng tôi xây dựng, giáo viên lớp đối chứng giảng dạy theo giáo án bình thường do bản thân thiết kế. Chúng tôi dự giờ các tiết dạy, quan sát, ghi nhận các tình huống phát sinh; trao đổi, rút kinh nghiệm với giáo viên sau giờ học.
- Sau khi dạy thực nghiệm, học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng làm các bài kiểm tra đầu ra. Kết quả các bài kiểm tra này, cùng với kết quả đầu vào và những ghi nhận của chúng tôi trong quá trình dự giờ sẽ được tổng hợp, phân tích, đánh giá để rút ra kết quả thực nghiệm.
Cho học sinh làm bài kiểm tra số 1 (bài kiểm tra đầu vào): Nội dung bài kiểm tra (phụ lục). Nhằm kiểm tra các em về khả năng lĩnh hội kiến thức cũng như trình độ hiện có của các em.
Tiến hành dạy lần lượt 2 bài đã được nêu trong nội dung thực nghiệm: Nội dung giáo án (phụ lục).
Cho học sinh làm bài kiểm tra số 2 (bài kiểm tra đầu ra) để kiểm tra kết quả thực nghiệm. Nội dung bài kiểm tra (phụ lục).
Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi đồng thời kiểm tra cả 2 nhóm, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với cùng một yêu cầu.
Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu, so sánh với kết quả đầu vào. Trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề Số học cho học sinh lớp 4 đã đề ra.
3.4.3. Phƣơng thức đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.3.1. Đánh giá định tính
Trình bày vắn tắt về tiết dạy và những ý kiến nhận xét, đánh giá thông qua việc quan sát, trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy thực nghiệm, phỏng vấn GV dự giờ. Hơn nữa chúng tôi quan sát các biểu hiện về việc phân tích, tổng hợp, khái quát của học sinh thông qua việc trả lời câu hỏi, giải các bài tập.
3.4.3.2. Đánh giá định lƣợng
Các kết quả các bài kiểm tra đầu vào, đầu ra, chúng tôi tiến hành sắp xếp số liệu, đánh giá kết quả một cách khách quan. Đánh giá về mặt định lượng:
Chúng tôi xây dựng thang đánh giá như sau:
Loại hoàn thành tốt: Bài làm đạt từ 9 đến 10 điểm. Loại hoàn thành: Bài làm đạt từ 5 đến 8 điểm. Loại chưa hoàn thành: Bài làm đạt từ 0 đến dưới 5.