3.5.1. Kết quả kiểm tra đầu vào
Trước khi thử nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra cả hai nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng bằng bài kiểm tra viết. Phân loại đánh giá theo ba mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Kết quả kiểm tra đầu vào được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra đầu vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Trường Nhóm Tổng số HS Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Tiểu học Tân Dân Thử nghiệm (4D) 45 11 24,44 29 64,4 5 11,11 Đối chứng (4A) 45 12 26,67 28 62,22 5 11,11
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả đầu vào của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Từ bảng số liệu thu được và biểu đồ so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng khi chưa thực nghiệm dạy học phân hóa cho học sinh lớp 4 trong dạy học toán tại trường tiểu học Tân Dân– thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thấy mức độ hoàn thành trở lên của cả hai nhóm: Sự chênh lệch không quá rõ ràng, kết quả tương đối đồng đều.
3.5.2. Kết quả kiểm tra đầu ra
Sau khi kiểm tra đầu vào, đối với nhóm thực nghiệm được giáo viên lồng ghép sử dụng một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học toán chủ đề Số hoc. Còn đối với lớp đối chứng học và làm bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Sau dạy thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả sau:
3.5.2.1. Phân tích kết quả định tính: Qua phỏng vấn, sử dụng câu hỏi đề nghị thầy (cô) dự giờ ch ng tôi thu đƣợc kết quả:
0 10 20 30 40 50 60 70
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Thực nghiệm Đối chứng
Kết quả trên cho thấy việc sử dụng các biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề Số học bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Đó là giúp học sinh có hứng thú, lòng tin hơn khi học tập. Đặc biệt khả năng lôi cuốn học sinh tích cực hoạt động, tự học cao hơn. Do đó kết quả học tập tốt hơn so với dạy học thông thường trên lớp.
Như vậy việc dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề Số học có thể thực hiện được trong dạy học toán. Dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề Số học giúp học sinh lĩnh hội, tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng và tăng cường hứng thú học tập.
3.5.2.2. Phân tích kết quả định lƣợng
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Trƣờng Nhóm Tổng số HS Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành SL % SL % SL % Tiểu học Tân Dân Thử nghiệm (4D) 45 18 40 25 55,56 2 4,44 Đối chứng (4A) 45 12 26,67 26 57,78 7 15,56
Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm tra đầu ra của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng
Qua bảng tổng hợp kiểm tra đầu ra chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành ở hai nhóm có sự chênh lệch đáng kể (thực nghiệp 4,44 % và đối chứng 15,56 %) , tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt ở nhóm đối chứng là 26,67%, nhóm thực nghiệm là 40 . Tỉ lệ HS hoàn thành ở nhóm thực nghiệm chúng tôi nhận thấy mức độ hoàn thành tốt cao hơn so với trước khi sử dụng các biện pháp tác động vào quá trình dạy toán (15,56%).
Kết luận chung vềthực nghiệm
Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi rút ra một vài nhận xét sau:
Một là, đối chứng kết quả khảo sát trước và sau thực nghiệm, ta thấy kết quả khảo sát sau thực nghiệm đó có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng lên, tỷ lệ điểm yếu giảm xuống. Đây là một căn cứ rất quan trọng để chứng minh cho tính khả thi của việc vận dụng dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề số học ở lớp 4.
Hai là, vận dụng dạy học phân hóa góp phần phát triển năng lực học tập; tính tự giác và phát huy tính sáng tạo cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo
0 10 20 30 40 50 60 70
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Thực nghiệm Đối chứng
dục, các kết quả đạt được của học sinh là thực chất, do chính các em tự xây dựng nên sẽ để lại trong các em ấn tượng sâu sắc. Hiểu được cốt lõi của vấn đề giúp các em vận dụng tốt vào cuộc sống.
Ba là, kết quả thực nghiệm cho thấy giáo viên và học sinh đã bước đầu tiếp cận được với phương án mà chúng tôi đề xuất. Điều đó cho thấy nếu vận dụng dạy học phân hóa theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chủ đề Số học ở lớp 4 một cách hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Kết luận chƣơng 3
Căn cứ trên các biện pháp đã đề xuất trong chương 2, chúng tôi tiến hành thiết kế và dạy thực nghiệm một số bài học trong sách giáo khoa Toán 4 chủ đề số học. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy:
- Vận dụng một số giải pháp dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề số học là phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, phù hợp với mục tiêu dạy học môn Toán ở trường tiểu học và có tính khả thi khi dạy học Toán 4 nói chung và dạy học chủ đề số học nói riêng.
- Dạy học phân hóa không những làm cho học sinh hứng thú học tập mà còn giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn. Qua đó, đã phát huy được tính tích cực học tập và bước đầu góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
- Dạy học phân hóa không những khai thác được vốn tri thức và kinh nghiệm sẵn có của mỗi học sinh mà còn rèn luyện cho các em một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: tư duy độc lập, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác.
Việc thực hiện các biện pháp đề xuất trong đề tài được triển khai và kết quả thực nghiệm ở chương 3, bước đầu khẳng định được các biện pháp dạy học phân hoá có cơ sở khoa học, hợp lý và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học chủ đề số học ở lớp 4.
Đồng thời chương 3, cũng như một lời khẳng định: mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được hoàn thành.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. Qua nghiên cứu đề tài, bước đầu chúng tôi khẳng định: Dạy học phân hóa đem lại sự phát triển và thành công cho mỗi học sinh, khiến việc học trở nên chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập. Thực tế dạy học Toán ở tiểu học nói chung và dạy học chủ đề số học ở lớp 4 nói riêng thì dạy học phân hóa chưa được thực hiện thường xuyên và chưa phát huy tối đa tiềm năng của học sinh, chưa mang lại chất lượng dạy học theo yêu cầu.
2. Nghiên cứu một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề số học ở lớp 4”, chúng tôi đã làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phân hóa ở tiểu học, cụ thể là về lịch sử nghiên cứu vấn đề; làm rõ khái niệm dạy học phân hóa; tư tưởng chủ đạo, chức năng, các cấp độ dạy học phân hóa. Đặc biệt trình bày chi tiết về dạy học phân hóa nội dung dạy học số học trong Toán 4 và đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4, một yếu tố quan trọng chi phối quá trình dạy học.
- Khảo sát thực trạng của việc tổ chức việc sử dụng dạy học phân hóa chủ đề số học ở trường tiểu học Tân Dân - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
- Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp dạy học nội dung số học ở lớp 4, theo hướng dạy học phân hóa.
- Thực nghiệm sư phạm, bước đầu vận dụng các biện pháp đề xuất vào thực tiễn dạy học và bước đầu khẳng định khả thi của chúng.
2. Kiến nghị: Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp
dạy học phân hóa trong dạy học chủ đề số học ở lớp 4”, chúng tôi có kiến nghị như sau:
2.1. Đối với các cơ quan quản lí giáo dục
Các cơ quan quản lí giáo dục như Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, trường tiểu học trong tỉnh, cần tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học các chuyên đề về dạy học phân hóa. Kế hoạch bồi dưỡng không dừng lại ở chỗ giáo viên có
nhận thức đúng về dạy học phân hóa mà quan trọng là giáo viên có kĩ năng lập kế hoạch dạy học theo định hướng phân hoá ngay trong quá trình dạy học hàng ngày với chính học sinh của mình. Muốn vậy, kế hoạch tập huấn phải bao gồm cả việc chỉ đạo các trường triển khai thực hiện và có sự giám sát, kiểm tra, đánh giá mức độ, kết quả vận dụng dạy học phân hoá ở từng trường, từng giáo viên.
2.2. Đối với các nhà quản lí giáo dục tại trƣờng tiểu học
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng ở các trường tiểu học cần quán triệt quan điểm dạy học phân hóa như là một hướng đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình lãnh, chỉ đạo hoạt động dạy học. Khuyến khích, động viên giáo viên vận dụng các biện pháp dạy học phân hóa trong giảng dạy theo hướng phù hợp năng lực và phát huy tiềm năng học sinh. Nêu gương điển hình giáo viên làm tốt cho các giáo viên khác cùng học tập.
2.3. Đối với giáo viên tiểu học
Giáo viên cần không ngừng trau dồi về chuyên môn, kĩ năng sư phạm. Tìm hiểu, học tập qua sách vở, đồng nghiệp,… về dạy học phân hóa và có kế hoạch vận dụng vào lớp học của mình. Đặc biệt, giáo viên phải am hiểu học sinh, xác định đúng trình độ của từng học sinh trong lớp để dạy học phù hợp đối tượng. Đồng thời, tôn trọng học sinh, xem sự khác biệt về năng lực giữa các em là một điều hiển nhiên, nghĩa là có cái nhìn “phân hoá” để thực hiện dạy học phân hóa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thanh Bình (2007),“Dạy học phân hóa nhìn từ góc độ của giáo dục học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội.g
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy và học tích cực Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Sách giáo khoa Toán 4, Nhà xuất bản Giáo dục.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III (2003-2007) tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III (2003-2007) tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục.
[7]. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí học dạy học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8]. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục.
[9]. Nguyễn Thị Châu Giang (2010), Một số vấn đề về phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Đại học Vinh.
[10]. Lê Hoàng Hà (2012), Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá ở trường trung học phổ thông Việt nam hiện nay, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
[11]. Trần Diên Hiển (2011), Giáo trình chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[12]. Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc (2011), Giáo trình Tâm lí học phát triển, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[14].Nguyễn Thanh Hoàn (2007), “Dạy học phân hoá -một vài vấn đề lý luận”, Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP HàNội. [15].Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (2001),Giáo trình giáo dục học tiểu học 1, Nhà
xuất bản Giáo dục.
[16].Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (1998),Giáo trình giáo dục học tiểu học 2, Nhà xuất bản Giáo dục.
[17].Bùi Văn Huệ (2008), Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức,Giáo trình tâm lí học tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[18].Phạm Minh Hùng (2008), Một số vấn đề thời sự của giáo dục Tiểu học, Đại học Vinh.
[19].Trần Thị Hương (2012), Dạy học tích cực, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[20].Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[21].Trần Ngọc Lan (chủ biên), Trương Thị Tố Mai (2009), Rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy học Toán bậc Tiểu học, Nhà xuất bản Trẻ.
[22].Hồ Chí Minh toàn tập tập 5 (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. [23].Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[24].Phan Trọng Ngọ (2005), Tâm lí học trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[25].Ngô Văn Nghị (2009), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phân hoá khi dạy
học hàm số lượng giác và phương trình lượng giác ở lớp 11 trường THPT, Đại
học Sư phạm Thái Nguyên.
[26].Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trung tâm từ điển học.
[27].Dương Thiệu Tống (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
[28].Thái Duy Tuyên (2008), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[29].Đỗ Như Thiên (2008), Rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học tập 1 Các bài toán về số và chữ số, Nhà xuất bản Giáo dục.
[30].Đỗ Như Thiên (2008), Rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học tập 2 Các bài toán về các phép tính, Nhà xuất bản Giáo dục.
[31].Vũ Dương Thuỵ, Đỗ Trung Hiệu (2008), Các phương pháp giải toán ở tiểu học tập một, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[32].Vũ Dương Thuỵ, Đỗ Trung Hiệu (2008), Các phương pháp giải toán ở tiểu học tập hai, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[33].Phạm Đình Thực (2008), Giúp học sinh Tiểu học giảo toán có lời văn, Nhà xuất bản Giáo dục.
[34].Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy Toán bậc Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[35].Phạm Đình Thực (2008), 200 câu hỏi đáp về dạy học Toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 1. PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho giáo viên)
Để góp phần tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung và nội dung số học ở lớp 4 nói riêng, chúng tôi xin thầy (cô) vui lòng cho biết những vấn đề sau.(Khoanh vào chữ cái trước ý thầy (cô) chọn)
1. Theo thầy (cô) , dạy học môn Toán ở tiểu học có cần thực hiện dạy học phân hoá theo năng lực HS không?
a) Rất cần thiết. b) Cần thiết.
c) Không cần thiết.
* Xin cho biết lí do:……….
……… ………
2. Khi dạy chủ đề Số học ở lớp 4, thầy (cô) đã thực hiện dạy học phân hoá theo năng lực HS với mức độ nào?
a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Không bao giờ.
3. Thầy (cô) đánh giá nhƣ thế nào về hiệu quả thực hiện dạy học phân hoá theo năng lực HS ở chủ đề số học cho học sinh ?
a) Rất tốt. b) Tốt.
4. Những khó khăn gặp phải khi dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân?
a)Thiếu phương tiện dạy học cần thiết. b) Khó quản lí lớp học.
c) Mất nhiều thời gian của tiết học.
đ) GV không có thời gian để xây dựng yêu cầu, nội dung, hình thức phân hoá cho các đối tượng HS.
e) Sĩ số lớp học quá đông
* Các khó khăn khác: ………
……… ………
Xin thầy (cô) vui lòng cho biết đôi điều về bản thân.
Họ và tên: ………Năm sinh………… Nam, nữ…… Đơn vị công tác:………Dạy lớp:..………. Trình độ chuyên môn:……….. Số năm công tác:………..…… Trong đó, dạy lớp 4: …………. năm Xin trân trọng cám ơn!
PHỤ LỤC 2 Giáo án thực nghiệm Giáo án 1
Toán
Tiết 125: Phép chia phân số I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép chia hai phân số.
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh vận dụng thực hiện phép chia phân số vào giải toán và làm bài tập 3. Thái độ: - Có ý thức tính toán đúng II. Đồ dùng dạy – học: - GV: SGK, bảng phụ, phiếu học tập - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
- Giới thiệu thầy cô dự giờ 2. Kiểm tra bài cũ:
Bài toán: Tìm của số 12
- GV gắn bài toán lên bảng, yêu cầu HS thực