Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thu và thoái thu BHXH tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán thu và thoái thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 83)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thu và thoái thu BHXH tạ

BHXH hu ện An Lão, tỉnh Bình Định

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện kế toán thu Bảo hiểm xã hội

3.3.1.1. Về chứng từ

Hệ thống chứng từ giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra kiểm soát, đôn đốc cá nhân và tập thể trong đơn vị thực hiện các quyết định trong quản lý, chấp hành chế độ kế toán và các chế độ chính sách khác của Nhà nƣớc. Hệ thống chứng từ nhằm đảm bảo cho việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hợp lệ, hợp pháp.

Vì vậy, cần phải hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán và ghi chép ban đầu tại các đơn vị:

Về kiểm tra chứng từ kế toán: Tăng cƣờng việc thực hiện kiểm tra chứng từ trong khâu lập chứng từ ban đầu về tính đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố của một chứng từ theo quy định của chế độ kế toán, chữ ký của các bên liên quan, số liệu trên chứng từ kế toán đã phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, có sự rà soát của Kế toán trƣởng và lãnh đạo BHXH tỉnh qua đó hạn chế các sai sót có thể xảy ra trong các công đoạn từ tiếp nhận chứng từ gốc, tính toán định lƣợng, ghi chép. Đảm bảo các thông tin trên chứng từ đƣợc chính xác đúng theo chế độ của Nhà nƣớc và quy định của Ngành. Các chứng từ phải đƣợc phân loại theo thời điểm phát sinh, nội dung nghiệp vụ kinh tế.

3.3.1.2. Về tài khoản và sổ sách kế toán

-Thứ nhất, trong vận dụng tài khoản kế toán thu 335 (Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng) 375232 (Thu BHYT trƣớc cho năm sau), 339 (Phải trả của các quỹ bảo hiểm), 139 (Phải thu của các đối tƣợng đóng bảo hiểm). Để phản ánh đúng theo Luật BHHYT hiện hành và Nghị định 146/2018/NĐ- CP Quy định chi tiết và hƣớng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT. Bản chất của thu BHYT là thu năm nào hạch toán năm đó, các khoản thu trƣớc cho năm sau phải hạch toán thu trƣớc cho năm sau vì khi tính Quỹ KCB theo luật BHYT. Khi phân quỹ BHYT đƣợc sử dụng trong năm 90% sử dụng chi khám chữa bệnh, 10% còn lại sẽ phân 5% để sử dụng chi phí quản lý, 5% dùng cho dự phòng. Khi thu BHYT đƣợc thực hiện trên địa bàn khi thu BHYT học sinh, sinh viên, BHYT hộ gia đình tham gia từ 3- 36 tháng, do đó để hạch toán tiền thu từng năm theo Thông tƣ số 102/2018/TT-BTC chƣa thể hiện đúng bản chất thu.

Nội dung ghi chép và hạch toán thu theo Thông tƣ 102/2018/TT-BTC: Phân bổ số đã thu:

Thu BHYT trƣớc cho năm sau Đồng thời ghi

Nợ TK 339- Phải trả của các đối tƣợng đóng bảo hiểm Có TK 139-Phải thu của các đối tƣợng đóng bảo hiểm Có TK 33911 Phải trả của các đối tƣợng đóng bảo hiểm (Thu thừa)

Phân bổ số tạm thu vào quỹ (Thu BHYT năm trƣớc cho năm sau) Nợ TK 335- Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng

Có TK 375232 - Thu BHYT trƣớc cho năm sau

Do đó việc xác định thu là chƣa xác định đƣợc số thu của năm nay và năm sau. Do đó không thể hiện đƣợc bản chất của TK 339 ( Phải trả của các quỹ bảo hiểm) và TK 335 (Thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng)

Để việc ghi chép, hạch toán đúng bản chất của thu BHYT cho từng năm Hạch toán nhƣ sau:

- Phân bổ số đã thu:

Nợ TK 335- Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng Có TK 375232- Thu BHYT trƣớc cho năm sau

Đồng thời ghi

Nợ TK 339- Phải trả của các đối tƣợng đóng bảo hiểm Có TK 139- Phải thu của các đối tƣợng đóng bảo hiểm Có TK 33911- Phải trả của các đối tƣợng đóng bảo hiểm (Thu thừa)

Có TK 375232- Thu BHYT trƣớc cho năm sau

Chính là xác định số phải trả số thu BHYT cho năm sau, khi hạch toán khi hạch toán vào TK 339 còn khi hạch toán vào TK 335 là chỉ xác định số tạm thu khi không tách bạch đƣợc số thu.

- Thứ hai, Trùng thời gian tham gia BHXH, BHYT do tham gia từ 2 nơi trở lên và do đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi thẻ BHYT, tham gia BH thất nghiệp nhƣng vẫn tham gia BHXH;

có một mã định danh, kê khai hộ gia đình toàn quốc khi đó sẽ không còn trùng quá trình và trùng thẻ BHYT

+ Khắc phục ngƣời hƣởng thất nghiệp, lạm dụng quỹ thất nghiệp trong khi vẫn đi làm (Quyết định hƣởng thất nghiệp do Sở lao động thƣơng binh ra quyết định, quản lý thu do BHXH quản lý) vậy phải liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ quan BHXH với sở lao động TB&XH để tạm dừng, hƣởng thất nghiệp đối với ngƣời hƣởng thất nghiệp đi làm trở lại.

- Thứ ba, không giải quyết các chế độ BHXH đối với các đơn vị nợ đóng, chậm đóng BHXH.

+ BHXH phải xác định đƣợc số phải thu BHXH,BHYT,BHTN chi tiết từng ngƣời lao động (Số sổ BHXH)

+ Khi đơn vị nộp tiền sẽ ƣu tiên phân bổ, thu trƣớc cho đối tƣợng hƣởng ốm đau thai sản, TNLĐ-BNN, giải quyết chế độ hƣu vào các quỹ thành phần.

3.3.1.3. Về báo cáo

Hoàn thiện “Thuyết minh báo cáo tài chính”theo thông tƣ 102/2018/TT- BTC ngày 14/11/2018:

Về cơ bản Thuyết minh báo cáo tài chính của BHXH hiện nay còn sơ sài, không đáp ứng đƣợc mục tiêu là giải thích và bổ sung thông tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản mà các BCTC khác không trình bày rõ ràng và chi tiết đƣợc.Các nội dung trên Thuyết minh báo cáo tài chính cần đƣợc trình bày một cách chi tiết và cụ thể hơn để các đối tƣợng quan tâm và các cơ quan chức năng có thể nắm rõ hơn.

*Định hướng báo cáo theo Thông tư 102/2018/TT-BTC: Nguyên tắc lập báo cáo

- Đơn vị kế toán cấp trên phải tổng hợp các báo cáo thu, báo cáo quyết toán từ các đơn vị cấp dƣới trực thuộc. Báo cáo của đơn vị kế toán cấp trên đƣợc hợp cộng theo các chỉ tiêu tƣơng ứng trên cơ sởsố liệu báo cáo của đơn vị kế toán cấp dƣới, đồng thời đơn vị kế toán cấp trên phải xác định các giao

dịch nội bộ để loại trừ khi tổng hợp.

-Báo cáo nghiệp vụ thu quỹ bảo hiểm đƣợc lập sau khi kết thúc kỳ kế toán quý, năm.

Hệ thống báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTN đang ngày càng đƣợc hoàn thiện và khắc phục đƣợc hạn chế trong quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN. Phần mềm TST – thu/cấp sổ thẻ ngày càng đƣợc nâng cấp và cập nhật, đổi mới.

Một báo cáo hoàn chỉnh là phải thể hiện đƣợc đầy đủ thông tin cần thiết cho ngƣời sử dụng. Một báo cáo thu hoàn chỉnh phải thể hiện đƣợc tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN. Trong số thu BHXH phải xác định đƣợc BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm TNLĐ-BNN. Và quan trọng nó phải phối hợp, thống nhất với báo cáo của bộ phận kế toán và tổng hợp đấy đủ, chính xác mọi thông tin, số liệu và mã đơn vị mà kế toán thu đẩy lên phần mềm TST.

Báo cáo thu hiện tại theo Quyết định 595/QĐ-BHXH đã đƣợc đổi mới và thể hiện một cách gọn gàng nhƣng đầy đủ hơn đối với quy định cũ, ngoài thể hiện đƣợc số phải thu và đã thu, nó còn tách đƣợc riêng số thoái thu BHXH, BHYT, BHTN theo tháng, quý và năm tài chính. Giúp xác định đƣợc số thu phải hoàn trả, từ đó lãnh đạo đơn vị nắm đƣợc tình hình thu nợ và hạn chế trong quản lý hoạt động thu của cơ quan.

Tuy nhiên, đối với ngƣời hoạt động ngoài ngành hoặc cán bộ làm việc trong lĩnh vực khác thì khi đọc báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTN sẽ khó hiểu, bởi vì còn phức tạp và nhiều số liệu. Giải pháp đặt ra để góp phần hoàn thiện quá trình thu, là hoàn thiện hệ thống báo cáo thu, cần đƣợc cập nhật thƣờng xuyên để luôn thể hiện số liệu chính xác, và cần có một báo cáo thuyết minh gọn hơn để phục vụ cho những cá nhân có nhu cầu sử dụng thuộc ngoài ngành.

3.3.1.4. Về ứng dụng công nghệ thông tin

Trên nền tảng ứng dụng CNTT, ngành BHXH đã và đang hoàn thiện hệ sinh thái 4.0 phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp với các dịch vụ: Tin nhắn (SMS); thanh toán trực tuyến; Ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tƣơng tác cao với ngƣời tham gia, cung cấp thông tin đóng, hƣởng BHXH, BHYT và dự tính mức hƣởng nhằm phục vụ ngƣời dân tốt hơn); phân tích, khai thác đƣợc lƣợng dữ liệu rất lớn của Ngành trên BIGDATA; thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội; cung cấp tất cả các dịch vụ công có thể lên cấp độ 4. Ứng dụng app trên điện thoại thông minh VssID.

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán thoái thu Bảo hiểm xã hội

3.3.2.1. Về chứng từ

Bảo hiểm xã hội huyện An Lão cần hoàn thiên mẫu chững từ Danh sách các đối tƣợng nhận tiền thoái thu Bảo hiểm xã hội theo hƣớng tổng hợp theo quý của tất cả các xã trong huyện. Nhƣ vậy, sẽ giúp cho quá trình tổng hợp, kiểm tra đối chiếu đƣợc nhanh chóng hơn.

3.3.2.2. Về tài khoản và sổ sách kế toán

Để hạn chế tình trạng trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHTN, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, BHTN, trong đó sửa đổi bổ sung luật BHXH, luật BHYT và đặc biệt là quy trình thu trong quyết định 505/QĐ-BHXH. Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan: cơ quan BHXH, đại lý thu và ngƣời tham gia BHXH, BHYT, BHTN; chặt chẽ hơn trong quá trình thu và quản lý ngƣời hƣởng.

Tăng mức xử phạt đối với hành vi khai báo không trung thực về tình trạng việc làm, mã số sổ BHXH, chứng minh nhân dân và đơn vị SDLĐ đóng BHXH cho mình.

lý thu BHXH, BHYT, BHTN nâng cao năng lực, khả năng tuyên truyền về BHXH, BHYT, phát triển ngƣời tham gia, không tƣ lợi vì mục đích cá nhân.

3.3.2.3. Về báo cáo

Cần có sự phân tích, giải thích số liệu, nguyên nhân tăng giảm trên báo cáo thoái thu. Thuyết minh báo cáo cần giải trình các nội dung phân tích, đánh giá những nguyên nhân, tồn tại để ngƣời đọc báo cáo hiểu đúng tình hình.

3.3.1.4. Về ứng dụng công nghệ thông tin

Bên cạnh đó, cần xây dựng chuẩn hóa các quy định, quy trình nghiệp vụ thống nhất, đồng bộ kết hợp ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH để đảm bảo chặt chẽ, hạn chế tối đa tình trạng trục lợi quỹ BHXH, BHTN, cụ thể cần rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình giải quyết hƣởng chế độ BHXH sửa đổi, bổ sung quy trình, thủ tục chi trả chế độ BHTN; Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, liên thông, xây dựng hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ thu, cấp sổ, thẻ BHYT, giải quyết và chi trả các chế độ của ngành BHXH (ƣu tiên chế độ ngắn hạn); phối hợp chặt chẽ với Cục việc làm thuộc Bộ LĐ-TB&XH xây dựng phần mềm liên thông toàn quốc về BHTN, kết nối liên thông hai ngành.

3.3.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp

3.3.3.1. Về phía Bảo hiểm xã hội huyện An Lão

BHXH huyện cần tổ chức tốt công tác kế toán, từ việc lập hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán đến việc vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo, đây là cơ sở cho việc thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Chủ động tích cực phối hợp với các bộ phận khác trong cơ quan để cập nhập và theo dõi các quá trình thu – thoái thu kịp thời đƣa ra các thông tin kế toán - tài chính cần thiết khi giám đốc và cơ quan cấp trên yêu cầu để theo dõi quản lý hoạt động của cơ quan.

Tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại BHXH huyện trong việc xét hƣởng, chi trả các chế độ BHXH theo hƣớng gọn nhẹ, hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho đối tƣợng tham gia BHXH.

Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về BHXH cho ngƣời lao động và mọi đối tƣợng tham gia BHXH. Thông qua tuyên truyền để giới thiệu các chế độ BHXH mà ngƣời tham gia đƣợc hƣởng để họ thấy rằng tham gia BHXH vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của ngƣời lao động.

3.3.3.2. Về phía Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định

- BHXH tỉnh nắm vững quy trình Kế toán để hƣớng dẫn các BHXH huyện, thị xã, kịp thời tham mƣu BHXH cấp trên những khó khăn vƣớng mắt trong phần mền hệ thống để hỗ trợ tốt cho công việc tại văn phòng cũng nhƣ đơn vị huyện.

- Nhắc nhở các BHXH huyện, thị báo cáo kịp thời theo quy định. - Định kỳ hằng năm kiểm tra thực tế các BHXH huyện, thị xã. - Xây dựng định hƣớng đúng nguồn nhân lực để phát triển về sau.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đã thể hiện đƣợc định hƣớng phát triển của BHXH tỉnh Bình Định, yêu cầu và nguyên tắc thực hiện kế toán thu và thoái thu BHXH, đƣa ra một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những tồn tại trong kế toán thu và thoái thu, cuối cùng là điều kiện để thực hiện các giải pháp đó

Công tác thu, phát triển đối tƣợng, giảm nợ, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến thu là những lĩnh vực mang tính trọng yếu của Ngành, nên các địa phƣơng cần chú trọng thực hiện tốt. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam cũng cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa, với tinh thần trách nhiệm cao nhất để đẩy mạnh phát triển đối tƣợng BHXH. Bên cạnh đó, cần thanh kiểm tra đột xuất tất cả các đơn vị nợ BHXH, BHYT từ 3 tháng trở lên; kịp thời gửi thông báo đóng BHXH, BHYT tới các đơn vị SDLĐ. Trong phát triển BHXH tự nguyện, BHXH các địa phƣơng phải phối hợp với Bƣu điện tổ chức hội nghị tuyên truyền theo đúng yêu cầu đề ra...

KẾT LUẬN CHUNG

Bảo hiểm xã hội đƣợc xác định giữ vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Phát huy đầy đủ vai trò của BHXH sẽ tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Việc thúc đẩy, đảm bảo và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội luôn là một chủ trƣơng nhất quán và là định hƣớng xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình phát triển. BHXH là một bộ phận quan trọng của chính sách an sinh xã hội của mọi quốc gia nhằm chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ NLĐ khi họ không còn khả năng làm việc. Từ đó góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân NLĐ, gia đình đồng thời cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho đất nƣớc. Đặc biệt hoạt động về thu BHXH, BHYT, BHTN là lĩnh vực đặc thù và chủ chốt, nắm vai trò quan trọng trong hoạt động xuyên suốt của cả bộ máy Ngành BHXH. Mặc dù có một hệ thống kế toán thu BHXH riêng biệt nhƣng Ngành BHXH đang ngày càng hoàn thiện, cập nhật để có thể thống nhất chung với hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp, số thu đƣợc cập nhật kịp thời và chính xác, báo cáo thƣờng xuyên để kiểm soát và quản lý có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục và cần có giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống kế toán BHXH, BHYT, BHTN. Tình trạng thoái thu BHXH, BHYT, BHTN vẫn còn tồn tại và rất khó để giải quyết, là vấn đề đặt ra mà cả Ngành BHXH đang phải đối mặt và cần có giải pháp về con ngƣời, hệ thống chính sách pháp luật và công nghệ thông tin,… để cùng nhau giải quyết và khắc phục. Đặt ra định hƣớng phát triển cụ thể cho năm 2021 và những năm hoạt động sau này của Ngành để mang đến những giá trị về an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán thu và thoái thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 83)