GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG :
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao Su Đà Nẵng:
Với loại hình sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, có sản xuất bán thành phẩm và tiếp tục chuyển sang giai đoạn sản xuất tiếp theo. Nên đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ sản xuất ra bán thành phẩm và sản phẩm. Đối tượng tính giá thành chủ yếu là sản phẩm hoàn thành.
Kỳ tính giá thành được tính theo từng tháng.
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành bán thành phẩm: A. Tập hợp chi phí sản xuất:
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng xí nghiệp cán luyện tiến hành sản xuất bán thành phẩm thích hợp và cân đối về mặt số lượng sản xuất để phục vụ đủ cho việc sản xuất sản phẩm.
Ứng với mỗi loại bán thành phẩm có một đơn pha chế riêng biệt do phòng kỹ thuật công nghệ cung cấp, chi phí NVL sản xuất ra bán thành phẩm được tính như sau: Chi phí NVL sản xuất bán thành phẩm = Số lượng NVL xuất dùng x
Đơn giá bình quân thực tế NVL a.1. Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng:
Số lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng do thống kê xí nghiệp cán luyện tổng hợp đưa lên hàng tháng, so sánh với số lượng NVL theo đơn pha chế (số lượng này do phòng kỹ thuật công nghệ tính toán tổng hợp lại từ đơn pha chế ).
Kế toán thực hiện việc phân bổ NVL thực tế sử dụng cho các bán thành phẩm bằng tiêu thức tỷ lệ với đơn pha chế bán thành phẩm thông qua bảng "Phân bổ NVL sử dụng theo đơn pha chế cho từng loại bán thành phẩm" (Biểu số 01).
a.2. Đơn giá NVL xuất dùng cho sản xuất được tính như sau:
Trước hết tínhNVL xí nghiệp nhập trong tháng, thông qua bảng tính giá thực tế nhập kho xí nghiệp. Căn cứ vào số lượng NVL tại kho công ty thực chất xuất kho xí nghiệp (xuất theo đơn đã được đối chiếu) trong tháng, kế toán vật liệu tính giá trị NVL xuất theo giá bình quân cột tổng cộng thông qua biểu (Biểu số 02).
Số liệu ở biểu số 3 được kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành kế toán tính toán như sau:
Đơn giá thực tế bình quân = Trị giá thực tế NL,VL tồn ĐK+ Tổng trị giá NL,VL nhập trong kỳ
Số lượng NL,VL tồn ĐK + Tổng số lượng NL,VL nhập trong kỳ Do đó
Giá thực tế của NL,VL xuất trong kỳ = Số lượng NL,VL xuất trong kỳ x Đơn giá thực tế bình quân
Ví dụ: Tính đơn giá bình quân của 1kg than đen xuất dùng trong tháng và trị giá than đen xuất dùng trong tháng ở biểu số 03 như sau:
Đơn giá bình quân 1kg than đen xuất dùng = 13.663.231 + 554.527.426 Giá trị then đen (xuất dùng trong tháng) = 80.766 x 6.826,34
Các loại vật liệu khác đều cũng được tính toán như vậy: B. Tính giá thành bán thành phẩm:
Sau khi tính được giá trị mỗi loại vật liệu xuất dùng cho sản xuất bán thành phẩm thông qua "Sổ theo dõi chi phí vật liệu của bán thành phẩm" (biểu số 04), số liệu ở biểu này được tính toán như sau:
Căn cứ vào tổng số lượng và số tiền của vật liệu thực tế dùng để sản xuất bán thành phẩm trong tháng (ở cột xuất của biểu số 03). Kế toán tiến hành tính chi phí NVL của từng bán thành phẩm bằng cách: lấy giá bình quân của từng loại vật liệu nhân với số lượng từng loại vật liệu đã được phân bổ cho từng loại bán thành phẩm theo "Bảng phân bổ NVL sử dụng theo đơn pha chế" (ở biểu 01)
Giá trị than đen dùng để sản xuất mặt lốp mới. 6.826,34 x 42.152kg = 287.743.881 đồng.
Như vậy, mỗi loại bán thành phẩm sử dụng bao nhiêu loại vật liệu ta tính giá trị cho bấy nhiêu loại vật liệu.
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Kế toán chi phí NVL chính: như đã trình bày ở trên, bán thành phẩm do xí nghiệp cán luyện sản xuất đưa vào giai đoạn sản xuất sản phẩm được coi như là NVL chính để sản xuất ra sản phẩm.
Số lượng bán thành phẩm sử dụng trong tháng được xác định bằng số liệu thống kê hàng tháng thông qua "bảng phân bổ bán thành phẩm, nguyên vật liệu" sử dụng cho sản xuất sản phẩm (BIểu số 05)
Đơn giá bán thành phẩm xuất dùng trong tháng được xác định theo phương pháp giá bình quân thông qua "Sổ theo dõi nhập - xuất - tồn bán thành phẩm" (Biểu số 06) trong tháng.
Cách tính như sau:
Đơn giá bán thành phẩm bình quân xuất dùng trong tháng = Giá trị BTP tồn đầu tháng + Giá trị BTP nhập trong tháng
Số lượng BTP tồn đầu tháng + Số lượng BTP nhập trong tháng Giá trị BTP xuất dùng trong tháng = Số lượng BTP xuất dùng trong tháng x Đơn giá bình quân
Giá trị bán thành phẩm nhập trong tháng chính là giá thành sản xuất bán thành phẩm đó trong tháng. Số liệu được lấy ở dòng tổng cộng của mỗi loại bán thành phẩm trong (biểu số 04) "Sổ theo dõi chi phí NVL của bán thành phẩm" còn về
lương bán thành phẩm nhập trong tháng do thủ kho bán thành phẩm của công ty đưa số liệu lên.
Cụ thể như cách tính toán sau:
Đơn giá bình quân 1kg than đen xuất dùng trong tháng = 252.118.755 Giá trị mặt lốp mới xuất dùng = 142.512 x 11.865,95 = 1.691.041.692đ.
Trong tháng, sau khi xác định được giá trị của từng loại bán thành phẩm dùng vào sản xuất và tổng giá trị bán thành phẩm xuất dùng trong tháng, kế toán văn cứ vào bảngphân bổ bán thành phẩm, nguyên vật liệu (Biểu số 05) để tiến hành phân bổ giá trị của từng loại bán thành phẩm cho từng sản phẩm thông qua "Sổ phân bổ bán thành phẩm cho từng sản phẩm" (Biểu số 07). Cột tổng cộng của biểu số 07 chính là cột xuất dùng trong kỳ của biểu số 06. Phân bổ giá trị của mỗi loại bán thành phẩm cho từng sản phẩm, kế toán căn cứ vào lượng đã được phân bổ ở biểu số 05 nhân với đơn giá của bán thành phẩm đó.
- Kế toán chi phí vật liệu khác: để sản xuất ra sản phẩm, ngoài bán thành phẩm, sản phẩm của công ty còn cần nhiều loại NVL khác như: vải ôtô, vải phin, thép fi 10, PE bọc lốp, thùng các ton... và các vật liệu dùng để đốt lò lưu hoá sản phẩm. Để theo dõi các chi phí này kế toán thông qua "Sổ theo dõi nhập - xuất - tông, vải, kim loại, vật liệu khác, nhiên liệu" (Biểu số 08).
Hàng tháng kế toán giá thành căn cứ vào số lượng vật liệu dệt, vật liệu kim loại, vật liệu khác, nhiên liệu... xuất kho công ty cho các xí nghiệp (xuất theo định mức). Và số tiền (cột tổng cộng ở biểu 02) ghi vào cột nhập trong kỳ cộng tồn cuối kỳ (Về lượng), từ đó lượng xuất trong kỳ được tính toán như sau:
Đơn giá xuất trong kỳ được tính theo đơn giá bình quân:
Giá trị NVL xuất dùng trongkỳ = Số lương NVL xuất x Đơn giá xuất.
Sau khi tổng hợp chi phí NVL khác xuất dùng trong tháng, kế toán tiến hành phân bổ NVL khác cho từng sản phẩm thông qua bảng "Phân bổ nguyên vật liệu khác cho từng sản phẩm" (Biểu số 09) .
Trong biểu 09, về lượng mỗi loại vật liệu phân bổ cho từng sản phẩm được lấy ở bảng phân bổ bán thành phẩm, NVL cho sản phẩm (ở biểu 05), đơn giá được lấy ở biểu 08. Cách phân bổ cho từng sản phẩm như biểu 07 "Phân bổ bán thành phẩm cho từng sản phẩm".
Vi dụ: Giá trị vải ôtô xuất dùng cho lốp 1.200 - 200. 8.019 x 56.323,96 = 451.661.835 đồng.
Tổng cộng giá trị của cac s NVL phân bổ cho từng sản phẩm, kế toán cộng thêm phần chi phí về bán tỏ phân bổ cho sản phẩm đó (lấy ở dòng tổng cộng của mỗi sản phẩm ở biểu 07). Dòng tổng cộng chính là tổng chi phí về NVL phân bổ vào giá thành sản phẩm đó.
- Kế toán chi phí nhiên liệu: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành xác định tổng chi phí nhiên liệu xuất dùng vào sản xuất thông qua biểu số 08 "Sổ theo dõi nhập - xuất - tồn vải, kim loại, vật liệu khác, nhiên liệu"
Sau đó căn cứ vào số tiền đã được xác định và lượng phân bổ cho từng sản phẩm thông qua "Bảng phân bổ nhiên liệu" (Cở biểu số 10).
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Các sản phẩm của công ty luôn tồn tại ở 2 loại đơn giá lương, đó là đơn giá tiền lương thực tế áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và đơn giá tiền
lương xây dựng với cấp trên, đồng thời được sử dụng để xác định tổng số chi phí tiền lương hạch toán vào giá thành sản phẩm trong tháng. Vì vậy tổng số tiền lương được tính vào gtfspr hàng tháng thường lớn hơn tổng số tiền lương thực tế đã trả trong tháng. Sở dĩ có khoản chênh lệch này là để bù đắp thu nhập khi công ty gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, góp phần ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào sản lượng thực tế nhập kho và một số khoản thực tế đã trả, lập "Bảng phân bổ tiền lương, BHXH và giá thành sản phẩm" (Biểu số 11). Kế toán tiền lương trích 19% BHXH.
Tổng lương cơ bản : 246.115.079 đồng.
15% BHXH theo lương cơ bản : 26.049.168 đồng. 2% BHYT theo lương cơ bản : 3.473.220 đồng. 1% KPCĐ theo lương cơ bản : 17.239.477 đồng.
Vậy tổng BHXH phải tính trong tháng 5/1999 là 46.761.865 đồng.
Sau khi nhận bảng tổng hợp của kế toán tiền lương, kế toán giá thành tách riêng phần tiền lương và BHXH đã tính trực tiếp cho các sản phẩm và cộng các chi phí tiền lương và BHXH của công nhân sản xuất xí nghiệp cán luyện, cơ điện... rồi phân bổ lại cho từng sản phẩm theo tiêu chức tỷ lệ với tiền lương đã tính trực tiếp thông qua biểu 12 "bảng phân bổ tiền lương và BHXH"
c. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung của công ty được tính toán tập hợp chi phí và tính giá thành chia thành hai loại để theo dõi và phân bổ sản phẩm đó là chi phí năng lượng phân
bổ cho các loại sản phẩm theo định mức và chi phí khác phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức tiền lương.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành xác định chi phí năng lượng dùng vào sản xuất thông qua số chữ điện của Sở điện của tháng đó nhân với đơn giá điện (nghĩa là tổng số tiền phải trả cho sở điện). Kế toán phân bổ cho từng sản phẩm theo tỷ lệ với số chữ điện thực tế công ty dùng, được phòng công nghệ thể hiện ở biểu số 05 "Bảng phân bổ bán thành phẩm, NVL cho từng sản phẩm". Số chữ điện ở công ty với số chữ điện của Sở điện thường xuyên có sự chênh lệch nhau do Sở điện đọc đồng hồ điện không cùng ngày với công ty. Kế toán phân bổ tiền điện cho từng sản phẩm thông qua "Bảng phân bổ chi phí năng lượng cho từng sản phẩm" (biểu số 13).
d. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
Các chi phí này được kế toán căn cứ vào bảng phân bổ số 1, 2, 3 các bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào các cột và cung cấp dòng cho phù hpựp với bảng kê số 4 (Biểu số 14) .
Từ số liệu tậop hợp được chi phí sản xuất chung ở bảng kê số 4, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tiến hành phân bổ cho từng đối tượng sử dụng, theo tiêu thức tỷ lệ với tiền lương tính vào giá thành sản phẩm. Bước phân bổ này được kế toán tiến hành ngay trên sổ tổng hợp giá thành thực tế. Tổng giá trị phân bổ theo tiêu thức tiền lương là số tổng cộng đã tập hợp được ở sổ theo dõi chi phí sản xuất chung đã trừ đi phần chi phí năng lượng tập hợp ở TK 335.
Để xác định lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm, hàng tháng, cuối mỗi tháng đại diện phòng tài vụ công ty và thống kê các xí nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang, Sản phẩm dở dang của công ty bao gồm: bán thành phẩm đang làm dỡ trên các công đoạn sản xuất, bán thành phẩm tồn kho ở các xí nghiệp, các sản phẩm dở dang chưa đến công đoạn cuối.
Ví dụ: Lốp ôtô chỉ mới hình thành nhưng chưa đắp mặt lốp các ống vải vừa mới hoàn thành giai đoạn dán ống... nhưng đều đang ở các mức độ hoàn thành khác nhau. Bằng việc cân, đo, đếm ở từng xí nghiệp, trên từng dây chuyền và căn cứ vào định mức tiêu hao bán thành phẩm, NVL nhóm kiểm kê tiến hành quy đổi sản phẩm dở dang về dưới dạng bán thành phẩm, NVL ban đầu như: kg bán thành phẩm, kg vải ôtô, hoặc mét vải phin...
Sau đó lập biểu bảng kê cuối tháng cho từng xí nghiệp. Biên bản kiểm kê hàng tháng được định mức kỹ thuật công nghệ công ty tổng hợp lại từ các xí nghiệp để tính ra số lượng bán thành phẩm, NVL tồn của công ty.
Sau khi tính được số lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu dở dang cuối kỳ (số lượng bán thành phẩm, NVL tồn cuối kỳ) ta tính được lượng váb thành phẩm , nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng.
Số lượng BTP, NVL xuất dùng cho SX trong tháng = Số lượng NVL, BTP tồn đầu kỳ + Số lượng BTP,NVL nhập trong kỳ (SL nhận từ kho công ty trong tháng) Số lượng NVL, BTP tồn kho cuối đầu kỳ
Sau khi xác định được số lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng, định mức công nghệ, công ty tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm thông qua "Bảng phân bổ bán thành phẩm, NVL" (Biểu số 05)
Số liệu ở biểu 05 đã được đối chiếu giữa xí nghiệp với xí nghiệp, giữa kho với xí nghiệp và được phòng công nghệ phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa trên định mức đã được ban hành (Cứ 1064 chiế lốp ôtô 1200-20: cần36.946kg bán thành phẩm MLM, 14.758kg bán thành phẩm TT...)
f. Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Trên cơ sở các chi phí sản xuất và tập hợp và đã phân bổ cho từng sản phẩm, kế toán giá thành tổng hợp lại thông qua "Sổ tổng hợp giá thành thực tế" (biểu số15) . Phần III MỘT SỐ ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG I. NHỮNG ƯU ĐIỂM, NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CẦN PHẢI HOÀN THIỆN TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU Đà NẴNG :
1. Ưu điểm:
Công ty Cao Su Đà Nẵng đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Làm đúng theo quy định của Nhà nước về chế độ kế toán tài chính và đã xác định đúng mức tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phòng kế toán công ty thực hiện một cách nghiêm túc. Với đội ngũ cán bộ kế toán của công ty có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm , đã làm cho khối lượng của công việc giảm nhự và đảm bảo được tính chính xác cao.
Một thành công trong công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty là đã tổ chức tốt việc quản lý nguyên vật liệu về mặt hiện vật, luôn luôn khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất. Mỗi khi đưa vào sản xuất một mặt hàng nào đó công ty đều xây dựng