7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
An Lão nằm phía Tây Bắc của tỉnh Bình Định; phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi); phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh; phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện KBang (tỉnh Gia Lai). Trung tâm huyện cách Quốc lộ 1A 32km về hướng Tây Bắc, cách thành phố Quy Nhơn 115km về hướng Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên 69.688,02 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 6.964,5 ha, đất lâm nghiệp 60.047 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 08 ha; dân số 27.859 người; mật độ dân số 40 người/km2; Huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 09 xã và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135.
An Lão có vị trí địa lý tương đối bất lợi trong giao lưu phát triển kinh tế- xã hội; nhưng bù lại, huyện An Lão lại có những thế mạnh trong phát triển lâm nghiệp như: Diện tích để trồng cây gỗ lớn, trồng cây dược liệu, giàu tài nguyên khoáng sản và có tiềm năng phát triển du lịch.
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
An Lão là nơi ít nắng nhất tỉnh. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông huyện và thung lũng sông An Lão; nhiệt độ trung bình năm 22- 240c. Lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, đạt bình quân 2.400-3.200 mm/năm; mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 (khoảng 70%). Độ ẩm trung bình năm 80-90%, cao hơn mức trung bình các huyện khác trong tỉnh. [53]
2.1.1.3. Tài nguyên đất. Theo số liệu thống kê năm 2020, An Lão có diện tích là 69.688,02 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 6.964,8 ha, đất lâm nghiệp: 60.047,3,1 ha, đất chuyên dùng: 960,7 ha, đất ở: 280,9 ha, đất nuôi trông thủy sản (tiềm năng) 22,6 ha và đất chưa sử dụng: 303,1 ha. Đất đai của huyện An Lão màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng rừng.
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất của huyện An Lão năm 2020
Đơn vị tính ha Đơn vị Hành chính Tổng diện tích (ha) Trong đó Đất sản xuất NN Đất lâm nghiệp Nuôi trồng TS chuyên dùng Đất ở Thị trấn An Lão 1.441,0 490,9 665,9 2,2 109,9 31,1 Xã An Hưng 6.619,0 729,7 5.614,3 0,6 79,9 26,5 Xã An Trung 6.854,2 922,8 5.467,0 2,8 219,7 41,2 Xã An Dũng 4.247,4 572,5 3.445,5 0,1 71,7 12,4 Xã An Vinh 8.517,6 363,5 7.941,3 0,6 42,4 13,2 Xã An Toàn 26.274,9 622,3 25.416,2 - 82,6 7,3 Xã An Tân 2.327,1 553,3 1.547,6 0,8 65,9 44,2 Xã An Hoà 4.115,7 1.789,1 1.767,3 - 220,0 89,5 Xã An Quang 5.532,1 583,0 4.822,3 0,4 35,5 9,6 Xã An Nghĩa 3.759,0 337,7 3.360,0 0,4 33,3 5,8 Tổng cộng 69.688,02 6.964,8 60.047,3 8,0 960,7 280,9
2.1.1.4. Tài nguyên nước
Nước mặt: Lượng mưa trung bình năm trên địa bàn huyện là 1.900- 2.100 mm; có tới 80% tổng lượng mưa và 2/3 số ngày mưa trong năm diễn ra trong 04 tháng mùa mưa; một phần lượng nước này bị bốc hơi, ngấm trong đất, phần còn lại, tạo thành dòng chảy bề mặt trung bình cho toàn huyện khoảng 950 mm. Tổng diện tích lưu vực của sông An Lão và các hồ chứa khối lượng nước ước tính hàng chục tỷ m3/năm. Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú, chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt, nhưng nhược điểm là khai thác sâu và có hiện tượng cạn kiệt vào mùa khô.
Hiện nay, tại huyện An Lão đang được đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Đồng Mít. Tổng quy mô đầu tư xây dựng 2.143 tỉ đồng. Diện tích hồ chứa 14,94 triệu m2, dung tích chứa nước chứa 89,84 triệu m3. Đây là công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Bình Định để cung cấp nước cho 04 huyện An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn và Phù Mỹ, cung cấp nước sinh hoạt cho 276.000 người và phục vụ các khu công nghiệp diện tích 230 ha.
2.1.1.5. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất quy hoạch vào mục đích lâm nghiệp của huyện 64.811.78 ha, trong đó đất có rừng 57.142,91 ha (rừng tự nhiên 47.539,09 ha, rừng trồng 9.603,82 ha), đất chưa có rừng 7.668,87 ha.
Về đa dạng sinh học, huyện An Lão có khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn (KBTTN) có hệ thực động thực vật khá phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra năm 2020: Độ che phủ thảm thực vật rừng 19.832,3ha. Khu Bảo tồn, chủ yếu là rừng tự nhiên 19.784,0 ha chiếm 88,1%. Đặc biệt rừng giàu (rừng nguyên sinh) là 11.727,8 ha, chiếm 52,2%; rừng trung bình 981,5 ha, chiếm 4,4%; rừng nghèo và rừng non là 7.074,7 ha, chiếm 31,5%. Thảm thực rừng chủ yếu là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới kiểu rừng này diện tích là 11.175,6 ha, chiếm 49,7% tổng diện tích khu bảo tồn. Thành phần thực
Bảng 2.2: Thành phần thực vật bậc cao ở KBTTN An Toàn STT Ngành thực vật Họ Chi Loài Tỉ lệ % 01 Ngành Hạt trần (Pynophyta) 2 4 6 1,1 02 Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) 94 285 520 95,1 2.1 Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida) 80 234 435 79,6 2.2 Lớp 1 lá mầm(Liliopsida) 14 51 85 15,5 03 Khuyết thực vật (Psilotophyta) 14 15 21 3,8 Tổng cộng 110 304 547 100
Nguồn: Báo cáo Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn năm 2020
Về thực vật có 547 loài bậc cao có mạch thuộc 304 chi và 110 họ; về động vật có 300 loài thuộc 89 họ và 28 bộ của 4 lớp thú, chim, bò sát và lưỡng thể. Hệ động thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn có 10 loài thực vật, 72 loài động vật thuộc diện quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 59/2010/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT có 04 loài thực vật, 14 loài động vật thuộc quý hiếm [46]
Điển hình cho cho các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm và nguy cấp là các loài động vật như: Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea), Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Vượn má hung (Nomascus garbriellae), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Nai (Cervus unicolor), Gà lôi vằn (Lophura nycthemera annamensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Trĩ sao (Rheinartia ocellata). Các loài thực vật như: Trắc mật (Dalbergia cochinchinensis), Trầm hương (Aquilaria cassna), Du mooc (Baccaurea annamensis), Hoa khế (Nuihonia sclerantha)
Bảng 2.3: Kết quả điều tra khu hệ động vật rừng KBTTN An Toàn
STT Lớp
Số lượng chia theo bộ họ loài
Bộ Họ Loài 01 Thú 11 27 83 02 Chim 14 45 141 03 Bò sát 02 13 47 04 Lưỡng thể 01 07 29 Tổng cộng 28 92 300
Nguồn: Báo cáo Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn năm 2020