Yếu tố về nguồn vốn và năng lực tài chính:
- Với thế mạnh về nguồn vốn lớn cùng định hướng sẵn sàng đầu tư cho các hoạt động marketing từ Ban lãnh đạo, TPBank hoàn toàn có đủ năng lực tài chính để đầu tư bài bản cho các hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh giá trị thương hiệu, gia tăng giá trị thương hiệu và đem lại hiệu quả kinh doanh bền vững trong dài hạn.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng tại TPBank còn nhiều hạn chế do sự chồng chéo, chưa đồng bộ giữa các hoạt động marketing tại Hội sở và các hoạt động marketing tại các chi nhánh, các PGD khiến cho hoạt động marketing chưa thực sự phát huy hiệu quả như kỳ vọng, đi kèm với đó là tự tiêu tốn về kinh phí và nguồn nhân lực hỗ trợ vận hành hoạt động marketing.
Yếu tố về chất lượng quản lý và chất lượng nguồn nhân lực:
- Tổng số cán bộ nhân viên của TPBank tính đến thời điểm 31/3/2021 là 7.475 người, tăng thêm gần 800 người so với Quý 1 năm 2020. Ban lãnh đạo luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được chiến lược phát triển của toàn ngân hàng. Chất lượng nhân viên được kiểm soát sát sao từ khâu đầu vào với chính sách và quy trình tuyển dụng nghiêm túc, theo đúng vị trí công việc và chuyên môn, có trình độ và chuyên môn được tuyển chọn kỹ lưỡng, yêu cầu tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành. Với đặc thù là một “ngân hàng số” hàng đầu Việt Nam, chất lượng nhân viên còn được đánh giá và tinh tuyển với yêu cầu ham học hỏi, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với công nghệ và
81
phù hợp với phản ứng của thị trường và khách hàng, cùng cách tiếp cận hiệu quả và khéo léo đã giúp TPBank đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Các hoạt động marketing này góp phần quan trọng trong việc phát triển và định vị, xây dựng hình ảnh thương hiệu và vị thế của TPBank trên thị trường tài chính, đồng thời mang lại những lợi ích thực tế, nâng cao uy tín - sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng, đáp ứng và làm hài lòng khách hàng, tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, giảm chi phí và rút ngắn thời gian.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động marketing trong sự phát triển của ngân hàng. Tác giả tin rằng, những giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing, bao gồm các giải pháp về sản phẩm dịch vụ, giải pháp về giá cả, giải pháp về phân phối, giải pháp về xúc tiến- truyền thông, giải pháp về con người, giải pháp về quy trình dịch vụ, giải pháp về bằng chứng hữu hình mà tác giả đề cập đến sẽ mang tính thực tiễn cao, thiết thực và khả thi cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Ngân hàng có thể xem đây là một hướng đi cho hoạt động marketing của mình trong giai đoạn tới để khắc phục những hạn chế và phát huy tối đa nguồn lực sẵn có để có được kết quả kinh doanh đạt ngưỡng trên kỳ vọng.
Các nghiên cứu, giải pháp đưa ra chỉ dừng ở góc độ chung, chưa đi sâu mang tính kỹ thuật. Tuy có sự cố gắng và nỗ lực trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, song khó tranh khỏi những thiếu sót và yếu tố chủ quan của tác giả. Rất mong được sự góp ý của Quý thầy cô, Quý đồng nghiệp và các Cơ quan, Tổ chức có quan tâm tới đề tài này.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình của Cô hướng dẫn khoa học, sự quan tâm của khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Ngoại Thương, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Al Ries và Jack Trout, 2018, Định vị: Cuộc chiến trong tâm trí (Positioning: The Battle of Your Mind)
2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong từ năm
2017 đến năm 2020.
3. Kotler, Philip, 2013, Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Lại Hồng Vân, Vũ Hoàng Anh, Mai Bích Ngọc. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.
4. Kotler, Hermawan Kartajaya, Hooi Den Huan, 2018, Marketing để cạnh tranh:
từ Châu Á vươn ra Thế giới trong kỷ nguyên tiêu dùng số. Dịch từ Tiếng anh.
Người dịch: Lê Thùy Giang, Nguyễn Đức Quang: Nhà Xuất Bản Trẻ. 5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 810/QĐ-NHNN.
6. Lưu Văn Nghiêm, 2008, Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân. 7. Nguyễn Thị Minh Hiền, 2007. Marketing ngân hàng, NXB Thống kê
8. Trầm Thị Xuân Hương, 2012, Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
9. Trịnh Quốc Trung, 2011, Marketing ngân hàng. NXB Lao động xã hội. 10. Trương Quang Thông, 2012, Giáo trình Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
11. Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân, 2018. Tổng quan về Marketing ngân hàng.
12. VCBS, 2021. Báo cáo triển vọng ngành Ngân hàng năm 2022
MỘT SỐ WEBSITE tham khảo
1. https://tpb.vn 2. https://www.gso.gov.vn/ 3. http://vneconomy.vn 4. https://www.ama.org 5. https://cafef.vn/ 6. https://vietnamnet.vn/ 7. https://brandsvietnam.com 8. https://vnexpress.net/