Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP TiênPhong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 38 - 40)

Ngân hàng TMCP Tiên Phong nhận Giấy phép thành lập số 123/NH-GP ngày 05/05/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2008. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ từ khi còn là Dự án, TiênPhongBank (tên đầu tiên của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trước khi đổi sang nhận diện mới TPBank vào năm 2013) dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, là ngân hàng đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số và dịch vụ khách hàng. Với quyết tâm khẳng định vị thế “Ngân hàng số số 1 tại Việt Nam”, Ngân hàng TMCP Tiên Phong luôn lấy công nghệ số và đổi mới sáng tạo làm trụ cột và nòng cốt cho sự phát triển.

Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng TMCP Tiên Phong triển khai được hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước với 01 hội sở, 01 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, tổng hơn 36 chi nhánh, 46 phòng giao dịch đặt tại 16 tỉnh/ thành phố trên khắp cả nước; cùng hơn 299 điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank. Tổng số lượng nhân viên tính đến năm 2021 là hơn 7000 người. Vốn điều lệ tăng lên 10.716 tỷ đồng, vốn hóa trên thị trường chứng khoán vượt 1,2 tỷ đô la Mỹ.

- Sơ đồ tổ chức:

Ngân hàng TMCP Tiên Phong được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Các hoạt động của TPBank tuân thủ Luật Doanh nghiệp, Luật các Tổ chức tín dụng và Điều lệ TPBank đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. TPBank hiện không có công ty con, công ty liên kết.

29

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức TPBank

(Nguồn: https://thongtinnganhang.vn )

Bộ máy quản lý của TPBank được cấu trúc theo kiểu trực tuyến - chức năng. Trong mô hình này người lãnh đạo từng bộ phận chức năng giữ quyền quyết định trong phạm vi bộ phận của mình. Người lãnh đạo chức năng không ra lệnh trực tiếp cho người thừa hành, chỉ nghiên cứu từng tình huống rồi đề xuất ý kiến tham mưu cho quản trị viên cấp cao nhất. Tuy nhiên, cơ cấu này có nhược điểm là người lãnh đạo cao nhất phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với các bộ phận chức năng, do vậy quyết định thường phải có thời gian. Theo như sơ đồ tổ chức được công bố, bộ phận marketing trực thuộc Trung tâm truyền thông, quản

lý thương hiệu và marketing trực thuộc sự lãnh đạo và điều hành của ban giám đốc

- Sản phẩm dịch vụ:

Ngân hàng TMCP Tiên Phong cung cấp toàn bộ các sản phẩm dịch vụ và thực hiện tất cả các hoạt động thông thường của một NHTM, được sự cho phép của NHNNVN và các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, như:

30

+Các sản phẩm dịch vụ về Huy động vốn: TPBank luôn nỗ lực nghiên cứu và phát triển thị trường để đưa ra những sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện lợi, cạnh tranh gồm: Tài khoản tiết kiệm theo kỳ hạn; Chứng chỉ tiền gửi theo kỳ hạn; Trái phiếu tổ chức tín dụng; Tài khoản thông minh EZLink, …

+Các sản phẩm dịch vụ về Hoạt động tín dụng: Tín dụng tín chấp, Thế chấp cho các khách hàng cá nhân- Doanh nghiệp; Phát hành bảo lãnh với đa dạng sản phẩm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, …

+Sản phẩm kinh doanh dịch vụ ngoại tệ và thanh toán +Và các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 38 - 40)