Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cảm thụ văn học của học sinh

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng cảm thụ văn học các văn bản thơ cho học sinh lóp 5 (Trang 28 - 31)

5 .Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cảm thụ văn học của học sinh

1.2.2.1. Yếu tố sinh lý

Đề cập đến sự phát triển tâm lý của trẻ em trƣớc hết ta phải đề cập đến sự phát triển về thể chất của các em. Sự phát triển cơ thể đặc biệt là sự biến đổi của hệ thần kinh và của hoạt động thần kinh cao cấp là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đƣợc đối với sự phát triển tâm lý của trẻ ở lứa tuổi Tiểu học. Tốc độ phát triển về chiều cao và trọng lƣợng cơ thể của học sinh Tiểu học chậm hơn so với tuổi mẫu giáo. Mỗi năm, các em cao trung bình từ 2 đến 5 xăng-ti-mét và nặng thêm 400 đến 500 gam. Hệ xƣơng của trẻ em ở tuổi này đang trong thời kỳ cốt hóa nhƣng cịn nhiều mơ sụn nên dễ cong vẹo. Vì vậy, ngƣời lớn cần chú ý tƣ thế ngồi và cách lao động của các em. Những đốt xƣơng ở cổ tay chƣa hoàn toàn cốt hóa cho nên các em khơng thích luyện tập những kỹ xảo có tính chất tỉ mỉ. Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ xảo có tính chất kỹ thuật tỉ mỉ rất khó đối với các em. Chúng ta nên tránh để các em viết chữ quá nhỏ, viết láu, viết nhiều, khơng nên gị bó các em tham gia những hoạt động đơn điệu và kéo dài. Hệ cơ đang phát triển mạnh, những cơ lớn thƣờng phát triển nhanh hơn những cơ nhỏ nhất là những bắp thịt lớn, nên các em thích chạy nhảy, thích làm những việc dùng sức mạnh.

Não bộ của trẻ lên 7 tuổi đạt khoảng 90% trọng lƣợng não ngƣời lớn và đến 12 tuổi thì bằng trọng lƣợng não ngƣời lớn, thùy trán phát triển mạnh. Tế bào não phát triển về thành cấu tạo, độ lớn và phân hóa rõ rệt. Cấu tạo tế bào

não của trẻ lên 8 tuổi khơng có gì khác so với tế bào não của ngƣời lớn. Não bộ đang tiếp tục hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng. Ở học sinh Tiểu học có thể thành lập hệ thống liên hệ thần kinh phức tạp nhƣng chƣa thật vững chắc. Vỏ não chƣa hoàn toàn điều khiển đƣợc những phần dƣới vỏ. Nên ở tuổi này trẻ dễ nhớ nhƣng cũng chóng qn và thƣờng kìm hãm những cảm xúc và nhiều khi chƣa có khả năng tự kiềm chế bản thân. Ức chế đang phát triển và tiến tới cân bằng hƣng phấn.

Hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh Tiểu học chiếm ƣu thế so với hệ thống tín hiệu thứ hai. Trong quá trong quá trình học tập ở nhà trƣờng, hệ thống tín hiệu thứ hai dần dần đƣợc phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò lớn trong hoạt động nhận thức (do ngôn ngữ phát triển, các em hiểu đƣợc các ký hiệu, các công thức trong bài học), cũng nhƣ trong việc điều chỉnh hành vi của các em. Đó là cơ sở sinh lý của sự phát triển tƣ duy trừu tƣợng và hành động ý chí của trẻ.

1.2.2.3. Yếu tố tâm lý

Học sinh lớp 5 đã bƣớc vào tuổi thiếu niên. Các em lớn nhanh, kích thƣớc và tổ chức cơ thể đã tiến gần đến ngƣời trƣởng thành. Hành vi và đời sống nội tâm của các em đã có những thay đổi đột biến.

Nét đặc thù của nhân cách học sinh ở tuổi này là ý thức mình khơng cịn là trẻ con. Vì vậy, tuy hành vi vẫn là trẻ con nhƣng các em lại muốn tỏ ra mình là ngƣời lớn. Các em dễ cáu khi bị ngƣời lớn âu yếm nhƣ trẻ con, bƣớng bỉnh và khó bảo nếu khơng đƣợc tôn trọng, không đƣợc cƣ xử bình đẳng. Vì vậy, tuổi này đƣợc gọi là tuổi chuyển tiếp.

Do sự cân bằng cơ thể trẻ bị phá vỡ, sự cân bằng cơ thể ngƣời lớn còn chƣa vững chắc, các em dễ xúc động và xúc động cao. Tình trạng dâng trào cảm xúc khiến trẻ em tuổi này có một sự đổi thay đáng kể là các em đã thay đổi hoạt động sáng tạo yêu thích là vẽ ở giai đoạn trƣớc tuổi đến trƣờng và đầu Tiểu học bằng hình thức sáng tạo lời. So với vẽ và đặc điểm là những bức vẽ trẻ em cịn chƣa hồn thiện, thì lời nói cho phép diễn đạt dễ dàng hơn rất nhiều những quan hệ phức tạp, những tính chất bên trong, những sự vận động, logic,

sự phức tạp của sự kiện. Vì vậy từ lớp 5, hoạt động u thích của trẻ là sáng tạo văn học. Điều này có thể thấy rõ qua các bài viết của trẻ đặc biệt là những bài đƣợc đăng trên các trang báo, các số báo lớp do các em tự tổ chức biên tập, sáng tác. Nếu đƣợc học văn theo một chƣơng trình đúng, một phƣơng pháp tốt thì trẻ em ở tuổi này rất thích học văn, và loại bài tập viết theo đề tài tự do rất đƣợc các em yêu thích. Đƣợc viết những xúc động từ trong lòng, đƣợc thả sức tƣởng tƣợng, khơng ít học sinh đã viết những bài khá hoàn chỉnh và hấp dẫn nhƣ những sáng tác văn học trẻ em thật sự.

Sự cảm thụ văn học ở học sinh lớp 5 cịn chƣa hồn thiện so với ngƣời lớn và đƣợc phân biệt bởi những đặc điểm sau:

Thứ nhất, các em chịu sự chi phối mạnh mẽ của tình cảm, sự vƣợt trƣớc của tình cảm so với quá trình phân tích – tổng hợp. Cụ thể là học sinh lớp 5 thƣờng thờ ơ với những nhân vật ít hành động, tức là những nhân vật giàu suy tƣ. Các em thƣờng bỏ qua hay chỉ đọc lƣớt những đoạn bình luận, suy nghĩ, triết lý của nhân vật hay tác giả, vì cho là khơng thú vị. Các em thích đọc nhân vật hành động, cả trong trƣờng hợp các nhân vật ấy đƣợc miêu tả sơ lƣợc, không tạo nên những biểu tƣợng về tính cách. Vì tình cảm vƣợt trƣớc q trình phân tích – tổng hợp và ấn định các biểu tƣợng nên học sinh tuổi này thƣờng cảm tính, chủ quan khi gán cho nhân vật của tác phẩm những nét tính cách thiếu căn cứ trong văn bản. Thiện chí và sự thông cảm làm các em sẵn sàng thấy nhân vật mình u thích chỉ có những nét tính cách tốt và dễ dàng đánh giá cao nhân vật hơn mức mà nhân vật có. Ngƣợc lại, sự ác cảm là các em thấy nhân vật mình khơng u thích chỉ có những nét xấu và gán cho nhân vật những lời nhân vật không đáng phải nhận. Đó là sự quá khích của phản ứng cảm xúc ở lứa tuổi mà hiểu biết về cuộc sống cịn nơng cạn và đơn giản.

Thứ hai là sự phát triển chƣa hồn thiện của óc phân tích. Năng lực phân tích của học sinh lứa tuổi Tiểu học chƣa phát triển. Nếu cần phân tích các nhân tố của tác phẩm, các em dễ dàng phân tích đƣợc những hành động của nhân vật, những tình huống nhân vật hành động, vẻ ngồi là những đặc điểm đƣợc

thể hiện một cách trực quan và dễ nhận biết. Nhƣng các em khó phân tích hơn về những đặc điểm tính cách của nhân vật.

Ví dụ: các em có thể nhận xét Lƣu Bị là ngƣời hiền lành, Trƣơng Phi là ngƣời tính nóng nhƣ lửa, nhƣng khó nói Quan Vân Trƣờng là ngƣời nhƣ thế nào trong sự khác biệt với hai nhân vật trên, vì để diễn tả tính cách phức tạp của Quan Vân Trƣờng cần phải sử dụng những từ ngữ tinh tế hơn. Khó hơn nữa khi yêu cầu các em phân tích ý nghĩ, cảm xúc và hành vi ít hiện ra bên ngồi của nhân vật, phân tích đặc điểm ngơn ngữ làm bộc lộ tính cách của nhân vật.

Thứ ba là sự thiếu hoàn thiện của năng lực so sánh – tổng hợp. Học sinh lớp 5 có thể so sánh đƣợc hành động của nhân vật này so với hành động nhân vật khác, động cơ hành động của nhân vật này so với nhân vật khác. Nếu những hành động, động cơ này đƣợc thể hiện rõ ràng, trực quan. Song các em khó so sánh, tổng hợp những hành động, động cơ, ý nghĩa, cảm xúc,… của các nhân vật nếu chúng không đƣợc bộc lộ một cách dễ nhận thấy, lại quá xa nhau về thời gian. Ví dụ: các em khó so sánh hành động, suy nghĩ của các nhân vật trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” ở nhiều chƣơng, hồi khác nhau, khó tổng hợp, liên kết những hành động, động cơ, suy nghĩ ấy để hiểu đƣợc tính cách của các nhân vật.

Nhƣ vậy, các yếu tố tâm lý cũng ảnh hƣởng nhiều đến năng lực cảm thụ văn học ở học sinh. Các em nhìn nhận đƣợc những nét nổi vật bên ngồi mà không thấy đƣợc những đặc điểm, tính cách bên trong nên năng lực cảm thụ văn học các em bị ảnh hƣởng.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng cảm thụ văn học các văn bản thơ cho học sinh lóp 5 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)