Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng cảm thụ văn học các văn bản thơ cho học sinh lóp 5 (Trang 93)

7. Cấu trúc của đề tài

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phân tích tính kết quả thực nghiệm

* Về phía học sinh:

Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi đã theo dõi những chuyển biến về mức độ nhận thức và kết quả học tập của học sinh. Chúng tôi thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với so với trƣớc khi thực nghiệm và so với lớp đối chứng. Cụ thể, kết quả định tính đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả định tính

Các tiêu chí đánh giá Lớp thử nghiệm Lớp đối chứng Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1. Học sinh tái hiện lại đƣợc kiến thức và cảm thụ văn bản 31 91,1% 27 79,4% 2. Học sinh có khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo 29 85,3% 26 76,5% 3. Học sinh hứng thú khi làm bài tập cảm thụ văn học 32 94,1% 24 70,6%

Qua quan sát, thăm dò ý kiến của học sinh, chúng tôi nhận thấy: + Học sinh hứng thú khi tham gia học cảm thụ văn học.

+ Học sinh làm bài một cách độc lập, chủ động, phát huy đƣợc sự thông minh, sáng tạo khi làm các bài tập cảm thụ văn học.

+ Học sinh đều hoàn thành tốt bài tập của mình trong thời gian quy định. Nhƣ vậy, việc sử dụng và thiết kế hệ thống bài tập cảm thụ văn học đã kích thích hứng thú học tập cảm thụ văn học và có những tác động tích cực đến học sinh. Đây là cơ sở cho thấy việc áp dụng này trong nhà trƣờng Tiểu học không những giúp nâng cao chất lƣợng học tập mà còn phù hợp với tâm – sinh lý lứa tuổi Tiểu học.

* Đối với giáo viên :

Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thử nghiệm về chất lƣợng và sự phù hợp của việc dạy học Tập đọc có sử dụng bài tập bài tập cảm thụ văn học là hoàn toàn phù hợp và có hiệu quả cao. Việc sử dụng bài tập cảm thụ văn học giúp học sinh có cơ hội để phát triển tốt hơn về năng lực cảm thụ văn học đồng thời giúp mở rộng vốn từ và khả năng sử dụng từ ngữ của các em. Từ đó các em có hứng thú hơn trong việc học phân môn Tập đọc nói riêng và môn tiếng Việt nói chung. Hệ thống bài tập cảm thụ văn học đã đảm bảo yêu cầu, dễ sử dụng và phục vụ có hiệu quả trong quá trình học tập.

3.5.2. Phân tích định lƣợng kết quả thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lƣợng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng một câu hỏi cảm thụ văn học.

Kết quả kiểm tra đã cho thấy, số lƣợng bài hoàn thiện tốt tăng lên, điều này đã khẳng định việc thiết kế và sử dụng bài tập cảm thụ văn học trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 đã bƣớc đầu đem lại hiệu quả nhất định.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ vào mức độ học sinh nhận thức, trình bày trong bài kiểm tra. Phân loại theo 3 mức độ sau đây:

+ Hoàn thành tốt + Hoàn thành + Chƣa hoàn thành

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau khi thử nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp Số lƣợng bài kiểm tra Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Thực nghiệm (5A) 34 12 35,3 20 58,8 2 5,9 Đối chứng (5C) 34 10 29,4 22 64,7 2 5,9

Từ bảng so sánh trên, ta có biểu đồ biểu hiện cụ thể:

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Qua bảng thống kê trên ta thấy tỉ lệ bài xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành ở lớp thực nghiệm đã tăng lên rất đáng kể. Kết quả các bài ở lớp đối chứng vẫn giữ gần nguyên kết quả đã khảo sát lần đầu. Trong phần tìm hiểu bài học sinh ở lớp thực nghiệm trả lời các câu hỏi giáo viên đƣa ra sâu hơn thể hiện mức độ nhận thức về vấn đề mà giáo viên hỏi là cao hơn so với học sinh

0 10 20 30 40 50 60 70

Hoàn thành tốt Hoàn thành tốt Chưa hoàn thành

lớp đối chứng, các em đã nói đƣợc những suy nghĩ, những cảm nhận của bản thân mình về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Học sinh ở lớp đối chứng trả lời các câu hỏi của giáo viên đƣa ra ở dạng câu ngắn, không đi sâu vào cảm thụ văn học. Các em nhận biết đƣợc những câu văn, câu thơ hay nhƣng hay nhƣ thế nào thì các em lại không diễn đạt đƣợc.

Kết quả này cho thấy, việc xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học cho học sinh trong giờ Tập đọc đã mang lại hiệu quả cao hơn so với chỉ sử dụng những câu hỏi trong sách giáo khoa và đó cũng là việc làm rất cần thiết hiện nay.

Trong quá trình thực nghiệm, tôi thấy học sinh rất hứng thú khi đƣợc tự mình viết ra những cảm nhận của bản thân về tác phẩm. Lâu nay các em chỉ trả lời miệng các câu hỏi của giáo viên đƣa ra mà chƣa tự mình viết lên suy nghĩ sau khi học xong bài. Việc các em viết ra những cảm nhận, suy nghĩ của mình về giá trị các biện pháp tu từ, các chi tiết, hình ảnh gợi tả giúp các em nhận biết đƣợc giá trị của văn chƣơng, yêu quý văn chƣơng và trau dồi khả năng viết văn chƣơng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ các bài tập cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 đã đƣợc đề xuất ở chƣơng 2. Đến với chƣơng 3, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm với nội dung nghiên cứu việc áp dụng vào sử dụng bài tập cảm thụ văn học trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5 tại hai lớp 5A (lớp thực nghiệm) và 5C (lớp đối chứng) thuộc trƣờng Tiểu học Tiên Cát – Thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.

Trƣớc khi tiến hành điều tra, khảo sát, chúng tôi đã đề ra những mục đích, nội dung, đối tƣợng, thời gian, địa điểm thực nghiệm cụ thể. Để quá trình thực nghiệm đƣợc diễn ra thuận lợi, chúng tôi đã xây dựng nội dung chi tiết, tỉ mỉ sau đó tiến hành đến các bƣớc tiếp theo. Thông qua quá trình thu thập, điều tra và đánh giá chúng tôi có thể khẳng định mức độ tiến bộ của ngƣời học trƣớc và sau khi áp dụng bài tập cảm thụ văn học vào trong quá trình dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 5.

Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu đã quyết định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng bài tập cảm thụ văn học các văn bản thơ trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ xa xƣa ông cha ta đã khẳng định: “ Ngôn ngữ là cộng cụ để tƣ duy”. Ngôn ngữ của con ngƣời phát triển chứng tỏ tƣ duy cũng phát triển. Để giúp học sinh có tƣ duy phát triển thì hiện nay trong nhà trƣờng Tiểu học đƣợc coi trọng cả về nội dung và phƣơng pháp dạy học - đặc biệt là phân môn Tập đọc, nhất là học sinh lớp 5 khi các em chuẩn bị bƣớc qua ngƣỡng cửa của bậc Tiểu học để tiến tới cánh cổng của bậc trung học cơ sở. Chính vì vậy mà phân môn Tập đọc ở Tiểu học luôn coi trọng nhiệm vụ bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dƣỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gì sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh dƣới sự dẫn dắt của thầy, cô. Những bài văn, bài thơ hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến bao nhiêu điều kỳ thú, hấp dẫn. Tuy nhiên muốn trở thành học sinh biết cảm thụ tốt các tác phẩm văn học mỗi em cần phải tự giác và phấn đấu rèn luyện về nhiều mặt.

Nhƣng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng vấn đề bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, tôi thấy vấn đề cảm thụ văn học của đa số học sinh chƣa đƣợc tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, các em thích tƣ duy trực quan mà không thích tƣ duy trừu tƣợng. Song bên cạnh đó một số ít giáo viên chƣa coi trọng việc hƣớng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ thuật của các bài tập đọc. Mà chỉ chú ý về rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Cho nên chƣa phát triển đƣợc năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ cho học sinh. Từ đó kỹ năng viết các bài văn miêu tả chƣa hay, cảm xúc còn hạn chế trong cách dùng từ đặt câu, diễn đạt ý sử dụng các nghệ thuật để câu văn sinh động, gợi cảm. Ngoài ra, sự quan tâm của gia đình chƣa đƣợc nhiều, các em chƣa tập trung chú ý trong học tập.

Do xác định đƣợc vai trò và tầm quan trọng của việc cảm thụ văn học của học sinh cũng nhƣ thấy đƣợc thực trạng và nguyên nhân của học sinh

Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, tôi đã đề xuất ra một số biện pháp trong bài tiểu luận này để giúp cho việc dạy và học cảm thụ văn học một cách tốt hơn.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề tôi rút ra đƣợc những kết luận sau:

- Bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là rất cần thiết và là việc làm thƣờng xuyên của mỗi giáo viên

- Có nhiều biện pháp để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tùy

theo điều kiện, năng lực của học sinh, lớp học mà giáo viên áp dụng phƣơng pháp dạy học cho phù hợp để giúp học sinh cảm nhận tốt bài tập đọc

- Việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ phải đi theo một trình tự nhất định, không đƣợc nóng vội mà đốt cháy giai đoạn. Điều đó sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trƣớc hết giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng văn bản rồi đến đọc hiểu, đọc diễn cảm. Sau khi thực hiện đƣợc những khâu này thì giáo viên mới đi vào tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, các biện pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng trong bài đọc. Ngoài ra, giáo viên phải đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, tƣởng tƣợng để các em suy nghĩ và trả lời.

Sau khi tìm ra đƣợc một số biện pháp, tôi đã thiết kế một số giáo án bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Tùy vào điều kiện của từng trƣờng học, lớp học, đối tƣợng học sinh… giáo viên có thể tham khảo và dạy thử nghiệm nếu thấy phù hợp với điều kiện mà trƣờng, lớp học cho phép. Tôi tin chắc rằng những biện pháp này sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy học cũng nhƣ giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm tôi rút ra đƣợc từ việc nghiên cứu vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong đƣợc sự góp ý và bổ sung của giảng viên bộ môn và bạn bè để tiểu luận đƣợc hoàn chỉnh.

2. Kiến nghị

- Nhà trƣờng cần mua thêm nhiều sách, báo tham khảo liên quan đến dạy Tập đọc cho giáo viên hơn nữa.

- Thƣ viện ở các trƣờng Tiểu học nên có tủ sách thiếu nhi và phòng đọc riêng cho học sinh trong giờ nghỉ giải lao.

- Muốn bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh đạt hiệu quả cao trƣớc hết ngƣời giáo viên phải bồi dƣỡng và rèn luyện cho mình năng lực cảm thụ văn học, đồng thời phải biết dẫn dắt, hƣớng dẫn các em tự cảm thụ các tác phẩm.

- Để học sinh có đƣợc nhận thức đúng, tình cảm đẹp đến với mỗi bài Tập đọc,

mỗi tác phẩm có một say mê, ngƣời giáo viên cần trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với thơ văn bằng phƣơng pháp linh hoạt và phù hợp.

- Ngƣời giáo viên cần cho học sinh rèn luyện liên tục, có hệ thống các bài tập cảm thụ văn học sau mỗi giờ Tập đọc.

- Để hỗ trợ cho vấn đề cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc đạt kết quả cao

giáo viên cần chú trọng truyền đạt đầy đủ các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn khác.

 Về phía học sinh

- Phải chủ động sƣu tầm sách báo để nghiên cứu phát triển khả năng cảm thụ

văn chƣơng.

- Khi học một bài Tập đọc cần nắm chắc nội dung, ý nghĩa của bài, khai thác

hết các biện pháp nghệ thuật để phát huy trí tƣởng tƣợng, sáng tạo trong học tập cũng nhƣ nâng cao khả năng cảm thụ văn học của bản thân.

- Các em nên đọc nhiều thể loại Tập đọc khác nhau nhƣ: thơ, văn xuôi… để có

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (1994),

Phương pháp dạy học Tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

[2] Vũ Dũng (2002), Từ điển tâm lí học, nhà xuất bản Khoa học xã hội.

[3] Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh (2014) – Cảm thụ

văn học tiểu học lớp 5, nhà xuất bản Hà Nội.

[4] Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Minh Tú (2009) – Đọc và

cảm thụ những bài thơ hay trong sách Tiếng Việt Tiểu học, nhà xuất bản Tổng

hợp TP. Hồ Chí Minh.

[5] Dƣơng Thị Hƣơng (2009), Giáo trình cảm thụ văn học, nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

[6] Nguyễn Thị Hƣơng (2001), Đọc hiểu văn ở Tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục.

[7] Đặng Thành Hƣng (2013), Kỹ năng dạy học và tiêu chí đánh giá, nhà xuất bản Giáo dục.

[8] Trần Mạnh Hƣởng (2013), Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[9] Đinh Trọng Lạc (2010), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục.

[10] Lê Phƣơng Nga (2015), Bồi Dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học, nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

[11] Lê Phƣơng Nga (2014), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[12] Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lý học đại cương, nhà xuất bản Giáo dục.

[13] Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lý học

sư phạm, tâm lý học lứa tuổi, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

[14] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2014), Sách giáo khoa Tiếng Việt

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH

Các em học sinh thân mến! Để góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5, vì sự nghiệp giáo dục nói chung và học Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học nói riêng, chúng tôi rất mong các em hoàn thành câu hỏi dƣới đây.

Họ và tên: ………

Lớp: ……….

Trƣờng: ………

Đề bài: Vẻ đẹp của đất nƣớc vào mùa thu trong bài thơ “Đất nƣớc” (Tiếng Việt 5, tập 2) đƣợc miêu tả qua biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Biện pháp tu từ đó góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm nhƣ thế nào? Bài làm ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Cảm ơn các em!

Giáo án thực nghiệm

Tập đọc: ĐẤT NƢỚC

( Tiếng Việt lớp 5 – tập 2)

I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nƣớc tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nƣớc, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết đọc bài thơ trôi chảy, lƣu loát, ngắt giọng đúng.

- Biết đọc bai thơ với giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nƣớc

- Học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nƣớc, tự hào về truyền thống của dân tộc.

II. Đồ dung dạy học:

- SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 2.

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGk. -Bảng phụ, phấn màu

III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1 phút 5 phút

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng cảm thụ văn học các văn bản thơ cho học sinh lóp 5 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)