1. Lý do chọn đề tài:
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5
1.2.1 Thực trạng nội dung chƣơng trình rèn kỹ năng nghe, nói trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 5 tại trƣờng Tiểu học Hữu Đô
1.2.1.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nội dung rèn kỹ năng nghe, nói trong chương trình Tiếng Việt ở trường Tiểu học Hữu Đô để nắm được các nội dung, yêu cầu cơ bản. Từ đó tìm ra ưu điểm, hạn chế về nội dung rèn kĩ năng nghe - nói để đề ra những biện pháp phù hợp nhất để rèn kĩ năng nghe, nói thông qua chương trình Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Hữu Đô.
1.2.1.2. Nội dung rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5
Để rèn kỹ năng nghe, nói cho HS lớp 5 có 2 hình thức cơ bản là: - Tình huống giao tiếp (hội thoại)
- Chủ đề (độc thoại)
Học sinh được thực hành xử lí các tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi của các em. Các em vận dụng kỹ năng dùng từ, đặt để tham gia vào hoạt động giao tiếp.
Luyện giao tiếp chính là việc luyện nghe, nói cho HS thông qua các tình huống giao tiếp và bằng giao tiếp. Hai hình thức rèn kĩ năng nghe - nói thông qua tình huống giao tiếp và chủ đề được HS thực hiện đều đặn trong các tiết học. Qua các hoạt động đó, HS áp dụng được vốn từ ngữ của mình vào các hoạt động giao tiếp mà GV đưa ra thông qua các nghi thức lời nói, hỏi – đáp hằng ngày.
Đối với HS lớp 5, nội dung giao tiếp được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp thông qua các tình huống giao tiếp. HS được rèn kĩ năng nghe - nói thông qua các chủ đề vô cùng gần gũi với các em.
Rèn kĩ năng nghe - nói cho HS lớp 5 qua các chủ đề trên thông qua các câu ca dao, câu đố, câu hỏi, đối thoại, bài hát, câu chuyện,…. Dựa vào đó, HS được luyện nghe, nói, cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách dùng từ, cách đặt câu, cách liên kết câu…
Căn cứ vào mục tiêu chung của môn Tiếng Việt, chuẩn kĩ năng nghe - nói cần đạt cho HS lớp như sau:
Đối với kĩ năng nghe cần đạt đủ 2 yêu cầu sau: nghe – hiểu và nghe – viết chính tả. HS có thể:
- Nghe - hiểu đúng những câu hỏi, lời kể, hướng dẫn, yêu cầu của người đối thoại. Nghe – hiểu và kể lại được câu chuyện, bản tin có nội dung tương đối phong phú.
- Nghe - viết đúng bài chính tả có độ dài khoảng 100 - 120 chữ trong 15 phút. Đối với kĩ năng nói cần đạt đủ 5 yêu cầu: Phát âm, sử dụng nghi thức lời nói, đặt và trả lời câu hỏi, thuật việc, kể chuyện và phát biểu thuyết trình.
- Khi phát âm, HS có thể nói rõ ràng, đủ nghe, nói liền mạch. HS bước đầu có ý thức khắc phục lỗi phát âm. Đọc rảnh mạch, lưu loát bài văn (khoảng 120 tiếng/ phút), đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ.
- Khi sử dụng nghi thức lời nói, HS có thái độ lịch sự, tự nhiên. Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,…
- Khi đặt và trả lời câu hỏi, HS trả lời đúng vào nội dung câu hỏi và biết đặt câu hỏi phù hợp, rõ ý.
- Khi thuật việc, kể chuyện, HS có thể kể lại một câu chuyện hoặc bản tin đã được nghe kể ở trên lớp hoạc trên báo đài hay các phương tiện truyền thông.
- Khi phát biểu, thuyết trình, HS biết giới thiệu về bản thân, nói năng lưu loát, tự tin, trình bày rõ ràng, khoa học, ý kiến, suy nghĩ của mình.
Hiện nay, việc rèn luyện bốn kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết được chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học đề cao. Chính định hướng này đã dẫn đến sự chuyển hướng về nội dung cũng như phương pháp dạy học đối với môn Tiếng Việt.
1.2.1.3. Đánh giá về nội dung rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5
a) Ưu điểm của nội dung rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5
Việc rèn kĩ năng nghe, nói cho các em được xoay quanh các hệ thống chủ điểm phù hợp với HS Tiểu học nói chung, và HS lớp 5 nói riêng. Hệ
thống theo chủ đề giúp HS mở rộng vốn từ ngữ, tăng cường khả năng nhận diện từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa, nhận biết được đại từ, quan hệ từ, cấu tạo câu ghép, một số phép liên kết câu,…. Điều này đảm bảo nguyên tắc, phù hợp với tâm sinh lí của HS lớp 5 và thuận lợi cho việc giảng dạy của GV theo nguyên tắc giao tiếp.
Lượng kiến thức và mức độ của hệ thống bài tập rèn kĩ năng nghe, nói cho các em được thiết kế từ đơn giản đến phức tạp. Ở mức độ đơn giản thì HS đạt được yêu cầu nói độc thoại, nói trong hội thoại hay nói các câu kết hợp với nhau tạo thành các ý. Ở mức độ cao hơn, các em sẽ tự tin trình bày ý kiến một cách tự tin, lưu loát, trôi chảy, các em biết lắng nghe, tôn trọng và hiểu được nội dung mà đối tượng giao tiếp truyền đạt, có thể đặt câu hỏi phù hợp, suy trì hội thoại theo đúng hướng, …
Các bài học trong các phân môn đã xây dựng nội dung quan tâm tới việc luyện tập và thực hành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết bên cạnh các mục cung cấp kiến thức cơ bản HS cần nắm được. Việc rèn kĩ năng nghe, nói được gắn với nội dung chủ điểm bài học giúp HS dễ dàng sử dụng những từ ngữ vừa được học áp dụng vào việc diễn đạt câu, hỏi – đáp theo chủ đề. Các xây dựng bài tập rèn kĩ năng nghe, nói được thay đổi theo nhiều hình thức khác nhau như: hình thức thuật việc, hình thức sử dụng nghi thức lời nói, hình thức đặt và trả lời câu hỏi, kể chuyện,…
b) Hạn chế về nội dung rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5 còn gặp một số hạn chế như sau:
Hệ thống bài tập rèn kĩ năng nghe, nói cho HS chưa thực sự phong phú. Chủ yếu là các bài tập nói theo chủ đề nên gây ra nhàm chán đối vói các em. Các loại bài tập rèn kĩ năng nghe, nói theo nghi thức lời nói và hơn nữa là việc luyện nghe, nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể vẫn chưa được chú trọng.
Một số chủ đề còn xa lạ đối với HS , ngoài ra, yêu cầu bài tập đưa ra cho HS còn đơn điệu.
Các dạng bài tập phân bố không đều: Bài tập về nghi thức lời nói còn hạn chế. Các bài tập ở phần luyện nói theo chủ đề quá nhiều.
Dựa vào quá trình nghiên cứu sách thiết kế bài giảng, sách giáo viên và dự giờ ở một số lớp khối 5, tôi thấy quá trình luyện nói cho HS còn quá đơn giản và chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu bài học đã đề ra đối với kĩ năng nghe, nói. Đa phần các bài luyện nói trong sách thiết kế bài giảng, sách giáo viên được thiết kế theo quy trình sau:
+ GV (hoặc HS) nêu yêu cầu bài tập. + HS khá, giỏi làm mẫu cho các bạn + Cả lớp luyện nói đề tài đã cho theo mẫu + HS, GV nhận xét bài nói của các bạn + GV sửa lỗi (nếu có)
Các bước hướng dẫn rèn kĩ năng nghe, nói cho HS chưa được rõ ràng. Một số bài tập đưa ra câu hỏi chưa tường minh, không kích thích được tư duy của HS vì đã có gợi ý cho trước. Chính vì vậy mà khi rèn kĩ năng nghe, nói cho HS, GV còn cảm thấy lúng túng trong chính quy trình mẫu đã được xây dựng trong các tài liệu giáo dục.
Theo như cách phân bố các dạng bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, bài luyện nói thường được đặt ở phần cuối cùng của mỗi bài học. Điều đó cũng góp phần không nhỏ trong việc tận dụng vốn ngôn ngữ vừa được học ở trên vào bài nói. Tuy nhiên, đề việc rèn kĩ năng nghe, nói được nâng cao hơn thì các phần cần được dạy kết hợp với nhau, không nên tách ra riêng rẽ từng phần.
Như vậy, các nội dung dạy học trong từng phân môn Tiếng Việt cần có sự thay đổi nhằm giúp HS được rèn nghe, nói nhiều hơn. Thêm vào đó, các quy trình tổ chức rèn kĩ năng nghe, nói cho HS cần được cụ thể hóa hơn nữa, làm thành các hoạt động nhỏ để dễ tiến hành, hướng dẫn cách áp dụng các cách tổ chức rèn kĩ năng nghe, nói phù hợp với tâm sinh lí và nhận thức đối với HS lớp 5.
1.2.2. Thực trạng dạy học rèn kỹ năng nghe, nói trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 5 tại trƣờng Tiểu học Hữu Đô
1.2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng dạy học kỹ năng nghe, nói
Khảo sát thực trạng dạy học rèn kĩ năng nghe, nói trong môn Tiếng Việt lớp 5 nhằm thấy được những thuận lợi và khó khăn của GV khi dạy kĩ năng nghe, nói cho HS. Từ đó có phương hướng nhằm đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5.
1.2.2.2. Đối tượng khảo sát
GV và HS trường Tiểu học Hữu Đô.
1.2.2.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát những thuận lợi, khó khăn của GV khi dạy kĩ năng nghe, nói trong môn Tiếng Việt lớp 5.
Tìm hiểu kết quả học tập của các em, hứng thú của các em khi học môn Tiếng Việt.
1.2.2.4. Phương pháp khảo sát
Phỏng vấn hoặc trả lời phiếu khảo sát
Phỏng vấn giáo viên bằng các câu hỏi hoặc trả lời phiếu khảo sát Phỏng vấn, đặt câu hỏi cho học sinh hoặc trả lời phiếu khảo sát
1.2.2.5. Kết quả khảo sát
a) Giáo viên
Bảng 1.1. Bảng khảo sát thực tế về thái độ, suy nghĩ, cách thức tổ chức, những khó khăn và thuận lợi, những đề xuất của GV
ST
T Nội dung khảo sát
Kết quả
SL %
1
Trong giờ Tiếng Việt, thầy/cô có quan tâm tới phần luyện kĩ năng nghe - nói hay không?
Rất quan tâm 1 10
Bình thường 2 20
Không quan tâm 4 40
2
Lí do nào sau đây khiến thầy/cô thích dạy phần luyện nghe - nói?
Nội dung dạy học mới so với các chương trình trước 0 0 Phù hợp với thực tiễn nói năng của HS 4 40
HS hứng thú với nội dung dạy học 1 10
GV được linh hoạt trong giảng dạy 2 20
Không phải đầu tư kiến thức và phương pháp nhiều 1 10
Lượng thời gian dạy học phù hợp 1 10
Không phải chuẩn bị đồ dùng dạy học nhiều 1 10
3
Lí do nào sau đây khiến thầy/cô không thích dạy phần luyện nghe - nói?
Nội dung dạy học chưa phù hợp 3 30
HS không có hứng thú với nội dung học 1 10 Bản thân lúng túng về phương pháp giảng dạy 6 60
Phải đầu tư công sức nhiều 1 10
Lượng thời gian theo hướng dẫn của SGK không hợp
lí. 6 60
Nội dung giảng dạy chưa sát hợp, chưa cụ thể. 3 30
4
Thầy/cô thường dành lượng thời gian bao nhiêu cho phần luyện nói trong môn Tiếng Việt?
8-10p 1 10
7-8p 2 20
3-5p 4 40
2p 3 30
5
Theo thầy/cô, khi dạy phần luyện nói trong môn Tiếng Việt nên dành thời gian bao nhiêu là hợp lí?
3-5p 1 10 7-8p 3 30
2p 0 0
6
Theo thầy/cô những chủ đề trong phân môn Tiếng Việt?
Gây hứng thú đối với HS 2 20
Không hứng thú đối với HS 4 40
Một số chủ đề chưa rõ ý, tranh minh họa chưa đẹp. 4 40
7
Thầy/cô có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình rèn KNNN cho HS?
* Thuận lợi:
Về nội dung 2 20
Về phương pháp 1 10
Về cách tổ chức tiến hành 3 30
Về phương tiện dạy học 4 40
* Khó khăn:
Về nội dung 2 20
Về phương pháp 3 30
Về cách tổ chức tiến hành 4 40
Về phương tiện dạy học 1 10
8
Thầy/cô có đề xuất gì cho việc luyện kĩ năng nghe - nói cho HS?
Phương pháp dạy 4 40
Nội dung dạy 3 30
Quy trình dạy 1 10
Hệ thống bài tập luyện kĩ năng 2 20
Căn cứ vào kết quả đã thống kê, tổng hợp ở Bảng 1.2 tôi có những nhận
- Đa số GV không quan tâm nhiều đến vấn đề rèn kĩ năng nghe, nói cho HS (chiếm 40%). Số GV có thái độ quan tâm đến vấn đề này còn khá ít (chiếm 30%). Lí do chủ yếu khiến GV không thích bởi vì họ còn băn khoăn về cách thức tiến hành.
- Theo kết quả khảo sát ban đầu, thời lượng GV dành cho việc rèn kĩ năng nghe, nói chỉ từ 3 - 5 phút như vậy sắp xếp thời gian để rèn luyện là chưa hợp lí.
- GV thường bị phụ thuộc vào những câu hỏi gợi ý trong SGK và yêu cầu HS phải tự chuẩn bị trước.
Như vậy sự tương tác giữa GV vói HS sẽ bị hạn chế, thụ động. GV cũng có tâm lí ngại chuẩn bị đồ dùng học tập, chưa chủ động vận dụng những phương pháp dạy học tích cực, chưa hấp dẫn được sự chú ý của HS lớp 5. Trong quá trình rèn kĩ năng nghe, nói, HS lớp 5 thường mắc lỗi nhiều về vấn đề diễn đạt ngôn từ, ít HS mắc lỗi về xác định ngôi và xác định nhầm ngữ cảnh.
Bảng 1.2. Sự hứng thú của HS đối với những hoạt động rèn kĩ năng nghe, nói
Mức độ đánh giá Hào hứng, nhiệt tình tham gia phát biểu, đóng vai Tham gia phát biểu, đóng vai nhằm đáp ứng yêu cầu giáo
viên đặt ra
Rất hạn chế trong việc tham
gia phát biểu, đóng vai
Số phiếu 2 6 2
Tỉ lệ (%) 20 60 20
Từ bảng số liệu cho thấy chỉ 20% các em hào hứng với những giờ học rèn kĩ năng nghe, nói. Tuy nhiên đa phần học sinh mới chỉ dừng lại ở việc tham gia theo yêu cầu của giáo viên và vẫn còn một số em rụt rè trong các giờ học, chưa hứng thú với hoạt động này.
Bảng 1.3. Những khó khăn khi rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh
Mức độ đánh giá Nội dung dạy học còn mới nên
chưa có kinh nghiệm tổ chức
dạy học
Thời gian dạy nội dung rèn kĩ năng nghe, nói ít
Học sinh không có nhu cầu giao
tiếp
Số phiếu 2 3 5
Tỉ lệ (%) 20 30 50
Giáo viên tham gia khảo sát cho rằng học sinh hầu như không có nhu càu giao tiếp vì nhút nhát và chưa được khơi dậy sự hứng thú trong giao tiếp. Thời gian dạy nội dung rèn kĩ năng nghe, nói còn hạn chế.
b) Học sinh
Khảo sát từ phía học sinh, tôi sử dụng bảng số liệu sau:
Bảng 1.4. Nhận thức của học sinh về việc rèn kĩ năng nghe, nói lớp 5A
Nội dung Thích được đóng vai trong các TH giao tiếp Hình dung được nét mặt, ánh mắt, động tác... khi đóng TH Thích làm việc theo nhóm Số phiếu 30 18 26 Tỉ lệ (%) 40,5 24.3 35,2
Qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng, hơn 40,5% học sinh thích đóng vai trong các tình huống giao tiếp khi rèn kĩ năng nghe, nói. Đã có hơn 24% HS đã hình dung được nét mặt, ánh mắt, động tác khi đóng tình huống.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Giao tiếp ngôn ngữ là một hoạt động cơ bản và cần thiết nhất đối với con người. Hoạt động nghe nói là phương tiện giúp con người tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Đối với HS, để phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy và năng lực hợp tác thì các em phải có năng lực ngôn ngữ tốt. Rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5 chính là việc nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ linh hoạt giúp cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp và tư duy, để