1. Lý do chọn đề tài:
2.1.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu môn Tiếng Việt
Hiện nay, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã xác định rõ mục tiêu cơ bản giúp học sinh có năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ để khám phá thế giới và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Việc rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5 có mục tiêu như sau:
- Giúp HS biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, nghe có chọn lọc, hiểu được ý nghĩa mà đối tượng giao tiếp muốn truyền đạt.
- Giúp HS có thể nói lưu loát, tự tim, rành mạch, ngắn gọn và đúng trọng tâm của cuộc giao tiếp.
2.1.2. Nguyên tắc chú trọng đặc trƣng của hoạt động hội thoại
Hoạt động căn bản của giao tiếp là hội thoại, nó là hoạt động xảy ra thường xuyên và phổ biến. Để quá trình nghe, nói đạt được hiệu quả thì các đối tượng tham gia hội thoại phải tuân thủ một số quy tắc nhất định: quy tắc thương lượng hội thoại, quy tắc luân phiên lượt lời, quy tắc tôn trọng thể diện, quy tắc cộng tác hội thoại,…
Chính những đặc trưng của hoạt động hội thoại sẽ tác động đến việc đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5. Nếu xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức không dựa trên những đặc trưng trên thì việc phát triển kĩ năng nghe, nói cho HS sẽ không đạt hiệu quả cao.
2.1.3. Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tích cực của học sinh
Theo Luật Giáo dục, Điều 24.2 có đề cập: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Trong quá trình rèn kĩ
năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 phải đảm bảo tính khơi gợi sự sáng tạo, tích cực của học sinh nhằm đào tạo ra những người dân chủ động, sáng tạo, tich cực trong giao tiếp.
Nguyên tắc này yêu cầu việc rèn kĩ năng nghe, nói cho HS cần phải thông qua hệ thống các bài tập, hệ thống các tình huống lời nói đặt vào hoàn cảnh cụ thể. Gắn với việc rèn kĩ năng nghe, nói trong môn Tiếng Việt thì giáo viên cần đưa học sinh tham gia các tình huống giao tiếp chân thực, cách ứng xử để hình thành kĩ năng nghe, nói của mình.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ của học sinh của học sinh
Khả năng phát triển nhận thức và ngôn ngữ của học sinh lớp 5 còn ở mức độ nhất định. Nguyên tắc này yêu cầu chúng ta dựa vào đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ của trẻ để đưa ra các nội dung dạy học rèn kĩ năng nghe, nói phù hợp. Chính vì vậy mà các bài tập thực hành luyện nghe, nói phải được kết hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể, gần gũi, dễ hiểu và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Nhờ đó, kĩ năng nghe, nói trong các em sẽ được phát triển và được nâng dần cấp độ từ dễ đến khó theo từng bài học.
2.2. Xây dựng một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 nhìn từ quan điểm giao tiếp nhìn từ quan điểm giao tiếp
2.2.1. Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua xây dựng tình huống giao tiếp
2.2.1.1. Vai trò của tình huống giao tiếp trong rèn kĩ năng nghe, nói
Hoạt động giao tiếp của HSTH diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc nhưng không phải HS lớp 5 nào cũng biết cách giao tiếp. Các em vừa phải nói đúng ngữ pháp câu, lại vừa phải đảm bảo nói như thế nào cho phù hợp với nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp và đạt được mục đích đặt ra. Đây là những trở ngại với HS lớp 5, nếu như các em không được rèn luyện một cách khoa học. Chính vì vậy, để đạt được mục đích giúp HS lớp 5 có khả năng nghe - nói tốt
trong hoạt động giao tiếp, chúng tôi đã đề xuất loại bài tập rèn kĩ năng nghe,
nói qua tình huống giao tiếp.
Học sinh cấp Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5 có những trở ngại nhất định đề mặt giao tiếp. Không phải em nào cũng biết cách giao tiếp và các em vừa phải nói đúng ngữ pháp, vừa phải đảm bảo nói sao cho phù hợp với nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp và mục tiêu đề ra. Do đó, đề HS có thể phát triển khả năng nghe, nói thì biện pháp tạo ra các tình huống giao tiếp là biện pháp phù hợp. Vì biện pháp này là cách luyện tập phát triển ngôn ngữ cho HS qua hình thức thực hành, vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự. Tạo ra các tình huống giao tiếp đồng nghĩa với việc tổ chức lớp học sẽ thay đổi, không còn lối tổ chức truyền thống. Đặc biệt, đây là là loại bài tập tình huống mà chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới quan tâm đến.
2.2.1.2. Các bước tiến hành xây dựng tình huống giao tiếp nhằm rèn kĩ năng nghe, nói
* Dạng bài rèn kĩ năng nghe nói thông qua quan sát tranh Bước 1: Tổ chức cho HS quan sát tranh.
Tranh, ảnh chính là phương tiện trực quan hiệu quả nhất giúp HS tiếp cận ngữ liệu một cách dễ dàng. Để tạo ra hứng thú cho các em thì GV phải là người định hướng cho HS quan sát theo hướng của mình. Vì thế, GV cần đưa ra hệ thống các câu hỏi để dẫn dắt HS tìm được nội dung và thông tin của bức tranh, hình ảnh đó. Vì đây là đối tượng HS cấp Tiểu học nên hệ thống câu hỏi đưa ra phải mang tính chất gợi mở và khích lệ để các em có thể chủ động hơn trong việc khám phá thông tin cần thiết.
Bước 2: HS tiến hành trao đổi thông tin.
Khi HS trao đổi và khám phá nội dung mới, GV sẽ quan sát và định hình cho các em giới hạn nội dung của thông tin. Ngoài ra, GV cũng cần chú ý tới khả năng của từng HS; tương tác, trao đổi để tạo niềm tin và hiểu biết lẫn nhau.
Cách diễn đạt các câu từ của HS hính là sự thể hiện kết quả các em đã thu hoạch được trong suốt quá trình trao đổi và quan sát. Mỗi HS là một cá thể riêng biệt nên mỗi em sẽ có nhưng suy nghĩ, cách cảm nhận, vốn ngôn ngữ khác nhau. Nhờ đó, sản phẩm nói của mỗi HS sẽ mang màu sắc riêng biệt, góp phần tạo nên một bức tranh đa dạng và phong phú
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Việc nhận xét, đánh giá kết quả đối với HS có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát tiển về nhận thức của các em. Vì vậy, khi xem xét và đánh giá kết quả, GV cần phải nhìn nhận theo chiều hướng tích cực, tìm ra các điểm mạnh và hạn chế của học sinh để điều chỉnh và phát triển sao cho phù hợp. Ngoài ra, GV cần khích lệ, động viên HS bằng một vài câu nói, cử chỉ, điệu bộ để các em có hứng thú hơn trong quá trình luyện nói.
* Dạng bài rèn kĩ năng nghe, nói thông qua nghi thức lời nói
Bước 1: GV giới thiệu tình huống giao tiếp, xác định và làm rõ nội dung giao tiếp, nhân tố giao tiếp, đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.
Bước 2: Định hướng cho HS thực hành nói năng sao cho phù hợp với mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.
Bước 3: Tổ chức cho HS thực hành nói hoặc đóng vai
Bước 4: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm. Chỉ ra những chỗ hợp lí và chưa hợp lí.
Bước 5: Đưa ra kết luận HS cần ghi nhớ về sản phẩm được hình thành sau quá trình trình bày.
2.2.1.3. Ví dụ minh họa
* Ví dụ 1: Bức tranh Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tập đọc_SGK TV 5
tập 1- trang 10)
Bước 1: HS quan sát tranh
Cảnh ngày mùa là khung cảnh quen thuộc, gần gũi với các em. Bước 2: HS tiến hành trao đổi thông tin
Với đề tài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, GV có thể đưa ra các câu
hỏi xoay quanh bức tranh nhằm gợi ý như:
- Trong tranh, các con thấy các cô, các bác đang làm gì? - Khung cảnh xung quanh như thế nào?
- Họ đang làm việc vào dịp nào? - Không khí làm việc như thế nào?
- Suy nghĩ, cảm xúc của em khi ngày mùa đến? Bước 3: HS nói thành câu, thành bài
GV dựa vào sản phẩm nói của HS giúp HS nói thành các câu hoặc một bài hoàn chỉnh. Trong khi HS trình bày sản phẩm nói của mình, GV càn lưu ý sửa lỗi cho HS.
HS có thể nói theo tranh như sau:
Vào ngày mùa, các cô các bác nông dân hăng say làm việc. Những ruộng lúa vàng ươm màu nắng, phía xa xa là những ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc, một bức tranh thật gần gũi, quen thuộc của vùng nông thôn Việt Nam. Ai cũng cười thật tươi, người thì bó lúa, người thì gặt lúa, những bó lúa nặng trĩu trên tay báo hiệu một ngày mùa bội thu.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá
HS chú ý lắng nghe GV nhận xét và đánh giá về sản phẩm nói của mình. HS có thể hát bài Ngày mùa vui nhằm tạo không khí vui vẻ, vui tươi.
* Ví dụ 2: Mở rộng vốn từ Hòa bình (Luyện từ và câu- SGK TV 5 tập 1-
trang 47)
Bước 1: GV yêu cầu HS làm rõ
- Xác định nội dung giao tiếp: An và Nam có xảy ra xích mích và cãi nhau trong giờ ra chơi.
- Xác định đối tượng giao tiếp: Bạn bè. - Mục đích giao tiếp: Khuyên nhủ.
Bước 2: Dựa trên kết quả phân tích tình huống, GV yêu cầu mỗi HS nêu cách giải quyết vấn đề. Các em sẽ dùng vốn hiểu biết của bản thân kết hợp với trí tưởng tượng để đưa ra các diễn biến trong tình huống đặt ra.
Học sinh có thể giải quyết như sau:
Em sẽ can ngăn An và Nam, sau đó hỏi lí do hai bạn xích mích và giúp hai bạn giảng hòa. Em sẽ giải thích cho hai bạn hiểu bạn bè không nên cãi nhau, phải đoàn kết, giải quyết mọi việc…
Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành tình huống theo phương thức nói hoặc đóng vai
Bước 4: HS, GV nhận xét đánh giá sản phẩm.
Bước 5: GV rút ra kết luận để HS ghi nhớ. Ngoài ra, GV cần liên hệ tình huống trên với thực tiễn và yêu cầu HS vận dụng với các tình huống khác.
* Ví dụ 3: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con
người với thiên nhiên (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 79) Bước 1: GV yêu cầu HS làm rõ
- Xác định nội dung giao tiếp: Con người cần làm gì để thiên nhiên tươi đẹp mãi.
- Xác định đối tượng giao tiếp: Bạn bè. - Mục đích giao tiếp: Đề xuất ý kiến.
Bước 2: Dựa trên kết quả phân tích tình huống, GV yêu cầu mỗi HS nêu cách giải quyết vấn đề. Các em sẽ dùng vốn hiểu biết của bản thân kết hợp với những kiến thức tìm hiểu trên sách, báo hay các phương tiện thông tin đại chúng để thảo luận, trình bày với các bạn về những việc con người nên làm để bảo vệ thiên nhiên.
Chẳng hạn HS có thể nói:
Thiên nhiên mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tốt đẹp, vì vậy chúng ta cần bảo vệ nó. Để làm được điều đó chúng ta cần bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, không chặt phá rừng,… Bên cạnh đó chúng ta nên trồng thêm nhiều cây xanh, ít xả khói bụi, khí thải ra môi trường,…
Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày theo phương thức lời nói. Bước 4: HS, GV nhận xét đánh giá sản phẩm.
Bước 5: GV rút ra kết luận. Ngoài ra, GV cần liên hệ với thực tiễn và yêu cầu HS vận dụng những điều vừa nói vào thực tiễn.
2.2.1.4. Lưu ý
- Khi đưa ra tình huống, GV nên kích thích khả năng tưởng tượng của các em, không nên áp đặt hay đưa trước lời thoại.
- GV cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng đề HS có thể hiểu rõ nhiệm vụ của mình. - GV cần dành thời gian hợp lí để HS trao đổi, thảo luận đưa ra sản phẩm nói đạt hiệu quả.
- GV cần khuyến khích, động viên HS để các em có hứng thú muốn tham gia.
2.2.2 . Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua hoạt động kể chuyện
2.2.2.1. Vai trò của hoạt động kể chuyện trong rèn kĩ năng nghe, nói
Hoạt động kể lại chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia giúp học sinh kể về những gì các em đã biết về một câu chuyện. Đây là hoạt động đóng vai trò rất lớn trong quá trình rèn kĩ năng nghe, nói cho HS. Đặc biệt đối với HS lớp 5, hoạt động kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia được đưa vào trong nội dung chương trình. Đối với hoạt động kể chuyện đã nghe, đã đọc, GV cần tổ chức cho HS nhắc lại xem các em đã tìm những câu chuyện này ở đâu, được nghe người thân, thầy cô, bạn bè kể lại, hay trên sách, báo,… sau đó, cho các em đọc những gợi ý mà SGK đã có. Đối với kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia GV cho HS đọc yêu cầu đề bài, đọc các gợi ý có trong SGK, sau đó hướng dẫn các em chọn tên cho câu chuyện mình kể, giú các em nhớ lại những câu chuyện đó,…
2.2.2.2. Các bước tiến hành xây dựng hoạt động kể chuyện nhằm rèn kĩ năng giao tiếp
- Hướng dẫn HS tìm những câu chuyện phù hợp với yêu cầu của tiết học (Theo gợi ý sách giáo khoa)
- HS tập kể chuyện: - Kể chuyện trong nhóm. - Kể chuyện trước lớp.
- HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. - Nói về nhân vật chính
- Nói về ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét, đánh giá.
2.2.2.3. Ví dụ minh họa
* Ví dụ 1: Kể chuyện đã nghe đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta
(SGK Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 18)
- GV cho HS đọc yêu cầu trong SGK: kể một câu chuyện về một anh hùng, danh nhân nước ta, sau đó thảo luận với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Xác định nội dung câu chuyện (chuyện về một anh hùng, danh nhân của nước ta)
- Xác định tìm nội dung đó ở đâu (được nghe kể lại, hay đọc trên báo, truyện đọc, sách,…)
- Hướng dẫn trình tự kể:
+ Giới thiệu câu chuyện: Nêu tên câu chuyện, nêu tên nhân vật + Kể diễn biến câu chuyện.
- GV đưa ra tiêu chí kể chuyện.
- HS thi kể trước lớp: Cá nhân HS sẽ đứng trước lớp kể lại câu chuyện của mình. Các HS khác sẽ nhận xét, góp ý cho phần trình bày của các bạn.
- Đối thoại, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Học sinh có thể nói như sau:
Câu chuyện ca ngợi vị anh hùng, danh nhân… họ đã có công trong việc…
Chẳng hạn HS kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các em có thể nói như sau:
Câu chuyện ca ngợi vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam thân yêu, đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã giúp nhân dân ta dành được độc lập, tư do, được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Chúng ta luôn luôn nhớ ơn Bác, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy cố gắng học tập tốt và rèn luyện đạo đức tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy…
- GV, HS nhận xét, đánh giá HS khi đứng nói trước lớp có tốt không, câu kể có lưu loát, mạch lạc không, có tự tin không,…
* Ví dụ 2: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được