B. NỘI DUNG
1.3.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5
Tri giác của HS thƣờng gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn để phát triển. Vì vậy, GV tiểu học có vai trò rất quan trọng, GV cần tổ chức một
cách đặc biệt hoạt động của HS để tri giác một đối tƣợng nào đó nhằm phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tƣợng.
Tƣ duy của trẻ mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa vào đặc điểm bên ngoài với những thao tác cụ thể. Nhờ hoạt động học tập, tƣ duy mang dần tính khái quát. Việc học Toán sẽ giúp các em biết phân tích và tổng hợp. Đối với HS các lớp cuối cấp tiểu học, phát triển tƣ duy có điều kiện và tiềm năng thực hiện tốt hơn các lớp đầu cấp bởi khả năng hành động hƣớng đích của các em tốt hơn và tính khái quát trong tƣ duy của HS đạt đƣợc ở mức độ cao hơn.
Trí tƣởng tƣợng, sự chú ý, ghi nhớ của HS các lớp cuối cấp tiểu học đã giảm tính tản mạn, đạt đƣợc sự bền vững tốt hơn so với các lớp đầu cấp. Tƣởng tƣợng tái tạo từng bƣớc hoàn thiện. Nhu cầu nhận thức của các em đã phát triển khá rõ nét: không chỉ thiên về từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tƣợng riêng lẻ mà thiên nhiều hơn tới nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tƣợng, phát triển trí tuệ. Hơn hết, trong giai đoạn này, khả năng thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ học tập một cách độc lập hay hợp tác nhóm với bạn đƣợc nâng lên.
Nhƣ vậy, đặc điểm và nhu cầu nhận thức, sự phát triển tƣ duy của HS cuối cấp cho thấy khi đƣợc thực hiện các nhiệm vụ học tập, HS đƣợc chủ động, trách nhiệm, có điều kiện thuận lợi hơn trƣớc; việc ý thức trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể của HS đã tốt hơn; việc ý thức tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân tốt hơn. Bởi thế, việc vận dụng PPDH phù hợp với nhận thức của HS sẽ giúp các em học tập hiệu quả hơn.