B. NỘI DUNG
2.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế và sử dụng bài tập, phiếu bài tập TĐGKQHT chủ
TĐGKQHT chủ đề Toán Chuyển động đều lớp 5
2.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa
Thông thƣờng khi kết thúc một nội dung cơ bản hoặc một mạch kiến thức, GV cần ôn tập, củng cố lại kiến thức cho HS giúp HS tái hiện lại kiến thức vừa học và ghi nhớ chúng một cách nhanh chóng. Vì vậy khi kết thúc một bài học hay kết thúc một chủ đề, GV có thể cho HS thực hiện hệ thống bài tập qua phiếu học tập, để HS thực hiện bài tập và lập bảng tự đánh giá KQHT của mình. Từ đó, HS có thể tự đánh giá đƣợc mức độ bản thân mình đạt đƣợc sau bài học để có điều chỉnh phƣơng pháp học hiệu quả.
2.2.3.2. Cách thực hiện
Để xác định các yêu cầu về năng lực học sinh, việc tự đánh giá cần dựa trên các mức độ nhận thức là: Nhớ; Biết; Vận dụng mức độ thấp; Vận dụng mức độ cao.
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu kiến thức
Mục tiêu kiến thức là kết quả cần phải đạt của HS sau mỗi nội dung hoặc hoạt động học tập của họ, thƣờng đƣợc GV đặt ra trƣớc, trong hoặc sau mỗi bài học, mỗi hoạt động, cũng có khi đƣợc chính HS đặt ra. Mục tiêu kiến thức phải bám sát và dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học.
Bƣớc 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo 4 mức độ
Xây dựng bài tập theo hƣớng tiếp cận năng lực theo 4 mức độ nhận thức: Bài tập này đƣợc xây dựng trên cơ sở 4 mức nhận thức của học sinh tiểu học. Đối với các học sinh có học lực trung bình sẽ đƣợc giáo viên giao nhiệm vụ làm câu 1 và câu 2 (Khi học sinh hoàn thành câu 1,2 thì học sinh sẽ đạt mức biết, mức hiểu.). Đối với học sinh có học lực khá thì sẽ làm từ câu 1 đến câu 3 có thể làm câu 4 nếu làm đƣợc (Khi học sinh hoàn thành câu 3 thì học sinh sẽ đạt mức vận dụng thấp. Đối với học sinh có học lực giỏi sẽ làm cả 4 câu (Khi học sinh hoàn thành câu 4 học sinh sẽ đạt mức độ cao nhất: mức vận dụng cao)
Bƣớc 3: Thiết kế bảng hƣớng dẫn HS TĐGKQHT
Tùy vào hệ thống câu hỏi và tùy vào mức độ nhận thức kiến thức cần Xây dựng hệ thống câu hỏi theo 4 mức độ
Thiết kế bảng hƣớng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập
đạt đƣợc, GV sắp xếp bài tập theo các mức độ và viết các chuẩn kiến thức học sinh cần đạt đƣợc ở bài đó vào ô mức độ kiến thức, kĩ năng. Để học sinh rút kinh nghiệm sau khi làm bài tập xong, Giáo viên đặt ra các kế hoạch dành cho HS khi còn mắc lỗi sai, phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của các em.
Ví dụ. Minh họa quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập TĐGKQHT qua bài “Bài toán tổng hợp”
Bước 1: Xác định mục tiêu kiến thức
- Giúp HS thực hiện đƣợc các thao tác phân tích, tổng hợp khi giải bài toán, phân tích, tổng hợp để tìm ra cách giải bài toán.
- Giúp HS tự đánh giá kiến thức và kĩ năng về giải bài toán tính quãng đƣờng.
Bước 2: Xây dựng câu hỏi theo 4 mức độ
* Phiếu bài tập toán
Họ và tên học sinh:……….. Lớp…………. Trƣờng ………...
PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1. (M1- 1 điểm) Một con ngựa chạy đua trên quãng đƣờng 15km hết 20
phút. Tính vận tốc của con ngựa đó với đơn vị đo là m/phút.
……… ……… ……… ………...
Câu 2. (M2 -2 điểm) Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Ca nô
khởi hành lúc 7 giờ 30 phút và đi đến B lúc 11 giờ 15 phút. Tính độ dài quãng đƣờng AB?
……… ………
……… ………...
Câu 3.(M2- 3 điểm) Loài báo gấm có thể chạy với vận tốc 120km/giờ. Hỏi
với vận tốc đó báo gấm chạy trong 1
25 giờ đƣợc bao nhiêu ki-lô-mét?
……… ……… ……… ………...
Câu 4.(M4- 4 điểm) Một ngƣời đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/giờ.
Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?
……… ……… ……… ………...
Bước 3: Thiết kế bảng hướng dẫn HS TĐGKQHT
Bảng hƣớng dẫn học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 5
Câu Mức độ, kĩ năng đạt đƣợc Kế hoạch của em
Câu 1 Nếu em thực hiện bài giải và đáp số nhƣ sau:
Bài giải
Đổi 15km = 15000m
Vận tốc của con ngựa đó với đơn vị đo là: 15000 : 20 = 750 (m/phút)
Đáp số: 750 m/phút Chúc mừng em, em đã làm đúng
Em ôn lại cách đổi đơn vị đo độ dài. Em đã nhớ công thức tính vận tốc.
Câu 2 Nếu em thực hiện bài giải và đáp số nhƣ sau:
Bài giải
Đổi 7 giờ 30 phút = 7,5 giờ 11 giờ 15 phút = 11,25 giờ Thời gian ca nô đi từ A đến B là: 11,25 – 7,5 = 3,75 (giờ) Độ dài quãng đƣờng AB là: 3,75 x 12 = 45 (km) Đáp số: 45 km Chúc mừng em, em đã làm đúng
Em đã ôn lại cách đổi đơn vị đo thời gian và hiểu cách tính quãng đƣờng.
Câu 3 Nếu em thực hiện bài giải và đáp số nhƣ sau:
Bài giải
Đổi 1
25 giờ = 0,04 giờ
Với vận tốc đó báo gấm chạy đƣợc số km là: 120 x 0,04 = 4,8 (km)
Đáp số: 4,8 km Chúc mừng em, em đã làm đúng
Em đã nhớ cách đổi đơn vị thời gian; ôn lại phép tính số thập phân. Em đã vận dụng đƣợc kiến thức chuyển động đều vào bài toán thực tế.
Câu 4 Nếu em thực hiện bài giải và đáp số nhƣ sau:
Bài giải
Sau 3 giờ xe đạp đi đƣợc số km là: 12 x 3 = 36 (km)
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là: 36 – 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 36 : 24 = 1,5 (giờ)
Đáp số: 1,5 giờ
Chúc mừng em, em đã làm đúng
Em đã hiểu mối quan hệ giữa các đại lƣợng trong Toán chuyển động và vận dụng giải bài toán chuyển động trong thực tiễn.
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Họ và tên học sinh: ...
Thành tích
Em hài lòng với những điều gì: ... ... Em còn gặp khó khăn gì trong quá trình làm bài: ... ... Những gì em đã nỗ lực và tiến bộ hơn: ... ...
Rút ra kết luận về kết quả học tập của em.
Em nghĩ kết quả học tập của em đạt mức ....
Vì ...
Kết quả ... Là phù hợp với em vì:
a. Em thấy các bài học đều dễ hiểu và em đã học tập rất chăm chỉ, tích cực. b. Em thấy các bài học đều dễ hiểu nhƣng em đã không ôn tập chăm chỉ. c. Em đã ôn tập chăm chỉ nhƣng một số bài học quá khó.
d. Các bài học quá khó và em đã chẳng muốn học chút nào.
Kế hoạch mục tiêu đề ra:
- Em muốn đạt đƣợc điều gì trong thời gian tới: ... ... - Em cần làm gì để cải thiện kết quả học tập của mình: ... ...