7. Cấu trúc của khóa luận
1.1.3. Khái niệm biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổ
tuổi thông qua chủ đề gia đình
1.1.3.1. Khái niệm biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
Theo từ điển Tiếng Việt, “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Biện pháp là cách làm cụ thể, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề, một nhiệm vụ nào đó để đạt được mục đích đã đề ra.
Trong các quá trình sư phạm, khi sử dụng biện pháp nhằm mục đích giáo dục trẻ thì biện pháp trở thành một thành tố của quá trình giáo dục. Vì vậy, biện pháp giáo dục cũng phải tuân theo những quy luật chung của việc tổ chức quá trình giáo dục như:
- Biện pháp giáo dục có mục đích hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- Biện pháp giáo dục gắn liền với nội dung giáo dục, tức là gắn liền với nội dung các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
- Biện pháp giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện, các phương tiện giáo dục (đó là toàn bộ các dạng hoạt động khác nhau của trẻ và các sản phẩm vật chất, tinh thần được sử dụng trong quá trình giáo dục).
- Biện pháp giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức giáo dục. Với mỗi hình thức giáo dục sẽ có các biện pháp giáo dục phù hợp với hình thức giáo dục đó.
Từ khái niệm biện pháp, từ những quy luật chung của quá trình giáo dục mà biện pháp giáo dục phải thoả mãn, chúng ta có thể hiểu: Biện pháp giáo dục là phương thức hoạt động gắn bó, là cách làm cụ thể trong hoạt động
của giáo viên và trẻ để hướng tới mục đích, nội dung giáo dục nhằm hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra.
Để thoả mãn các quy luật chung của quá trình giáo dục nói chung và quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi phải có mục đích hướng tới việc hình thành những hiểu biết, kỹ năng, thái độ đúng đắn cho trẻ đối với việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, phải gắn liền với nội dung cũng như các điều kiện, phương tiện và hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ phải tạo được mối liên hệ giữa giáo viên và trẻ. Trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, tạo cơ hội, tạo môi trường tốt nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động; còn trẻ là người chủ động, tích cực tham gia hoạt động để chiếm lĩnh tri thức, cũng cố và phát triển những kỹ năng.
Như vậy, có thể hiểu: “Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi là phương thức hoạt động gắn bó, là cách làm cụ thể của giáo viên và trẻ nhằm hình thành và phát triển ở trẻ 5-6 tuổi những hiểu biết, kỹ năng và thái độ đúng đắn đối với việc bảo vệ, để từ đó trẻ có nhu cầu tự giác thực hiện các công việc nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội.”
1.1.3.2. Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình
Việc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nói riêng có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau trong nhiều hình thức và phương tiện giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, dưới hình thức nào, phương tiện nào thì biện pháp giáo dục cũng phải đảm bảo các nhiệm vụ và nội dung giáo dục để hoàn thành được mục tiêu giáo dục ban đầu.
Chủ đề gia đình là một chủ đề rất thiết thực và có nhiều hoạt động cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội
của trẻ. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi sử dụng chủ đề gia đình như là một phương tiện, một hình thức để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi.
Dựa vào các khái niệm biện pháp, biện pháp giáo dục, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có thể xác định biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình như sau:
“Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình là phương thức hoạt động gắn bó, là cách làm cụ thể của giáo viên và trẻ trong quá trình tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm hình thành cho trẻ 5-6 tuổi những hiểu biết, kỹ năng và thái độ đúng đắn đối với việc bảo vệ môi trường, để từ đó trẻ có nhu cầu tự giác thực hiện các công việc bảo vệ môi trường nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường của chín bản thân và cho toàn xã hội”.
Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình cũng phải tuân theo những quy luật chung của quá trình giáo dục. Vì vậy, việc lựa chọn, thiết kế, triển khai biện pháp này phải căn cứ vào mục đích, nội dung, nhiệm vụ, hình thức và phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng
- Xác định thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
1.2.2. Đối tượng khảo sát thực trạng
Để đánh giá thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình, chúng tôi tiến hành điều tra trẻ ở các lớp mẫu giáo lớn và các giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Sao Mai - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
- Về giáo viên: Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát 18 giáo viên, trong đó: 100% giáo viên có trình độ từ trung cấp đến đại học, trong đó có 70% giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học.
- Về trẻ: Tất cả các trẻ ở trường đều mạnh khỏe, tâm sinh lý phát triển bình thường, các cháu đều được gia đình và nhà trường quan tâm.
1.2.3. Nội dung khảo sát
- Tìm hiểu cách thức tổ chức của giáo viên trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình.
- Sự hiểu biết và thái độ của trẻ về vấn đề bảo vệ môi trường. - Sự thực hiện các hoạt động nhằm thể hiện bảo vệ môi trường.
1.2.4. Cách tiến hành khảo sát
Để đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thực trạng được khách quan và chính xác, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thu thập, xử lý thông tin:
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp xuyên suốt quá trình từ khi xác định thực trạng đến khi làm thực nghiệm, chúng tôi xuống lớp mẫu giáo lớn để quan sát cách giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi và quan sát những hành vi, thái độ của trẻ trong các hoạt động.
- Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại với giáo viên về các quy trình, cách cách giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi.
- Phương pháp điều tra bằng Anket:
Chúng tôi phát phiếu điều tra cho các giáo viên để lấy ý kiến của họ về cách giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi.
1.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá
1.2.5.1. Tiêu chí đánh giá
Hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non được chúng tôi đánh giá theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Sự hiểu biết về vấn đề bảo vệ môi trường của trẻ thông qua chủ đề gia đình.
- Hình thành ở trẻ khái niệm môi trường gia đình là gì, hiểu được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa con người với thiên nhiên. Trẻ biết đọc tên và nêu được một số đặc điểm của những người thân trong gia đình; Biết công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình; Trẻ biết địa chỉ của gia đình và biết các thành viên trong gia đình sống trong cùng một nhà; Biết công dụng và chất liệu của các đồ dùng trong gia đình. Biết các loại cây, rau củ; cách chăm sóc cây, rau củ trong gia đình và dinh dưỡng của chúng.
- Trẻ hiểu được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong gia đình. - Trẻ biết lợi ích của việc bảo vệ môi trường.
- Trẻ kể tên và biết được các hoạt động, việc làm để bảo vệ môi trường.
Tiêu chí 2: Kỹ năng trong các hoạt động bảo vệ môi trường của trẻ.
- Trẻ có hành động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, các hoạt động của trẻ được thực hiện chính xác, nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo léo.
- Trẻ có kỹ năng tốt trong cách chào hỏi, xưng hô phù hợp truyền thống gia đình, chuẩn mực văn hóa, phân biệt các mối quan hệ, cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình.
- Phân biệt, so sánh được công dụng, chất liệu của các đồ dùng trong gia đình, các kiểu nhà, các phòng của nhà; Phân biệt được các loại cây, rau củ trồng trong gia đình.
- Trẻ có kỹ năng tốt trong các hoạt động, biết làm gì và cần làm gì để bảo vệ môi trường trong gia đình.
- Trẻ có kỹ năng xử lý các tình huống khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường trong gia đình.
Tiêu chí 3: Thái độ của trẻ rất vui vẻ, hứng thú khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình.
- Trẻ yêu thương, kính trọng, nghe lời ông bà, bố mẹ, quan tâm tới gia đình, biết nhường nhịn em nhỏ.
- Trẻ đoàn kết, phối hợp với bạn trong các hoạt động, nghe lời cô giáo. - Giữ gìn và sử dụng đồ dùng trong gia đình, trong lớp học ngăn nắp, sạch sẽ.
- Trẻ rất thích các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, tích cực và hứng thú tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Từ các hoạt động, trẻ thêm yêu thiên nhiên, biết quý trọng và bảo vệ môi trường.
1.2.5.2. Cách đánh giá và thang đánh giá
+ Mức độ 1: (tốt) 3 điểm + Mức độ 2: (khá) 2 điểm
+ Mức độ 3: (trung bình) 1 điểm
Cụ thể với từng mức độ như sau:
Mức độ 1:
Trẻ nắm rõ được khái niệm môi trường, bao gồm những gì, hiểu được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa con người với thiên nhiên. Trẻ biết đọc tên và nêu được một số đặc điểm của những người thân trong gia đình; Biết công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình; Trẻ biết địa chỉ của gia đình và biết các thành viên trong gia đình sống trong cùng một nhà; Biết công dụng và chất liệu của các đồ dùng trong gia đình. Biết các loại cây, rau củ; cách chăm sóc cây, rau củ trong gia đình và dinh dưỡng của chúng. Trẻ hiểu được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong gia đình. Trẻ nêu được các lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống của trẻ và mọi người xung quanh. Trẻ kể tên và biết được các hoạt động, việc làm để bảo vệ môi trường.
Trẻ có kỹ năng tốt và các hành động phù hợp lứa tuổi trong các hoạt động bảo vệ môi trường trong gia đình, các hoạt động của trẻ được thực hiện chính xác, nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo léo. Trẻ có kỹ năng tốt trong cách chào hỏi, xưng hô phù hợp truyền thống gia đình, chuẩn mực văn hóa, phân biệt được các mối quan hệ, cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình. Phân biệt, so sánh được công dụng, chất liệu của các đồ dùng trong gia đình, các
kiểu nhà, các phòng của nhà và phân biệt được các loại cây, rau củ trồng trong gia đình.Trẻ có kỹ năng tốt trong các hoạt động, biết làm gì và cần làm gì để bảo vệ môi trường trong gia đình. Trẻ có kỹ năng xử lý các tình huống khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường trong gia đình.
Trẻ yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ, quan tâm tới gia đình, biết nhường nhịn em nhỏ. Trẻ đoàn kết, phối hợp với bạn trong các hoạt động, nghe lời cô giáo. Giữ gìn và sử dụng đồ dùng trong gia đình, trong lớp học ngăn nắp, sạch sẽ. Trẻ rất thích các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, tích cực và hứng thú tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ các hoạt động, trẻ biết yêu thiên nhiên, biết quý trọng và bảo vệ môi trường.
Mức độ 2:
Trẻ nắm được khái niệm môi trường, bao gồm những gì, trẻ dần hiểu được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa con người với thiên nhiên. Trẻ đọc tên và nêu một số đặc điểm của những người thân trong gia đình; Biết một số công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình; Trẻ biết địa chỉ của gia đình và biết các thành viên trong gia đình sống trong cùng một nhà. Biết công dụng và chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình. Biết một số loại cây, rau củ; cách chăm sóc cây, rau củ trong gia đình và dinh dưỡng của chúng. Trẻ nắm được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong gia đình. Trẻ nêu được một số lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống của trẻ và mọi người xung quanh. Trẻ kể tên và biết được một số hoạt động, việc làm để bảo vệ môi trường.
Trẻ có kỹ năng và hành động phù hợp lứa tuổi trong các hoạt động bảo vệ môi trường trong gia đình, các hoạt động của trẻ đã được thực hiện đúng, nhưng chưa được nhanh nhẹn. Trẻ đã có kỹ năng trong cách chào hỏi, xưng hô theo truyền thống gia đình, chuẩn mực văn hóa, phân biệt được một số các mối quan hệ, cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình. Phân biệt, so sánh được công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình, các kiểu nhà, các phòng của nhà và phân biệt được một số loại cây, rau củ trồng trong gia đình. Trẻ có kỹ năng trong các hoạt động, biết làm gì để bảo vệ môi trường
trong gia đình. Trẻ chưa có kỹ năng xử lý các tình huống khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường trong gia đình.
Trẻ yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ, quan tâm tới gia đình, chưa biết nhường nhịn em nhỏ. Trẻ đoàn kết, đã biết phối hợp với bạn trong các hoạt động, nghe lời cô giáo. Chưa biết giữ gìn và sử dụng đồ dùng trong gia đình, trong lớp học ngăn nắp, sạch sẽ. Trẻ thích các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ các hoạt động, trẻ biết yêu thiên nhiên, biết quý trọng và bảo vệ môi trường.
Mức độ 3:
Trẻ biết khái niệm môi trường, bao gồm những gì, chưa nắm được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa con người với thiên nhiên. Trẻ đã biết được tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình; Chưa biết rõ công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình. Trẻ chưa biết địa chỉ của gia đình, biết các thành viên trong gia đình sống trong cùng một nhà; Biết một số công dụng và chất liệu của các đồ dùng trong gia đình. Biết các loại cây, rau củ trồng nhưng chưa biết cách cách chăm sóc cây, rau củ trong gia