Nguyên tắc giáo dục theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua chủ đề gia đình (Trang 52)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.5. Nguyên tắc giáo dục theo hướng tích hợp

Nguyên tắc giáo dục theo hướng tích hợp là giáo dục đồng thời các nội dung, các hoạt động nhằm giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Xoay quanh chủ đề gia đình, giáo viên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường qua hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, học động học tập,… Bên cạnh đó tích hợp các hoạt động tạo hình, hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Việc giáo dục theo hướng tích hơp giúp trẻ hiểu hơn, ghi nhớ tốt hơn và có thể hình dung vấn đề nhanh hơn.

2.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Thông qua những khảo sát thực trạng về hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi nhằm rèn luyện một số những kỹ năng so sánh, phân biệt, vận dụng thực hành còn yếu của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia các hoạt động, tiếp thu kiến thức thụ động.

Mặt khác, cũng để giáo viên khi tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục tránh tình trạng rập khuôn theo tài liệu hướng dẫn, thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo, không phát huy được tính sáng tạo của trẻ. Đồng thời giúp các cô giáo tích cực tìm tòi, lồng ghép tích hợp các hoạt động giáo dục sao cho có hiệu quả nhất, các hoạt động nhằm gây sự hứng thú, thu hút trẻ.

2.2.1. Biện pháp 1. Xác định các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình vào hoạt động thích hợp.

2.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà giáo viên tận dụng tất cả tích hợp các hình thức, ở mọi lúc mọi nơi mà giáo viên cảm thấy hợp lý để giúp trẻ khắc sâu hơn, hiểu sâu hơn các sự vật hiện

tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm cụ thể. Tận dụng các cơ hội để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non cần được tiến hành qua các hoạt động giáo dục như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài chơi, hoạt động lao động, hoạt động quan sát, tham quan, chế độ sinh hoạt hằng ngày.

2.2.1.2. Cách tiến hành

- Xác định mục đích các giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình vào hoạt động thích hợp.

- Tìm các tài liệu, giáo trình có nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình như: giáo dục môi trường cho trẻ mầm non; lý luận và phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh; chương trình giáo dục mầm non,…

- Lựa chọn, phân bổ các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động sao cho phù hợp:

a. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hoạt động học tập

- Tạo hình: Tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt dán các sản phẩm tạo hình các

đồ vật, người thân trong gia đình. Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ mẫu giáo. Vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình từ những đồ vật đơn giản như cỏ cây, bếp gas, tivi, tủ lạnh,.. đã giúp trẻ hình thành các biểu tượng về đồ dùng trong gia đình, từ đó có hành vi tốt về môi trường xung quanh, trẻ biết yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.

Khi tổ chức các hoạt động tạo hình nên để trẻ trải nghiệm, giáo viên cũng có thể cho trẻ xem một số hình ảnh cây trong gia đình khi gặp lũ lụt gió to bão lớn, môi trường nước bị ô nhiễm, bàn và trao đổi cùng trẻ những nguyên nhân gây ra lũ lụt, trẻ đưa ra những ý kiến. Giáo viên lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng

của mình vẽ về môi trường. Hoặc cho trẻ vẽ các bức tranh về gia đình, bé cùng bà quét nhà, bé cùng mẹ nhặt rau, gia đình quây quần bên nhau,…

Bên cạnh đó cho trẻ tạo hình bằng những đồ dùng đã qua sử dụng trong gia đình được tái chế lại như vỏ chai, giấy vụn, cành cây khô để tạo thành những đồ vật trong nhà, đồ vật trang trí, đồ chơi cho trẻ. Qua đó sẽ giúp trẻ thích thú hơn với hoạt động bảo vệ môi trường.

- Văn học: Tổ chức cho trẻ đàm thoại, thảo luận, trao đổi, trò chuyện

các kinh nghiệm về môi trường như các nhu cầu sống của con người, cây cối, con vật. Cho trẻ tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người, sự sống của động vật và cây cối.

Tổ chức cho trẻ kể chuyện, nghe cô kể chuyện, đóng vai, đọc thơ về môi trường về tình cảm gia đình, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình như câu chuyện Tích chu, Tấm Cám, Ba cô gái,..

- Âm nhạc: Dạy trẻ hát và vận động theo nhạc về những bài hát có nội dung

về môi trường, về tình cảm gia đình như: Em yêu cây xanh, trái đất này là của chúng mình, bố là tất cả, cả nhà thương nhau, cháu yêu bà, Tổ ấm gia đình…

- Toán: Thông qua chủ đề gia đình dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 bằng cách

cho trẻ xếp các cây xanh, đồ dùng trong gia đình do cô tự làm bằng giấy vụn, đếm được đến 6, nhận biết mối quan hệ hơn, kém về số lượng trong phạm vi 6 bằng những đồ tái chế như nắp chai, vỏ lon,…

- Môi trường xung quanh: Cho trẻ nhận biết về thế giới môi trường

xung quanh trẻ như: Quan sát cây cối, con vật trong vườn, quan sát ao hồ sạch, ao hồ bị ô nhiễm,… sự biến đổi của khí hậu, các loài động thực vật quý hiếm sắp có nguy cơ bị tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường; Cho trẻ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như nhặt rác, dọn dẹp sân trường, lớp học,…

b. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ mầm non nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói riêng. Thông qua vai chơi, hoàn cảnh chơi, các tình huống chơi trẻ biết phân biệt những hành vi

đúng, sai trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội, từ đó có ý thức đúng đắn đối với môi trường sống.

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được thực hiện qua các trò chơi sau của trẻ:

+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trẻ đóng vai ông bà, bố mẹ chăm sóc cây trồng, vật nuôi; Chị em trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, Tổ chức sinh nhật cho ông bà, bố mẹ…

+ Trò chơi học tập: Phân nhóm, phân loại, tìm hiểu về các hiện tượng trong môi trường (các hành vi tốt hay xấu đối với môi trường sạch và môi trường bẩn, động vật và điều kiện sống), đánh giá các hành vi đúng sai của các nhân vật trong truyện tích chu, câu truyện anh em cây khế; trong bài thơ lấy tăm cho bà,..

+ Trò chơi ngôn ngữ: Đặt và giải các câu đố về môi trường các loài động vật khác nhau, các loại cây, về cách xưng hô trong gia đình, họ hàng, anh em.

+ Trò chơi vận động: Về giữ gìn, bảo vệ môi trường, hành vi của các con vật (tiếng kêu, vận động).

c. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động chơi ngoài trời

Đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với đa dạng các đối tượng về môi trường: cỏ, cây, hoa, lá, các hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ. Trong quá trình quan sát môi trường, giáo viên dùng biện pháp an toàn, tạo tình huống có vấn đề để trẻ tự giải quyết đó.

Ví dụ: Quan sát cây bị héo. Cô hỏi: Tại sao cây bị héo? Cây sống được là do đâu? Muốn cây xanh tốt chúng ta phải làm gì? Chính những câu hỏi, lời dẫn dắt của giáo viên dần hình thành ở trẻ ý thức về bảo vệ xây xanh.

Qua dạo chơi ngoài trời cô giáo dục cháu không ngắt hoa bẻ lá xả rác bừa bãi làm bẩn sân trường.

Ví dụ: Quan sát, đàm thoại với trẻ về chất thải của các phương tiện: Khi ôtô, xe máy chạy trên đường, điều gì gây ô nhiễm môi trường? Vì sao? Quan

sát và nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch? Phân loại rác khi tham gia dọn vệ sinh ở sân trường.

Qua chơi ở góc thiên nhiên trẻ biết chăm sóc bồn hoa và các loại cây trồng. Thông qua trò chơi phân vai trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường. Trong các trò chơi “Bé tập làm nội trợ” cô dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi làm. Thông qua các trò chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ biết các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và biết giữ cho môi trường luôn sạch đẹp. Các trò chơi cô giáo thiết kế trên máy tính để trẻ hứng thú và ghi nhớ sâu hơn.

d. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lao động

Giáo viên giáo dục ý thức môi trường cho trẻ qua lao động tự phục vụ, cụ thể một số hoạt động phục vụ cho cá nhân trẻ như đi vệ sinh cá nhân, cất đồ dùng gọn gàng, ăn hết suất,... Hoặc qua hoạt động lao động chăm sóc các con vật nuôi bảo vệ môi trường sạch sẽ; lao động vệ sinh môi trường: Gom rác quét dọn củng cố trong lớp, nơi sân trường, lau chùi đồ dùng, đồ chơi,... đều là việc làm góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp. Vào những ngày cuối tuần, cô và nhóm trẻ có thể lao động quét dọn cảnh quan trước cổng trường, cô và trẻ cùng tham gia trồng cây xanh nhân ngày sinh nhật Bác Hồ (cô chia lớp làm 4 tổ cùng nhau trồng cây con trong thời gian 3 tuần), bé trồng vườn rau sạch an toàn... Các hoạt động ấy lôi cuốn trẻ tham gia tích cực, giáo dục trẻ có ý thức tốt về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn như vệ sinh, bảo vệ môi trường học, chăm sóc cây, con vật trong góc thiên nhiên cũng như các hành động tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt.

- Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ lòng tự hào và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp (trồng cây và chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, chăm sóc các con vật nuôi ở trong trường, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh Trường đồ dùng, đồ chơi, thu gom rác ở sân trường.)

- Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên và các vật liệu đã qua sử dụng, từ đó giáo dục cho trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động.

Hoạt động lao động giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn như: Biết nhặt cơm rơi, cơm vãi vào đĩa, biết lau tay và rửa tay khi tay bẩn. Biết cùng cô lau chùi bản ăn và xếp gọn bàn ghế cùng các bạn.

Ở trường mầm non, hoạt động lao động rất có ý nghĩa đối với trẻ. Ngoài việc giúp trẻ phát triển thể chất, hoạt động lao động còn giúp trẻ yêu quý hoạt động lao động và được tiếp xúc nhiều với môi trường. Đây là phương tiện rất tốt để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

Công việc lao động hàng ngày của trẻ ở trường, ở nhà có thể lồng ghép qua hoạt động chơi, có thể được tổ chức cuối giờ. Trẻ được chăm sóc cây hoa trong sân trường, chăm sóc vườn trường. Trong quá trình hoạt động cô hướng dẫn, giảng giải, định hướng cho trẻ những hành vi bảo vệ môi trường.

e. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tham quan

Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát môi trường bằng các giác quan khác nhau, giúp trẻ tiếp nhận các thông tin về thiên nhiên, môi trường và các hoạt động của con người trong môi trường, có thể tổ chức các hoạt động quan sát sau:

- Tổ chức cho trẻ tham quan các địa điểm, các hiện tượng tự nhiên gần gũi đối với trẻ như: quan sát môi trường lớp học, khu vực trường mầm non, quan sát nguồn nước, bụi khói trong không khí.

- Quan sát các hiện tượng thiên nhiên, động thực vật và điều kiện sống của các con vật nuôi, cây trồng.

- Quan sát các hiện tượng lao động bảo vệ môi trường của người lớn như trồng cây và chăm sóc cây, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh làm sạch môi trường xung quanh.

f. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. Thông qua các công việc hàng ngày như ăn, ngủ, vệ sinh cũng là một cơ

hội tốt để trẻ được trải nghiệm. Trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ cùng là một cách bảo vệ môi trường xung quanh trẻ.

Khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục buổi sáng, ăn bữa trưa, bữa chiều, đi vệ sinh hoặc lúc về, cô giáo và gia đình cần luôn nhắc nhở và cùng trẻ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như thấy sân trường bẩn cần quét dọn, nhặt lá cây, rác; Khi ăn xong đồ ăn cần để gọn gàng, bỏ rác đúng nơi quy định, trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, trong các hoạt động hàng ngày, thông qua các hoạt động, cô giáo, ông bà, bố mẹ cùng hướng dẫn, uốn nắn trẻ cách xưng hô, cách đối xử, dành tình cảm cho những người xung quanh, những người trong gia đình của mình. Dạy trẻ không được nóng giận, phải biết tôn trọng ông bà, bố mẹ, đoàn kết, yêu mến bạn bè, không được học các thói hư tật xấu,…

2.2.1.3. Điều kiện vận dụng

- Giáo viên phải lựa chọn các hoạt động phù hợp với nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình.

- Các hoạt động phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

2.2.2. Biện pháp 2. Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường an toàn, vệ sinh để trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua chủ đề gia đình

2.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất là điều kiện để thực hiện các hoạt động: Môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi sẽ là những hình mẫu về môi trường tự nhiên mà trẻ thấy yêu thích và mong muốn bảo vệ và giữ gìn môi trường.

2.2.2.2. Cách tiến hành

- Rà soát, lên danh sách các đồ dùng, trang thiết bị đã cũ, hỏng cần thay thế và bổ sung nếu thiếu để đảm bảo môi trường học tập, môi trường vui chơi cho trẻ đầy đủ, vệ sinh, cho trẻ thỏa sức khám phá môi trường xung quanh.

- Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phong phú, đa dạng:

+ Trồng nhiều loại cây khác nhau trong vườn trường: Cây ăn quả, cây bóng mát, cây rau. hoa, cỏ...

+ Có khu nuôi một số con vật để trẻ quan sát, chăm sóc con vật như nuôi lợn, gà…

+ Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn, rẻ tiền (lớp xe cũ,

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua chủ đề gia đình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)