Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị chịu áp lực a/ Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu bai_giang_an_toan (Trang 49 - 50)

- Các loại khác Bảo vệ tai, tiếng động Bảo vệ hơi thở, bảo vệ thân thểs

2.4.2. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị chịu áp lực a/ Một số khái niệm cơ bản

a/ Một số khái niệm cơ bản

Thiết bị chịu áp lực

Thiết bị chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học, sinh học, cũng như để bảo quản, vận chuyển…các môi chất ở trạng thái có áp suất như khí nén, khí hóa lỏng, và các chất khác và có tên gọi riêng (ví dụ: nồi hơi, máy nén khí, máy lạnh, chai, bình sinh khí axetylen, thùng chứa, bình hấp…). Chúng có thể là thiết bị đơn chiếc và trọn bộ (bình axetylen, chai oxi…) cũng có thể là những tổ hợp thiết bị (nồi hơi nhà máy nhiệt điện, nồi hơi công nghiệp, thiết bị sản xuất và nạp oxi, hệ thống lạnh…)

Nồi hơi

Nồi hơi là một thiết bị chịu áp lực. Nó là một thiết bị (hoặc tổ hợp thiết bị) dùng để thu nhận hơi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển để phục vụ các mục đích khác nhau nhờ năng lượng được tạo ra do đốt nhiên liệu trong các buồng đốt.

Cháy nổ

- Định nghĩa: Cháy là quá trình phản ứng oxi hóa khử tỏa nhiệt và kèm hiện tượng phát sáng (theo TCVN 3255-89).

Nổ hóa học là phản ứng oxi hóa khử tỏa nhiệt rất nhanh, kèm theo khí nén có khả năng sinh công (theo TCVN 3255-86).

- Điều kiện cần và đủ để cháy và nổ có thể xảy ra:

Cháy và nổ muốn xảy ra cần phải có điều kiện cần và đủ là: phải có môi trường nguy hiểm cháy (nổ) và nguồn gây cháy (kích nổ). Để cháy (nổ) có thể xảy ra đều phải có đủ cả hai yếu tố (nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thể xảy ra cháy, nổ)

Môi trường nguy hiểm cháy chính là hỗn hợp giữa chất cháy và chất oxi hóa (chất cháy có thể là hơi, khí, bụi), ở phạm vi nồng độ giới hạn nhất định, với mỗi loại chất khác nhau thì giải nồng độ nguy hiểm nổ là khác nhau.

Nguồn gây cháy (kích nổ) là các dạng năng lượng khác nhau với một giá tri nhất định đủ khả năng gây cháy (kích nổ) như năng lượng nhiệt 9cuar ngọn lửa trần, tia lửa do ma sát và đập, bức xạ mặt trời…), năng lượng điện tử, sinh học.

Cách phân loại thiết bị chịu áp lực

Trên quan điểm an toàn, người ta phân thiết bị áp lực ra thành các loại: - Hạ áp

- Trung áp - Cao áp - Siêu áp

Việc phân chia theo áp suất làm việc của môi chất khác nhau theo các giải áp suất, ví dụ:

- Đối với thiết bị sinh khí axetylen thì thiết bị hạ áp là thiết bị có áp suất nhỏ hơn 0,1 at, thiết bị trung áp có áp suất từ 0,1 at đến 1,5 at, thiết bị cao áp từ 1,5 at trở lên. Cũng có một cách phân loại theo lượng đất đèn (CaC2) nạp trong một lần.

- Đối với thiệt bị oxi:

Loại hạ áp có áp suất làm việc của môi chất lên tới 16 at Loại trung áp có áp suất làm việc từ 16 at – 64 at

Loại cao áp có áp suất làm việc của môi chất lớn hơn 64 at.

Một phần của tài liệu bai_giang_an_toan (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w