7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học môn Toán và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý của nhà trƣờng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của nhà trƣờng.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Khảo sát điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến của CBQL, giáo viên, học sinh ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và các bên liên quan (cha mẹ học sinh, quản lý cấp Phòng GD&ĐT…) về thực trạng dạy học môn Toán và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS ở trƣờng tiểu học, thực trạng thực hiện và quản lý mục tiêu, phƣơng pháp, nội dung, hình thức, kiểm tra - đánh giá, môi trƣờng dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS.
32
dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS ở trƣờng tiểu học: ƣu điểm, hạn chế, những khó khăn còn gặp phải khi thực hiện hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS.
- Quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh tại trƣờng tiểu học để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS ở trƣờng tiểu học: quan sát GV sử dụng các PPDH, HTTC, tƣơng tác giữa 3 yếu tố GV – HS – môi trƣờng, nhận xét – đánh giá của GV, HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau, thái độ, ý thức, sự hứng thú của HS,…
- Nghiên cứu các hồ sơ liên quan đến khâu chuẩn bị bài dạy (giáo án, phiếu đăng ký sử dụng thiết bị dạy học, hồ sơ phòng thực hành…), khâu đánh giá kết quả dạy học, để làm rõ thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS ở trƣờng tiểu học. Cụ thể, các hồ sơ sau đây đƣợc xem xét:
+ Xem xét giáo án, sổ họp chuyên môn của khối.
+ Xem hồ sơ phòng thƣ viện về việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học. + Xem bảng thống kê điểm kiểm tra định kì môn Toán của học sinh (trong báo cáo sơ kết và tổng kết).
+ Các phiếu dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên.
- Xử lý kết quả khảo sát:
+ Thống kê số lƣợng phiếu đã điều tra (số phiếu phát ra, số phiếu thu về);
+Kết quả đƣợc xử lí bằng Exel, cách tính các thông số theo các công thức sau:
Về điểm trung bình của thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực HS: Điểm số của các câu hỏi đóng đƣợc quy đổi theo thang bậc 5 ứng với các mức độ, trong đó điểm thấp nhất là 1, điểm cao nhất là 5.
Tính điểm trung bình cộng: Trong đó, X : là điểm trung bình;
x i : là điểm ở mức độ; 1 m X = N ∑xi n i i =1 ni: là số ngƣời lựa chọn mức độ i
m : là số các mức độ ;
N : là số ngƣời tham gia đánh giá ;
• Quy ƣớc: Mức độ thực hiện Rất TX TX Ít TX Không TX Hoàn hoàn không TX
(TX: thường xuyên; QT: quan trọng; TB: trung bình)
2.1.4. Tổ chức khảo sát
2.1.4.1. Đối tượng khảo sát
Để khảo sát thực thực quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tƣợng là CBQL, GV và HS của 4 trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Các trƣờng tiểu học có điều kiện tƣơng đối giống nhau. Tại mỗi trƣờng, lên danh sách CBQL, GV, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1. Đối tƣợng khảo sát
TT Trƣờng
2 Trƣờng TH Nguyễn Văn Cừ
3 Trƣờng TH Võ Văn Dũng
4 Trƣờng TH Hoàng Quốc Việt
Tổng
2.1.4.2. Thời gian và địa bàn khảo sát
- Thời gian: dự kiến từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021.
- Địa bàn khảo sát: một số trƣờng TH trên địa bàn TP. Quy Nhơn, T. Bình Định.
2.1.4.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát
- Tháng 10/ 2021: Khảo sát thử nghiệm các mẫu tài liệu nghiên cứu
- Tháng 11/ 2021: Khảo sát thực trạng vấn đề tại các trƣờng
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KT-XH VÀ GD-ĐT THÀNH PHỐ QUYNHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2.1. Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ Bắc, từ 109°06' đến 109°22' kinh Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía Nam, cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 165km. Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phƣớc, phía bắc giáp huyện Tuy Phƣớc và huyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.
Thành phố có 16 phƣờng: Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thƣờng Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phƣớc Mỹ (trong đó xã Phƣớc Mỹ đƣợc tách từ huyện Tuy Phƣớc và sáp nhập vào Quy Nhơn năm 2006) với tổng diện tích là 284,28 km², dân số trên 300.000 ngƣời .
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lí nhƣ núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nƣớc lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch và vừa mở thêm khu kinh tế Nhơn Hội.
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định (đƣợc công nhận theo Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học – kỹ thuật của tỉnh Bình Định; là cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm của vùng Trung bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lƣu, trao đổi thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế.
35
Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XIII trình tại Đại hội, qua 5 năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhƣng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trƣởng, nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng đƣợc tập trung đầu tƣ xây dựng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của thành phố; bƣớc đầu đã thu hút đƣợc một số dự án đầu tƣ lớn trên địa bàn.
Để trở thành đô thị văn minh, hiện đại vào năm 2025, thành phố phải đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, mang tính khả thi cao, tạo bƣớc đột phá trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, du lịch và kinh tế biển; thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh, bền vững. Tập trung thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy hoạch chung xây dựng TP Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển KT-XH, gắn với tăng cƣờng quản lý, giám sát, việc tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt, thành phố phải tiếp tục tạo bƣớc đột phát trong phát triển du lịch, giữ vững thƣơng hiệu du lịch “Quy Nhơn - Thành phố du lịch sạch ASEAN”.
2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Quy Nhơn
Theo “Báo cáo Tổng kết năm học 2020 – 2021” của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn:
Trong năm học vừa qua, toàn ngành Giáo dục thành phố đã tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra và đạt đƣợc một số kết quả nổi bật: thực hiện Chƣơng trình GDPT mới đối với lớp 1, thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý quá trình dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, đã mạnh dạn cắt giảm một số cuộc thi, hội thi nhằm giảm áp lực cho giáo viên và học sinh; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục – xóa mù chữ; chất lƣợng giáo dục đại trà ổn định; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đƣợc tiếp tục tăng cƣờng; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đƣợc quan tâm bồi dƣỡng, phát huy tính sáng tạo trong công tác quản lý, giảng dạy; đa số học sinh ngoan, chăm học, có nhiều em đã phát huy khả năng nghiên cứu khoa học và đạt đƣợc giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh.
ngày càng đƣợc nâng lên theo tinh thần đổi mới. Khoảng cách chênh lệch về chất lƣợng giáo dục giữa vùng ven, ngoại thành và xã đảo với nội thành đƣợc thu hẹp. Đội ngũ CBQL, GV các cấp học đƣợc củng cố, kiện toàn theo yêu cầu đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới dạy học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục đƣợc đầu tƣ, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học. Công tác quản lý giáo dục đƣợc quan tâm cải tiến, đổi mới về nội dung và phƣơng pháp thực hiện, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục
ở các đơn vị. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực để thu hút các nguồn lực của xã hội, sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân đến sự phát triển GD&ĐT trên địa bàn thành phố.
Kết quả các hoạt động giáo dục và phong trào thi đua của giáo viên, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt; đa số cán bộ, viên chức nhiệt tình, phát huy tốt năng lực chuyên môn, có tâm huyết, trách nhiệm đối với học sinh, có ý thức tham gia bồi dƣỡng, tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn góp phần cùng toàn ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
2.2.4. Hệ thống giáo dục tiểu học thành phố Quy Nhơn
Toàn cấp học có 25 trƣờng tiểu học, 02 trƣờng TH&THCS, 01 trƣờng 03 cấp học Ischool (trong đó có 15 trƣờng đạt chuẩn quốc gia và 10 trƣờng đƣợc công nhận kiểm định chất lƣợng giáo dục), tổ chức giảng dạy học tập tại 44 điểm trƣờng với 24.766 học sinh ở 677 lớp; đã huy động 100% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1; Tổ chức học 2 buổi/ngày ở 28 trƣờng với 425 lớp (62,8%) và 14.955 học sinh (60,4%), trong đó có 7.922 học sinh học bán trú ở 23 trƣờng (82,1%) trên số học sinh học 2 buổi/ngày); cuối năm học 2020-2021, có 01 học sinh nghỉ học.
Các trƣờng tiểu học tổ chức dạy tiếng Anh cho tất cả 14.630 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 (100%), dạy môn Tin học cho 11.280 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 (82,7%). Ngoài ra có 27/28 trƣờng tổ chức dạy tự chọn tiếng Anh cho học sinh 137 lớp 1 với số học sinh 4812 (97,2%), dạy làm quen tiếng Anh lớp 2 với 4920 HS (94,93%).
Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh; tiếp tục thực hiện mô hình trƣờng tiểu học mới; đổi mới đồng bộ phƣơng pháp dạy, phƣơng
37
pháp học và kiểm tra, đánh giá theo hƣớng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; tăng cƣờng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; duy trì, củng cố và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, thực hiện công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục đảm bảo chất lƣợng trƣờng đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lƣợng (công nhận lại cho đơn vị trƣờng tiểu học Nhơn Lý); nâng cao chất lƣợng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú; tổ chức các chuyên đề về an toàn giao thông ở tất cả các trƣờng; phong trào của Đội TNTP Hồ Chí Minh đƣợc duy trì và hƣớng đến đổi mới hình thức và hiệu quả hoạt động.
Các trƣờng chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tăng cƣờng các hoạt động vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng, thời gian và điều kiện dạy học của địa phƣơng.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNHHƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớngphát triển năng lực cho học sinh phát triển năng lực cho học sinh
Để tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học cũng nhƣ quản lý HĐDH theo hƣớng PTNL HS, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến của CBQL và GV ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Kết quả đƣợc tổng hợp, xử lý đƣợc nêu trong Phụ lục 4 bảng 1.1 và biểu thị ở biểu đồ 2.1 dƣới đây:
50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Nội dung 1
Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của HĐDH dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS ở các trƣờng tiểu học
Ghi chú:
Nội dung 1: Nhận thức về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo định hướng PTNL cho HS
Nội dung 2: Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý HĐDH theo định hướng PTNL cho HS
Nhìn vào biểu đồ ta thấy đa số CBQL và GV ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn đều đánh giá việc tổ chức dạy học theo định hƣớng PTNL cho HS và việc quản lý HĐDH theo định hƣớng PTNL cho HS là quan trọng. GV chọn mức “ít quan trọng” và “không quan trọng” chiếm tỉ lệ rất thấp. Và không có CBQL nào là
chọn mức “không quan trọng”. Điều đó cho thấy rằng, đa số CBQL và GV ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo định hƣớng PTNL cho HS cũng nhƣ là việc quản lý HĐDH theo định hƣớng PTNL cho HS. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ GV ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn chƣa nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo định hƣớng PTNL cho HS.