cho học sinh các phẩm chất chủ yếu
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của
con ngƣời, cùng với năng lực tạo nên nhân cách con ngƣời.
Theo Thông tƣ 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học, môn Đạo đức góp phần hình thành, phát triển cho học sinh tiểu học các phẩm chất là:
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; d) Yêu gia đình, bạn và những ngƣời khác; yêu trƣờng, lớp, quê hƣơng, đất nƣớc.
Thông tƣ 22/2016/ TT-BGDĐT sửa đổi Thông tƣ 30/2014/TT- BGDĐT quy định học sinh tiểu học cần đƣợc giáo dục các phẩm chất “chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thƣơng.”
Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể đƣợc Ban Chỉ đạo đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông qua ngày 27/7/2017 đã quy định các phẩm chất chủ yếu cần đƣợc hình thành, phát triển cho học sinh là: yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Tất cả các môn học và hoạt động giáo dục đều phải góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất này. Do giữa vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành phát triển ý thức và hành vi của ngƣời công dân nên môn Đạo đức coi đây là mục tiêu chủ yếu.
Với việc giáo dục các phẩm chất chủ yếu đó, môn học nhằm thực hiện mục tiêu chung về giáp dục phẩm chất cho học sinh là: giúp các em hình thành, phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắn về những chuẩn mực hành vi đạo đức trong quan hệ với chính bản thân, với gia đình, quê hƣơng, cộng đồng, với công việc và môi trƣờng xung quanh; thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; tình yêu quê hƣơng; gia đình lòng yêu thƣơng, tôn trọng con ngƣời; đức tính trung thực, chăm học, chăm làm; ý thức trách
nhiệm với hành vi, hành động của mình; sự đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Tiếp cận với Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, dạy học môn Đạo đức hiện hành theo định hƣớng phát triển năng lực phải nhằm mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu là: yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Dƣới đây là bảng mô tả biểu hiện các phẩm chất cần hình thành phát triển cho học sinh tiểu học trong môn Đạo đức:
Phẩm chất Yêu cầu cần đạt
1. Yêu nƣớc - Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.
- Yêu quê hƣơng; yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu cuộc sống hoà bình.
- Kính trọng, biết ơn ngƣời lao động, ngƣời có công với nƣớc; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những ngƣời có công với nƣớc.
2. Nhân ái - Yêu quý, quan tâm, chăm sóc ngƣời thân trong gia đình.
- Yêu thƣơng, giúp đỡ ngƣời khác ( em nhỏ, bạn bè, hàng xóm láng giềng,…)
- Chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, ngƣời khuyết tật và đồng bào bị ảnh hƣởng của thiên tai.
- Tôn trọng sự khác biệt của ngƣời khác, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.
- Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn. 3. Chăm chỉ - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Quý trọng thời gian.
- Tự giác làm các công việc của mình; không dựa dẫm, ỷ lại ngƣời khác.
- Thƣờng xuyên tham gia các công việc của gia đình, trƣờng lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân.
- Vƣợt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống hằng ngày. 4. Trung thực - Thật thà, ngay thẳng trong học tập và lao động; mạnh dạn nói
lên ý kiến của mình trƣớc ngƣời khác.
- Luôn giữ lời hứa với ngƣời khác; mạnh dạn nhận lỗi, nhận thiếu sót của bản thân.
- Tôn trọng tài sản của ngƣời khác; tôn trọng lẽ phải.
- Không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực trong học tập là trong cuộc sống.
5.Trách nhiệm - Có trách nhiệm với bản thân: giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ bản thân bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi, sinh hoạt nề nếp.
- Có trách nhiệm với gia đình: giữ gìn, bảo quản và sử dụng tiết kiệm đồ dùng của cá nhân và gia đình.
Có trách nhiệm với nhà trƣờng và xã hội: giữ vệ sinh và bảo vệ của công; có trách nhiệm với công việc đƣợc giao; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, trƣờng lớp.
- Có trách nhiệm với môi trƣờng sống: chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích; giữ vệ sinh môi trƣờng; không đồng tình với những hành vi gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng thiên nhiên.
3.2.2. Dạy học phát triển năng lực môn Đạo đức hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực chung và năng lực đặc thù. cho học sinh các năng lực chung và năng lực đặc thù.
Năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động
tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Thông tƣ 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học quy định học sinh tiểu học có các năng lực: a) Tự phục vụ, tự quản; b) Giao tiếp, hợp tác; c) Tự học và giải quyết vấn đề.
Thông tƣ 22/2016/ TT-BGD ĐT sửa đổi thông tƣ 30/2014/ TT-BGD ĐT quy định học sinh tiểu học phải đƣợc giáo dục các năng lực là: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
Tiếp cận Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (19/01/2018), dạy học môn Đạo đức theo định hƣớng phát triển năng lực phải nhằm mục tiêu góp phần hình thành phát triển cho học sinh các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyets vấn đề sáng tạo) và năng lực đặc thù của môn học ( năng lực phát triển bản thân; năng lực điều chỉnh hành vi; năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với lứa tuổi).
- Năng lực chung đƣợc tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển. Đó là các năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tự chủ và tự học:
Học sinh có ý thức, thói quen và hành vi tự làm đƣợc những việc của mình ở nhà và ở trƣờng theo sự phân công, hƣớng dẫn; nhận biết và bày tỏ đƣợc tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với ngƣời khác; hoà nhã với mọi ngƣời; không nói hoặc làm những điều xúc phạm ngƣời khác; tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; thực hiện đúng kế hạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hƣởng đến việc học hành và các việc khác; bộc lộ đƣợc sở thích, khả năng của bản thân; có ý thức tổng kết và trình bày đƣợc những điều đã học; nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của
thầy cô; ham học hỏi thầy cô, bạn bè và ngƣời khác để củng cố và mở rộng hiểu biết; có ý thức học tập và làm theo tấm gƣơng ngƣời tốt.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Học sinh có ý thức, thói quen và hành vi thiết lập, duy trì các quan hệ bạn bè; nhận ra đƣợc những bất hoà và xử lí đƣợc sự bất hoà giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau bằng những cách đơn giản, phù hợp; biết nhƣờng bạn hoặc thuyết phục bạn; biết trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hƣớng dẫn của giáo viên; hiểu đƣợc nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của mình trong nhóm sau khi đƣợc hƣớng dẫn, phân công; nhận biết đƣợc một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phƣơng án phân công công việc phù hợp; biết cố gắng hoàn thành phần việc mình đƣợc phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc đƣợc phân công; báo cáo đƣợc kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét đƣợc ƣu điểm, thiếu sót của bản thân theo hƣớng dẫn của giáo viên.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Học sinh có ý thức thói quen và hành vi thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt đƣợc câu hỏi; nêu đƣợc cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hƣớng dẫn; biết tiến hành giải quyết vấn đề theo hƣớng dẫn; nêu đƣợc thắc mắc về sự vật, hiện tƣợng không e ngại nêu ý kiến cá nhân trƣớc các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tƣợng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót.
- Năng lực đặc thù đƣợc hình thành. phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục. Năng lực đặc thù đƣợc hình thành, phát triển cho học sinh qua môn Đạo đức là: năng lực phát triển bản thân; năng lực điều chỉnh hành vi; năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với lứa tuổi. Năng lực phát triển bản thân, đạt những mục tiêu cuộc sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Năng lực điều chỉnh hành vi là năng lực thực hiện các hoạt động nhận biết chuẩn mực hành vi và điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội là năng lực tìm hiểu các hiện tƣợng xã hội và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Các năng lực này đƣợc xác định dựa trên vận dụng các năng lực chung phù hợp với đặc điểm, mực tiêu chung của môn Đạo đức là: giúp học sinh có đƣợc cách cƣ xử phù hợp với bản thân, với gia đình, quê hƣơng, cộng đồng, với công việc và môi trƣờng tự nhiên; những thói quen, nề nếp cơ bản, cần thiết trong học tập và sinh hoạt phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắt của cộng đồng, quy định của pháp luật, quy luật của tự nhiên và xã hội.
Để dạy học môn Đạo đức đạt đƣợc mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực nói trên, giáo viên môn học cần nghiên cứu kĩ biểu hiện của các năng lực.
Dƣới đây là bảng mô tả biểu hiện các năng lực cần hình thành, phát triển cho học sinh tiểu học môn Đạo đức:
Năng lực Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực phát triển bản thân
- Nhận biết và bày tỏ đƣợc cảm xúc, hành vi, thói quen của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với ngƣời khác.
- Nhận biết đƣợc một số điểm mạnh điểm yếu của bản thân; có thái độ tích cực khắc phục điểm yếu của bản thân theo sự hƣớng dẫn của thầy, cô giáo và ngƣời thân. - Tự làm những công việc của mình ở nhà và ở trƣờng theo sự phân công, hƣớng dẫn; tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân; tự lập kế hoạch học tập và sinh hoạt của cá nhân phù hợp lứa tuổi.
của bản thân trong học tập và cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
- Bƣớc đầu biết thiết lập phát triển các mối quan hệ với ngƣời khác.
- Nhận biết đƣợc cảm xúc bản thân. 2. Năng lực
điều chỉnh hành vi
- Nhận biết đƣợc sự đúng/sai, tốt/xấu, thiện/ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và hành vi pháp luật thƣờng gặp trong cuộc sống hằng ngày(ở lớp, trƣờng, gia đình, cộng đồng) so với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
- Bƣớc đầu biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi, thói quen của bản thân theo sự hƣớng dẫn của gia đình, thầy, cô giáo phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; nội quy của trƣờng học, luật lệ nơi công cộng và một số quy định của pháp luật có liên quan đến trẻ em.
- Nhận biết và thực hiện đƣợc một số hành vi cần thiết và phù hợp để tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với ngƣời khác.
- Bƣớc đầu biết nhận ra đƣợc những bất đồng, xích mích giữa bản thân với ngƣời khác; biết một số cách đơn giản hoà giải bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn bè. - Nhận biết và thực hiện quyền, bổn phận của bản thân phù hợp lứa tuổi trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, nhà trƣờng, cộng đồng và môi trƣờng sống. 3. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội
- Nhận biết đƣợc một số khái niệm liên quan đến quan sát và nhận thức đời sống xã hội.
- Quan sát và phân biệt đƣợc các hiện tƣợng đơn giản trong xã hội mà học sinh thƣờng gặp.
- Tự tìm hiểu về gia đình, dòng họ, địa phƣơng; bƣớc đầu khám phá về các vấn đề trong đời sống xã hội hàng
ngày.
- Nhận biết đƣợc vai trò của tiền; biết tiết kiệm và sử dụng hợp lí tiền.
- Nhận biết và tích cực tham gia các hình thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi thể hiện lòng yêu quê hƣơng, Tổ quốc Việt Nam, yêu cuộc sống hoà bình; lòng yêu thƣơng con ngƣời; đức tính chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm với gia đình, nhà trƣờng, cộng đồng và môi trƣờng sống.
Nhƣ vậy, mục tiêu chung của môn Đạo đức là hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, thách nhiệm và các năng lực: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi, tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với lứa tuổi. Trên cơ sở thực hiện mục tiêu chung đó, môn học giúp các em có hành vi và thói quen ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để sống, học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của ngƣời công dân tƣơng lại trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.
3.3. Sử dụng phƣơng pháp đóng vai vào dạy học đạo đức theo định hƣớng phát triển năng lực
3.3.1. Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học phát triển năng lực, mục tiêu bài học chính là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực.
Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt đƣợc về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm cả những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trƣớc đó.
Từ mục tiêu chung về phẩm chất và năng lực nói trên, giáo viên môn học cần xác định đƣợc các yêu cầu cần đạt riêng cho từng phẩm chất, năng
lực ở từng lớp học. Yêu cầu cần đạt ở từng cấp học, lớp học chính là mục tiêu giáo dục (kết quả đầu ra, chuẩn đầu ra) của cấp học, lớp học đó.
Trong dạy học phát triển năng lực, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là căn cứ để lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, tài liệu dạy học và