Thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 44 - 46)

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy có rất nhiều các yếu tố cần phải chú ý đến khi xây dựng kế hoạch và tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ, nhìn chung giáo viên đều đã biết xác định các yếu tố, nhận thức được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình giảng dạy. Có 26,8% ý kiến cho rằng cần đặc biệt chú ý tới môi trường hoạt động của trẻ vì đây là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn tới quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ, 46,9% ý kiến cho rằng khi thực hiện quy trình cần chú ý đến hứng thú và khả năng của trẻ, trong khi đó có 20,15% cho rằng khi thực hiện quy trình cần chú ý tới nội dung tri thức cần tích lũy cho trẻ, 6,7% ý kiến cho rằng cần chú ý tới các kỹ năng cần rèn luyện cho trẻ.

Bảng 2.6. Những khó khăn khi tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ

STT Khó khăn Số lượng Tỉ lệ (%)

1

Số lượng trẻ trong lớp quá đông và mỗi trẻ có cá tính, khả năng nhận thức,

hứng thú rất khác nhau

9/15 60,3%

2

Cơ sở vật chất và điều kiện chưa đảm bảo để triển khai chương trình đạt hiệu

quả

4/15 26,8%

3 Còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp

dạy học truyền thống 2/15 12,9%

Từ bảng ta thấy 60,3% giáo viên mầm non trong mẫu khảo sát cho rằng họ gặp khó khăn khi “Số lượng trẻ trong lớp quá đông và mỗi trẻ có cá tính, khả năng nhận thức rất khác nhau”, 26,8% mẫu nghiên cứu đồng tình gặp khó khăn khi “Cơ sở vật chất và điều kiện chưa đảm bảo để triển khai chương trình”. Chính từ những nguyên nhân số lượng trẻ đông cộng với cơ sở vật chất

thiếu đã đẩy sĩ số lớp học nhiều nơi vượt quá mức so với chuẩn quy định, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ngoài ra, 12,9% giáo viên mầm non gặp khó khăn khi vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học do còn ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thống trong thực tế dạy học. Đa phần giáo viên vẫn bị ảnh hưởng bởi phương pháp dạy học cũ, có lẽ ảnh hưởng từ những giáo viên lâu năm và các cấp quản lý tại cơ sở làm việc trong thực tế dạy học (giáo viên mới bị ảnh hưởng chỉ đạo bởi cấp trên và phương pháp dạy học của đồng nghiệp lâu năm) hoặc giáo viên không có hiểu biết đầy đủ cũng như sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại - kết quả sẽ được nhắc đến khi phân tích thực tế dạy học của giáo viên.

Bảng 2.7. Mức độ quan trọng của tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Rất quan trọng 12/15 80%

2 Quan trọng 3/15 20%

3 Không quan trọng 0/15 0%

Có 80% ý kiến cho rằng việc tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ là rất quan trọng và rất cần thiết, có ảnh hưởng lớn đối với việc lĩnh hội tri thức của trẻ; Chỉ có 20% ý kiến cho là quan trọng và không có ý kiến nào cho là không quan trọng. Điều này chứng tỏ, đa phần giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ. khi được sáng tạo theo ý thích trẻ sẽ mang những tri thức mà trẻ tiếp thu được trong quá trình nhận thức vào sản phẩm của mình. Qua đó, giáo viên cũng sẽ nắm bắt được khả năng, năng khiếu của trẻ phục vụ cho quá trình chăm sóc và giáo dục.

Từ khảo sát trên chứng tỏ, giáo viên đã nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua HĐCG. Ngoài ra các giáo viên cũng cho rằng, khi trẻ được tự mình hoạt động sẽ rèn luyện cho trẻ tính tự lập dựa trên khả năng của trẻ thay vì được người lớn giúp đỡ.

Khi được hỏi về những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ có 26,8% ý kiến giáo viên cho rằng cho rằng cần đặc biệt chú ý tới các kỹ năng cần rèn luyện của trẻ vì đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ, 46,9% ý kiến cho rằng khi thực hiện quy trình cần quan tâm đến hứng thú và khả năng hoạt động của trẻ, trong khi đó có 26,8% cho rằng khi thực hiện thiết kế các hoạt động cần quan tâm tới mức độ nhận thức của trẻ.

Qua điều tra ta có thể thấy được có rất nhiều các vấn đề cần phải quan tâm đến khi tổ chức HĐCG cho trẻ, nhìn chung giáo viên đều đã biết xác định các vấn đề, nhận thức được sự ảnh hưởng của các vấn đề đến quá trình giảng dạy, và định hướng được mục tiêu cho bài dạy của mình.

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)