hoạt động chắp ghép
Song song với công tác dự giờ để khảo cách thức mà giáo viên tổ chứ c hoạt động chắp ghép, đồng thời cũng quan sát, đánh giá kỹ năng của trẻ ngay trong hoạt động đó. Khi tiến hành khảo sát mỗi ngày tôi quan sát và đánh giá 10 trẻ trong vòng 3 ngày.
Kết quả điều tra thực trạng mức độ và biểu hiện của tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐCG chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8. Mức độ và biểu hiện của tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐCG
Tổng số trẻ Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu 30 Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 3 10,1 6 20 17 56,6 4 13,3
Kết quả khảo sát được thể hiện dưới đây:
- Ở mứ c đô ̣ tốt chỉ có 3 trẻ chiếm có 10,1%, đây là trẻ có tư duy tốt, vốn hiểu biết của trẻ về các sự vật hiện tượng xung quanh khá phong phú. Tuy nhiên, trẻ sử dụng các kỹ năng chưa tốt, khả năng nhìn nhận và sắp xếp
nguyên vật liệu cho sản phẩm còn lộn xộn và rời rạc.
- Mứ c đô ̣ khá có 6 bạn chiếm tỉ lệ là 20%, trẻ ở mức độ này thì việc sắp xếp nguyên vật liệu cho sản phẩm cũng lộn xộn, màu sắc trẻ sử dụng không phong phú, nhưng trẻ lại có thể đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo và hiểu được nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
- Trẻ ở mứ c đô ̣ trung bình chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số trẻ mà chứng tôi khảo sát, chiếm 56,6%, những trẻ này biết lắng nghe và hiểu lời giáo viên nói nhưng khi tham gia hoạt động thường hay bỏ giở và ngay khi có mâu thuẫn thì lập tức nhờ tới sự giúp đỡ của giáo viên, trẻ thường dập khuôn theo mẫu mà giáo viên đưa ra, ít đưa ra ý tưởng của cá nhân.
- Mứ c đô ̣ yếu chiếm 13,3%, chiếm tỉ lệ cao hơn so với mức độ tốt. Trong khi tổ chứ c hoạt động chắp ghép cho trẻ, trẻ không lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với sản phẩm. Khi hoàn thành sản phẩm trẻ thường bỏ đi và không bảo quản sản phẩm.
Tóm lại: Qua phân tích thực trạng tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Phần lớn giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết của việc tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ và vận dụng các bước của quy trình tổ chức một cách khá khoa học, hợp lý và đầy đủ, từng bước của quy trình được cụ thể hóa bằng các công việc và đã biết quan tâm đến những đề mẫu chốt trong từng bước của quy trỉnh tổ chức.
Kết quả này được khẳng định qua đánh giá của giáo viên mầm non về ưu điểm, hạn chế của HĐCG; những thành công và khó khăn khi thực hiện chương trình cũng như quan sát thực tế dạy học của họ và sản phẩm của trẻ.
Từ thực trạng thu được chúng tôi thấy rằng cần nghiên cứu đề xuất quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.