Biện pháp 3: Tận dụng các nguyên vật liệu để tái chế các sản phẩm giáo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Trang 50 - 53)

2.2.3.1. Gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ với những nguyên vật liệu để tái chế

a. Mục đích – ý nghĩa:

Biện pháp gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ với những nguyên vật liệu sẵn có giúp trẻ ghi nhớ, làm giàu vốn biểu tượng cho trẻ trong quá trình cảm nhận của cá nhân đối với đối tượng cần thể hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng với chất lượng tạo hình trong việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi.

b. Cách tiến hành.

Trước khi tổ chức hướng dẫn hoạt động tạo hình giáo viên cần căn cứ vào từng bài đề tài lựa chọn và sử dụng vật mẫu là các đối tượng nào phù hợp với nội dung bài tạo hình tạo cảm giác mới lạ hấp, có nét độc đáo riêng tạo

điều kiện cho trẻ tri giác các đối tượng, giúp trẻ nhận ra sự phong phú về cái đẹp không chỉ ở chất liệu hình dáng mà còn về cách thể hiện.

Cô chú trọng tới lời nói sinh động giàu hình ảnh khi hướng dẫn trẻ quan sát đối tượng được tái chế từ nguyên vật liệu. Lời nói sinh động của cô giúp trẻ cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng, đầy hấp dẫn của đối tượng quan sát, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ.

Dùng hệ thống câu hỏi để làm tăng hứng thú của trẻ trong hoạt động miêu tả đối tượng bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc của trẻ. Tạo cho trẻ tham gia hoạt động, vận động tích cực đối với đối tượng sẽ càng tạo cảm xúc cho trẻ và ghi nhớ các mối quan hệ lẫn nhau giữa các đối tượng đầy đủ chính xác hơn.

Ví dụ: Cô giáo tổ chức cho trẻ quan sát con chuồn chuồn được làm từ thìa sữa chua: cô cho trẻ quan sát nguyên vật liệu để làm ra con chuồn chuồn, cho trẻ nói lên cảm xúc của mình khi quan sát sản phẩm. Sau đó cô đàm thoại về hình dáng, màu sắc và những chi tiết để chắp ghép thành một con chuồn chuồn.

+ Cháu thấy chiếc thìa sữa chua này có giống thân con chuồn chuồn không? + Đây là vải lưới màu đen, cô cắt tỉa để tạo thành cánh con chuồn chuồn đấy chúng mình có bất ngờ không?

+ Mắt con chuồn chuồn này rất to và đẹp vì cô dùng hạt chi chi để làm mắt cho chúng đấy.

c. Điều kiện vận dụng

Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ để vận dụng vào việc tạo hình ảnh hấp dẫn duy trì hứng thú tham gia hoạt động tạo hình của trẻ.

Giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức gây hứng thú cho trẻ đối với bài tập tạo hình sao cho phù hợp với nội dung và khả năng của trẻ

Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giáo viên vừa là người hướng dẫn, vừa là người bạn đồng hành cùng trẻ giúp trẻ lực chọn được các nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp với nội dung bài tập.

2.2.3.2. Cho trẻ sưu tầm các phế liệu và làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu.

- Sử dụng đúng mục đích ( làm đồ dùng, đồ chơi giáo dục hành vi bảo vệ môi trường).

- Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ giáo viên chủ yếu vẫn sử dụng giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu. Nhận thấy những nguyên vật liệu “truyền thống” này vẫn chưa phát huy tối đa khả năng tạo hình và giáo dục các bài học cho trẻ nên giáo viên sử dụng các nguyên vật liệu tái chế để cho trẻ hoạt động. Kết quả là trẻ rất say mê, hứng thú và ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao.

b. Cách tiến hành

Trước khi tiến hành giáo viên cần lựa chọn môi trường tổ chức phú hợp với trẻ, phù hợp với nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường. Lựa chọn môi trường tổ chức hoạt động tạo hình ngoài giờ học đảm bảo yêu cầu về: không gian đủ rộng, sạch sẽ, an toàn để trẻ có đủ điều kiện thực hiện các hoạt động.

Ví dụ: Trong tiết tạo hình dạy trẻ làm đồ chơi “Gia đình cốc”, giáo viên chuẩn bị cốc dùng mợt lần , len giấy báo, khuy áo, giấy nhăn, giấy gói quà, bút dạ màu, băng dính, băng dính hai mặt.

Cô hướng dẫn tiến hành như sau:

- Hướng dẫn trẻ thực hiện làm một thành viên trong gia đình: + Quay ngược cốc nhựa úp xuống bàn

+ Lấy len hoặc cắt giấy báo thành những sợi nhỏ gắn lên đáy cốc để làm tóc. + Dùng băng dính hai mặt gắn khuy áo làm mắt.

+ Dán thêm giấy xung quanh miệng cốc (phía dưới) để làm áo. + Dùng bút dạ vẽ thêm mũi, miệng.

Bằng cách làm tương tự như vậy, trẻ có thể tự làm nhiều người thân khác nhau trong gia đình mình như ông, bà, bố, mẹ… Với những đặc điểm riêng theo trí tưởng tượng của trẻ. Cô chú ý vừa hướng dẫn, vừa quan sát trẻ thực hiện và đàm thoại với trẻ về những nguyên vật liệu được sử dụng:

- Nếu chúng mình bỏ chiếc cốc này đi thì sẽ thật lãng phí đúng không? - Chúng không chỉ để đựng nước mà còn dùng để làm đồ chơi nữa đấy.

- Việc chúng ta sử dụng lại những chiếc cốc một lần này sẽ giúp cho môi trường không bị ô nhiễm, tránh lãng phí.

- Tương tự như vậy có thể sử dụng các phế liệu để cô dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi khác nhau.

Ví dụ:

+ Trẻ sử dụng lon bia lon nước ngọt để tạo ra đồ dùng biểu diễn âm nhạc như : Trống, kèn, xắc xô…

+ Tận dụng vỏ hộp sữa để tạo thành hộp đựng bút xinh xắn

+ Sử dụng những chai nhựa để tạo thành đồ dùng gia đình như: Cốc, chén, giỏ đi chợ…

c. Điều kiện vận dụng

Giáo viên phải hướng dẫn trẻ tìm các nguyên vật liệu tái chế phù hợp với mục đích và ý nghĩa của từng sản phẩm

Tạo cho trẻ niềm hứng thú, say mê khi làm đồ dùng từ các nguyên vật liệu phế liệu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)