Giới thiệu chung về truyện tranh trong quá trình gợi động cơ học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng truyện tranh nhằm kích thích hứng thú trong học tập môn toán cho học sinh lớp 2 (Trang 59)

7. Cách tiếp cận

2.4.1. Giới thiệu chung về truyện tranh trong quá trình gợi động cơ học

kích thích hứng thú học tập

- Bộ truyện tranh trong dạy học môn Toán là một trong những cách thức gợi động cơ học tập và kích thích hứng thú rất tốt cho học sinh lớp 2: Sự sinh động, bắt mắt của các hình ảnh trong các bức tranh kết hợp với nội dung các câu chuyện, các tình huống trong thực tiễn gần gũi trong đời sống hàng ngày của các em tạo nên sức hấp dẫn và yếu tố tâm lí tốt để học sinh chủ động tiếp cận tài liệu học tập với sự tích cực, hứng khởi cao nhất; các ý tƣởng, nội dung toán học đƣợc cài đặt hợp lí trong truyện tranh có tác dụng tốt trong việc dẫn dắt học sinh tiếp cận, tìm hiểu kiến thức về môn Toán.

2.4.2. Hướng dẫn sử dụng bộ truyện tranh trong dạy học

- Sử dụng truyện tranh: Cần lựa chọn tìm hiểu cách thức sử dụng truyện tranh

hỗ trợ học toán sao cho đa dạng, phong phú, hình ảnh thay đổi phù hợp với trình độ học sinh và nội dung, mục tiêu của bài học. Linh hoạt trong cách bố trí chỗ ngồi quan sát của học sinh, cách tổ chức họat động nhóm, cách thức giáo viên sử dụng, di chuyển hình ảnh sao cho hấp dẫn, hợp lý để tất cả học sinh đều quan sát rõ.

- Có thể sử dụng truyện tranh hỗ trợ học toán trong các giờ học hình thành kiến thức mới, giờ luyện tập, ôn tập củng cố kiến thức, giờ sinh hoạt ngoại khóa về toán.

- Ví dụ: Mẩu truyện hỗ trợ dạy bài một phần hai. Giáo viên có thể dùng để giới thiệu bài: Sau đoạn mẹ chia bánh làm hai phần. Vậy để các em biết đƣợc bạn Bống đƣợc mấy phần của mấy phần chiếc bánh và đƣợc biểu thị nhƣ thế nào cô và các em cùng vào bài ngày hôm nay “ Một phần hai”...

- Không quá lạm dụng việc sử dụng truyện tranh gây những cách hiểu sai lầm của học sinh về các giờ học toán. Truyện tranh nên đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện trực quan hỗ trợ vào một số thời điểm của các giờ học. Giáo viên phải biết sử dụng truyện tranh đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với bài học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.

Dựa trên cơ sở khoa học của đề tài đã đƣợc nghiên cứu, đúc rút ở chƣơng 1, chƣơng 2 xác định nguyên tắc thiết kế truyện tranh theo quan điểm tích hợp, xác định các yêu cầu về nội dung, hình ảnh và ý tƣởng sƣ phạm khi thiết kế, các bƣớc xây dựng, thiết kế truyện tranh và cách sử dụng truyện tranh sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học. Từ đó, xây dựng và hƣớng dẫn sử dụng truyện tranh hỗ trợ học toán nhằm kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 2.

Ở phần xây dựng truyện tranh, chúng tôi đã nghiên cứu và thiết kế đƣợc hai quyển truyện tranh bám sát chƣơng trình môn Toán lớp 2 xoay quanh các tình huống thực tiễn, gần gũi với các em. Các truyện tranh đƣợc thiết kế dảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu, dụng ý sƣ phạm cài đặt, bám sát nội dụng môn Toán lớp 2 theo chƣơng trình mới. Các nhận vật và cốt truyện tranh trong toàn tập truyện đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt. Điều này có tác dụng giáo dục các phẩm chất cho học sinh theo cách giáo viên giúp các em hóa thân cùng nhân vật đi theo tất cả diễn biến của các câu chuyện. Đặc biệt truyện tranh điện tử tạo nên sự tƣơng tác trực tiếp giữa học sinh và các nhân vật trong truyện tạo nên sự hứng thú, lôi cuốn, hấp dẫn cao đối với học sinh và có tác dụng đặc biệt đối với học sinh trong việc tƣơng tác, thi đua học toán cùng các nhân vật trong truyện.

Việc thiết kế, sử dụng bộ truyện tranh góp phần tăng hứng thú, nhu cầu nhận thức, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh và giúp giáo viên đổi mới việc dạy học môn Toán một cách hiệu quả hơn.

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài và kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của đề tài, cụ thể:

- Kiểm chứng tính ứng dụng, mức độ phù hợp với nội dung bài học của bộ truyện tranh đƣợc thiết kế.

- Kiểm chứng tính đúng đắn của việc sử dụng truyện tranh trong việc kích thích hứng thú học tập của học sinh từ đó hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cho học sinh.

- Kiểm chứng sự phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu nội dung, hình thức truyện, dụng ý sƣ phạm đƣợc cài đặt trong truyện trong việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán cho học sinh lớp 2.

- Đối chiếu mức độ hứng thú học tập, khả năng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh lớp thực nghiệm với kết quả của lớp đối chứng, phân tích, đánh giá kết quả đạt đƣợc và rút ra kết luận cần thiết.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm việc sử dụng bộ truyện tranh hỗ trợ học Toán nhằm kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 2 đã đƣợc thiết kế ở chƣơng 2.

3.3. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng, phạm vi thực nghiệm.

Chúng tôi lựa chọn khối lớp 2, trƣờng Tiểu học Hạ Giáp – Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi chọn lớp 2A là lớp thực nghiệm và lớp 2B là lớp đối chứng. Lớp 2A gồm 25 học sinh, lớp 2B có 25 học sinh. Để tiến hành thực nghiệm có hiệu quả, đảm bảo tính khách quan chúng tôi tiến hành chọn các lớp theo tiêu chuẩn sau:

- Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải có nhận thức đồng đều. - Sĩ số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải tƣơng đƣơng nhau.

- Trình độ nghiệp vụ và thànhviên công tác của giáo viên chủ nhiệm là tƣơng đƣơng nhau.

3.3.2.Thời gian thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào tháng /2/2020 đến tháng / 2020

3.4. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm

3.4.1.Các tiêu chí đánh giá

Sau khi dạy xong, chúng tôi đánh giá kết quả trên 4 mức độ, mỗi mức độ có 4 tiêu chí đánh giá, từ đó đánh giá hiệu quả của truyện tranh đƣợc sử dụng trong giờ dạy Toán đó là:

- Vận dụng:

+ Học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc nội dung bài học và biết vận dụng các kiến thức đã học trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn.

+ Các kĩ năng nhƣ quan sát, kĩ năng giao tiếp v..v. của học sinh đƣợc hình thành, củng cố và liên tục phát triển.

+ Học sinh có thái độ đúng đắn, yêu thích môn học. - Hiểu

+ Học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc nội dung bài học.

+ Các kĩ năng nhƣ quan sát, giao tiếp v..v. của học sinh đƣợc hình thành và củng cố.

+ Học sinh có những tình cảm thái độ đúng đắn hơn. - Biết:

+ Học sinh nắm đƣợc nội dung bài học.

+ Các kĩ năng của học sinh còn yếu.

+ Hình thành đƣợc tình cảm, thái độ. - Chƣa biết:

+ Học sinh chƣa nắm đƣợc vững nội dung bài học.

+ Chƣa hình thành đƣợc ở học sinh các kĩ năng cần thiết.

+ Học sinh có những tình cảm, thái độ chƣa đúng đắn, phù hợp.

3.4.2. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm

- Đánh giá định tính

Việc đánh giá định tính đƣợc thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh nhóm thực nghiệm.

- Đánh giá định lƣợng kết quả thực nghiệm

Các số liệu đƣợc tập hợp và xử lý thông tin thông qua so sánh tỉ lệ các mức độ vận dụng – hiểu– biết – chƣa biết.

3.5. Tiến hành thực nghiệm

3.5.1.Chuẩn bị thực nghiệm

Chọn lớp thực ngiệm và lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm : Lớp 2A trƣờng tiểu học Hạ Giáp – huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.

Lớp đối chứng : Lớp 2B trƣờng tiểu học Hạ Giáp – huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.

3.5.2.Tiến hành thực nghiệm

* Dạy thực nghiệm ( giáo viên )

Lớp dạy thực nghiệm : Lớp 2A trƣờng tiểu học Hạ Giáp – huyện Phù

Ninh - tỉnh Phú Thọ.

Cô giáo dạy thực nghiệm : Nguyễn Thu Huyền

Số bài thực nghiệm : 5 bài

Nội dung thực nghiệm : 5 giáo án soạn sẵn có sử dụng truyện tranh hỗ

trợ học Toán theo quan điểm tích hợp mà chúng tôi thiết kế trong các hoạt động dạy học sao cho phù hợp.

Dự giờ dạy thực nghiệm : Trong 5 bài dạy thực nghiệm tôi cùng một số

giáo viên trƣờng tiểu học Hạ Giáp – huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ đều tham gia dự giờ và nhận xét, đánh giá giờ dạy một cách cụ thể, nghiêm túc.

Lớp dạy đối chứng : Lớp 2B trƣờng tiểu học Hạ Giáp – huyện Phù

Ninh - tỉnh Phú Thọ.

Giáo viên dạy đối chứng : Nguyễn Thị Kim Ngân

Nội dung dạy đối chứng : Giáo viên soạn giáo án bình thƣờng không sử

dụng các hoạt động do chúng tôi đã thiết kế.

Dự giờ dạy đối chứng : Trong 5 bài dạy thực nghiệm tôi cùng một số

giáo viên trƣờng tiểu học Hạ Giáp- huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ đều tham gia dự dờ và nhận xét , đánh giá giờ dạy một cách cụ thể, nghiêm túc.

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

* Về phía học sinh:

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến về sự tập trung, mức độ hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh....Chúng tôi thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trƣớc khi thực nghiệm và so với lớp đối chứng cụ thể nhƣ sau:

- Học sinh tập trung, hứng thú tham gia các hoạt động của tiết học, thảo luận nhiều hơn và nhất là các hoạt động tƣơng tác với truyện tranh, không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh mạnh dạn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này có đƣợc là do trong quá trình học tập, các em đƣợc quan sát những trang truyện tranh bắt mắt gắn với nội dung bài học từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức, kĩ năng, phát triển phẩm chất năng lực. Học sinh tò mò giải quyết các tình huống trong những câu chuyện.

- Kĩ năng quan sát, giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề….của học sinh phát triển khá nhiều. Điều này đƣợc giải thích là do quá trình quan sát truyện tranh và trả lời giải quyết các tình huống trong các câu chuyện, lắng nghe kể chuyện, khả năng đọc phát triển khi các em tự đọc các mẩu truyện, học sinh có thể tự phát hiện kiến thức thông qua đọc

truyện từ đó giúp học sinh có cơ hội rèn luyện và khám phá các tiềm năng của bản thân, đồng thời phát triển các kĩ năng vốn có của mình.

- Việc tiếp thu, phát hiện hay củng cố kiến thức đã học đƣợc của học sinh trở nên dễ dàng hơn nhờ việc trực tiếp sử dụng truyện tranh khám phá kiến thức, trao đổi với thầy cô, bạn bè và tiếp xúc với môi trƣờng thực tế. Ngoài ra, việc tích hợp kiến thức toán với các kiến thức về đạo đức, tự nhiên xã hội, tiếng việt,... giúp học sinh đọc truyện và rút ra đƣợc những bài học, những kiến thức mới, phát triển khả năng ngôn ngữ cho học sinh.

- Các kĩ năng của học sinh có tính khả thi cao để áp dụng vào thực tế hay nói cách khác rằng học sinh có khả năng vận dụng đƣợc các kĩ năng Toán học của mình vào giải quyết các vấn đề của bài học hay các vấn đề, các tình huống trong thực tế.

- Học sinh hứng thú với việc học tập môn Toán ngay tại trƣờng học hơn, sôi nổi, tự giác trong việc bộc lộ ý kiến cá nhân và tiếp thu bài học nhanh và hiệu quả hơn. Điều này có đƣợc là do trong quá trình tham gia hoạt động, các em có điều kiện quan sát và sử dụng truyện tranh trao đổi, hợp tác với bạn bè , tự do thảo luận ý kiến, tự tìm tòi và phát hiện ra các kiến thức, kĩ năng mới cũng nhƣ các cách để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Học sinh thích thú với truyện tranh gây đƣợc sự quan tâm và chú ý của các em đối với các cuốn truyện sử dụng trong thực nghiệm. Truyện tranh đƣợc các em nhận xét là đẹp, bắt mắt, thân thiện, gần gũi và đem lại nhiều ấn tƣợng đối với học sinh.

- Học sinh tích cực tìm các tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan tƣơng tự liên quan tới môn Toán hơn để hỗ trợ việc học Toán dễ dàng và không còn khô khan, trừu tƣợng.

* Về phía giáo viên:

Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm về chất lƣợng và sự phù hợp của việc dạy học môn Toán có sử dụng bộ truyện tranh đã thiết kế đƣợc là hoàn toàn phù hợp và có hiệu quả cao, bộ truyện tranh dễ sử dụng

giúp bài học phong phú, sôi nổi và rất hiệu quả. Dạy học môn toán thông qua việc sử dụng truyện tranh gần gũi với các em giúp học sinh học tập tốt hơn, phát triển toàn diện về cả kiến thức, thái độ, kĩ năng và năng lực đƣợc hình thành. Các đồ dùng có tính thẩm mĩ, phù hợp với nội dung giảng dạy và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Bộ truyện tranh đã đảm bảo yêu cầu, dễ sử dụng và phục vụ có hiệu quả trong quá trình dạy học môn Toán.

3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

* Kết quả đánh giá giờ dạy của giáo viên.

Bảng 3.2 Bảng đánh giá mức độ nhận thức của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ đánh giá mức độ nhận thức của hai lớp 2A và 2B

Lớp dạy Số bài dạy

Đánh giá – xếp loại

Giáo viên dạy

Giỏi Khá Trung bình Yếu

2A 5 Sl % Sl % Sl % Sl % Nguyễn Thu Huyền 3 75 1 25 0 0 0 0 2B 5 1 25 1 25 2 50 0 0 NguyễnT.KimNgân Lớp Số học sinh

Chƣa biết Biết Hiểu Vận dụng

SL % SL % SL % SL %

Lớp 2A 25 0 0 3 12 7 28 15 60

Lớp 2B 25 3 12 10 40 7 28 5 20

Ta có bảng đánh giá giờ dạy thực nghiệm và đối chứng của học sinh nhƣ sau: * Kết quả đánh giá nhận thức và hứng thú của học sinh.

0 10 20 30 40 50 60 70 Chƣa biết Biết Hiểu Vận dụng Lớp 2A Lớp 2B

Dựa vào biều đồ đánh giá mức độ nhận thức của học sinh hai lớp 2A và 2B chúng ta nhận thấy truyện tranh là rất cần thiết trong quá trình dạy và học. Học sinh ở lớp thực nghiệm cảm thấy hào hứng với truyện tranh, hầu hết số học sinh ở lớp thực nghiệm đều đƣa ra ý kiến là truyện tranh hay, phù hợp và rất phù hợp với bài học, đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Nhƣ vậy, truyện tranh đã phát huy đƣợc vai trò của mình trong quá trình dạy và học môn Toán lớp 2 hiện nay.

Bảng 3.3. Mức độ hứng thú của học sinh đối với việc sử dụng truyện tranh trong dạy học môn toán

Thời điểm Số lƣợng học sinh Mức độ Không hứng thú Bình thƣờng Hứng thú SL % SL % SL % Trƣớc thực nghiệm 25 8 32 6 24 11 44 Sau thực nghiệm 25 0 0 4 16 21 84

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ mức độ hứng thú của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm 0 20 40 60 80 100 Không hứng thú Hứng thú Rất hứng thú Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm.

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy mức độ hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm từ trƣớc là 11 học sinh chiếm 44% số học sinh, nhƣng sau thực nghiệm mức độ hứng thú đã đạt 21 học sinh chiếm 84% số học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng truyện tranh nhằm kích thích hứng thú trong học tập môn toán cho học sinh lớp 2 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)