Hướng tới một chiến lược sinh kế bền vững là điều thường xuyên được nhắc đến trên các diễn đàn hội nghị quốc tế cũng như ở các hội nghị mang tầm quốc gia, đối tượng đặc biệt ở đây là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng một mô hình sinh kế bền vững nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững cho con người. Phát triển không đơn thuần là phát triển kinh tế mà song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Ngày nay, khi con người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa của thiên nhiên, các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền
vững là một mục tiêu quan trọng, việc phát triển mô hình sinh kế bền vững cũng là một phương thức trong chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống của con người, đây là một hướng tiếp cận mới trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Tiếp cận này nhằm mục đích phê phán quan điểm hiện đại hóa trong lí thuyết phát triển và đặt con người trong vị trí trung tâm, hướng về cộng đồng với sự phát triển bền vững thỏa mãn ở hiện tại và đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Chiến lược sinh kế được xem như là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp và quản lý các nguồn vốn sinh kế của con người nhằm để kiếm sống. Kết quả sinh kế con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố:
Sự hưng thịnh hơn: Bao gồm sựgia tăng về mức thu nhập, cơ hội việc làm và nguồn vốn tài chính nâng cao.
Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, mức sống còn được đánh giá bằng các giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác, mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế, khả năng sử dụng các dịch vụ xã hội của hộ gia đình.
Khả năngtổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Bởi vậy sự ưu tiên của họ là tập trung cho việc bảo vệ gia đình mình thoát khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát triển những cơ hội của mình. Việc giảm tổn thương nằm trong sự ổn định giá cả thị trường, khả năng kiểm soát dịch bệnh, khả năng chống chọi với thiên tai.
An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện nhiều cách như tăng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn thu nhập của người dân...vv Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: Việc phát triển cần đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh sự ô nhiễm môi trường.
Từ những kết quả nghiên cứu, phân tích sinh kế tại xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tôi kiến nghị một số giải pháp sinh kế phát triển sản xuất tại địa bàn xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như sau:
- Đối với nhóm hộ: Đối với nhóm hộ nghèo, giải pháp sinh kế là phi nông nghiệp, nếu chỉ tập trung vào sinh kế nông nghiệp khó mà giàu có được. - Đối với sinh kế nông nghiệp
+ Ngành trồng trọt: Để phát triển sinh kế trồng trọt một cách bền vững tại địa bàn xã Phúc thuận chọn các đối tượng cây trồng có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên (đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn) như: lúa, chè, cây ăn quả. Cây chè là cây có tỷ lệ trồng nhiều tương ứng với đóng góp nhiều nhất thu nhập của trồng trọt, trong các đối tượng cây trồng tại địa phương, thị trường tiêu thụ chè trên địa bàn xã tương đối ổn định. Các hoạt động sinh kế trồng trọt yêu cầu đầu tư ít hơn và ít rủi ro hơn nên có khả năng phù hợp hơn với nhóm hộ nghèo.
+ Ngành chăn nuôi Để phát triển được sản xuất nông nghiệp nhất là tăng tỷ lệ đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu của ngành sản xuất nông nghiệp của địa phương thì phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm là lựa chọn phù hợp. Cần tập chung chăn nuôi theo hướng trang trại có quy mô. Phát triển sinh kế chăn nuôi một cách bền vững cũng rất cần chú trọng các khâu đầu vào cho sản xuất như: giống, thức ăn và phòng trừ bệnh cho vật nuôi cũng như tiêu thụ vật nuôi. Đối với phát triển sinh kế chăn nuôi nên tập trung vào nhóm hộ trung bình vì đòi hỏi đầu tư cho phát triển sản xuất chăn nuôi là tương đối lớn.
- Đối với sinh kế phi nông nghiệp Đối với sinh kế phi nông nghiệp cũng cần có giải pháp về đào tạo tiểu nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,… Do đa phần thời gian được người dân địa phương giành cho sinh kế nông nghiệp, còn thời gian giành cho sinh kế phi nông nghiệp là rất ít. Vì vậy, có điều kiện
hãy ưu tiên các sinh kế giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp như các loại hình dịch vụ gắn với nông nghiệp.
Những chỉ tiêu trên đây là những mong muốn về một kết quả con người cần đạt được, đồng thời cũng biểu hiện của một sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được những áp lực, cú sốc và có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng như cơ sở hạ tầng ở cảhiện tại và trong tương lai mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.