Các giải pháp khả thi trong lựa chọn sinh kế bền vững cho người dân Xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình tại xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 58)

dân Xã Phúc Thuận

Giải pháp về phát triển nguồn lực con người

Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng bền vững là một chiến lược lâu dài, cần phải có sự quan tâm nỗ lực của người dân và phía xã hội. Bởi người dân là chủ thể, đồng thời người dân cũng là sản phẩm của quá trìnhtham gia vào mạng lưới xã hội. Con người được sống và trưởng thành trong một môi trường giáo dục tốt sẽtrởthành con người phát triển theo chiều hướng tích cực. Nguồn vốn con người được củng cố thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp và hiệu quả hơn.

Thay đổi con người trước hết là thay đổi về nhận thức, đều này đòi hỏi cần phải có các chính sách cũng như các chương trình dự án nhằm nâng cao trình độ dân trí. Phải làm thay đổi sâu sắc từ cách nhìn nhận của người dân về giá dục, làm cho họ hiểu được tri thức chính là nguồn vốn làm thay đổi cuộc sống, góp phần nâng cao địa vị của họ trong xã hội.

Thay đổi nhận thức hành vi không chỉ về giáo dục ngoài xã hội mà còn phải giáo dục trong gia đình, giáo dục lối sống, nhân phẩm, phát triển giáo dục nâng cao trình độ dân trí trong những nhóm dân cư nghèo là giải pháp lâu dài để xây dựng nguồn vốn con người, một khi trình độ của họ được nâng cao thì họ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn cho mình hoạt động sinh kế phù hợp với sở thích của bản thân đồng thời có nguồn thu nhập và có ý thức

hơn trong cách phân bổ chi tiêu hợp lý, khoa học hơn. Như vậy đời sống được nâng cao,con người có điều kiện chăm lo cho bản thân cả phát triển toàn diện cả thể xác lẫn tinh thần.

Giải pháp về chính sách về vốn

Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp:

- Đối với các hộ không nghèo cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp.

- Đối với nhóm hộ nghèo,cận nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng như hội Phụ nữ, hội Nông dân…và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trong nhóm này.

- Tăng nguồn vốn cho vay: Phát triển mạnh hơn nữa quy trình cho vay đối với các hộ nông dân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng, tăng cường vốn vay dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát tiển kinh tế.

- Cho vay đúng đối tượng: Những đối tượng đó phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hộ nghèo.

- Phải ưu tiên vốn cho phát triển một cách có trọng điểm, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và kế hoạch dài hạn của địa phương.

- Đa dạng sinh kế nông hộ nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

- Thay đổi nhận thức của người dân thông qua các chương trình dự án nhằm nâng cao trình độ dân trí, đầu tư về giáo dục.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong thời gian nghiên cứu vừa qua nghiên cứu các hoạt động sinh kế và thu nhập hộ gia đình tại xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tôi rút ra một số kết luận sau:

Phúc Thuận là xã miền núi với thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp nhiều trận lũ lụt xảy ra, giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định. Gây ra nhiều hạn chế cho sản xuất nông nghiệp dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sinh kế của hộ nông dân. Cụ thể:

- Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Công nghiệp hầu như không có, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, kinh tế chậm phát triển.

- Có nguồn lao động tương đối dồi dào, người lao động cần cù, chăm chỉ. - Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Tuy điều kiện tự nhiên còn khó khăn, nhưng hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương là đa dạng và phong phú.

- Trong sản xuất trồng trọt : cây lúa và chè là 2 loại cây chủ lực. Ngoài ra còn có các loại cây trồng nông nghiệp khác như: cây ăn quả, cây ngô, rau, cỏ chăn nuôi với diện tích còn hạn chế.

5.2. Kiến nghị

* Đối với nhà nước

Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế và biện pháp hỗ trợ về tạo lập và tăng cương vốn, tạo điều kiện giúp nhân dân miền núi đầu tư phát triển sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sự lien kết giữa các hộ, chính sách đào tạo nguồn nhân lực theo vùng miền, giúp nhân dân cải thiện đời sống, từng bước nâng cao khả năng hội nhập kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông hộ phát triển sản

xuất. Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người dân. Cần có các chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của hộ nông dân phát triển thuận lợi hơn như chính sách thuế, trợ giá, ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật khuyến nông để nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ.

* Đối với chính quyền địa phương

Các ban ngành, cơ quan, UBND xã cần lựa chọn mô hình kinh tế sản xuất trong kinh tế hộ phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông nhằm kịp thời cung cấp thông tin cho bà con nông dân. Có các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, nguồn nước,… Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí, tăng cường hệ thống tín dụng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, có những chính sách hỗ trợ những hộ nghèo yên tâm làm kinh tế. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động ở địa phương, tạo điều kiện cho các hộ nông dân được tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương có kinh tế hộ nông dân phát triển mạnh.

*Đối với các hộ nông dân

Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ phát triển để áp dụng và thực hiện trên gia đình nhà mình. Nông dân cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tận dụng và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, cần phát triển những loại cây (chè, cây ăn quả), con (lợn, gia cầm) có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình và xã hội. Các hộ nông dân phải tự biết bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước,… Chuyển dịch chiến lược sinh kế theo hướng ưu tiên sinh kế phi nông nghiệp với người chồng và sinh kế nông nghiệp với người vợ.

- Với đặc điểm là cây chịu được điều kiện khí hậu đa dạng và phù hợp với điều kiện đất đai nên cây lúa, chè là cây trồng chiếm ưu thế với diện tích nhiều nhất trong các loại cây trồng nông nghiệp được trồng tại đây.

- Cây lúa, chè có vị trí và vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh kế trồng trọt của nông hộ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp và nhận thức về tư duy cách làm mới còn chậm nên việc đầu tư thâm canh cho sản xuất nông nghiệp là rất thấp. Làm cho những tiềm năng của cây trồng không được phát huy hết. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung tự cấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, giá giống vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp còn khá cao,… do đó thu nhập từ các hoạt động sinh kế của của người nông dân là còn thấp, nguồn lao động còn thiếu đối với một số hộ . Các hoạt động sinh kếcủa người dân xã Phúc Thuận hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện qua từng năm.

Để các hoạt động sinh kế của người dân phát triển lâu dài và bền vững thì cần phải có những chính sách cũng như chiến lược hợp lý trong công tác quản lý và phân bổ việc sử dụng các nguồn lực tại địa phương đồngthời chú trọng vào chiến lược nâng cao hơn nữa trình độ dân trí của người dân trong xã, để từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển và thịnh vượng. Việc thực hiện các hoạt động sinh kế của người dân trong xã cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội vềcác nguồn lực còn yếu và thiếu, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và hữu hiệu khi các nguồn vốn sinh kế của người dân được bổ sung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ kế hoạch và đầu tư (2003) “Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và khung phân tích”.

2.Lành Ngọc Tú (2012) Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã xuân trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên

3.Hoàng Mạnh Quân (2012)“Báo cáo khoa học công nghệ cấp bộ đặc điểm văn hóa kiến thức và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số”tại Darkrong – Quảng Trị, Huế.

4. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001) “Phương pháp nghiên cứu xã hội học”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Đào Thế Tuấn (1997) “Kinh tế hộ nông dân” Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Mỹ Vân (2009)“Bài giảng sinh kế bền vững”Đại học Khoa họcHuế. 7. UBND xã Phúc Thuận(2017) “Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội”.

8. UBND xã Phúc Thuận(2018) “Báo cáo thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm”.

9. Frankellis (1993) “Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp” Nxb nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh

10. Nguyễn Đức Minh(2013) “ Đánh giá hoạt động sinh kế người dân miề núi thôn 1-5 Nghệ An”

https://123doc.org/docomunt12524716-danh-gia-hoat-dong-sinh-ke-người- dan-mien-nui-thon-1-5-nghe-an-htm

11. Weberter (1990) “ Bài giảng kinh tế nông hộ

https://123doc.org//document/1182667-bai-giang-kinh-te-nong-ho.htm 12. Hoàng Tuấn (2014) “ Bài giảng thu nhập của hộ gia đình- công nghệ 6” http://tailieu.vn/doc/bai-giang-cong-nghe-6-bai-25-thu-nhap-cua-gia-dinh- 1648095.html

13. Cơ quan quốc tế Anh – DFID (2003) “Tài liệu sinh kế bền vững – Hội thảo sinh kế bền vững VN- Huế

www.dfid.gov.uk Vụ Phát triển Quốc tế Anh (DFDI)

14. Nguyễn Văn Công (2016) “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn”

http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/1734/nang-cao-hieu-qua-su-dung- nguon-von-sinh-ke-cua-ho-nong-dan-o-tinh-bac-kan

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH I. Thông tin chung về hộ

1.1. Họ và tên:………...1.2. Tuổi:……….. 1.3. Thôn/Tổ:………1.4.Xã/phường:………... 1.5. Học vấn:………1.6.Số nhân khẩu:……….1.7.Số lao động……… 1.8. Nghề nghiệp chính(Thuần nông/Hỗn hợp/Phi nông)……….. 1.9. Phân loại kinh tế hộ(Giàu/TB/Cận nghèo/Nghèo……….

ll. Thông tin về lực lượng sản xuất và giá trị sản xuất kinh doanh của hộ

2.1. Số lao động trong nông lâm nghiệp hiện nay của gia đình?... Số lao động đã được đào tạo nghề?...Ngành nghề đã đào tạo?... ………Số lao động chưa được đào tạo?...Tại sao?... ………. 2.2. Số lao động phi nông nghiệp hiện nay của gia đình?... 2.3. Tổng diện tích đát đai:……….ha.2.4. Đất canh tác……….ha 2.5.Diện tích đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển sản xuất khác ………ha. Nếu cóchuyển đổi thì đã chuyển sang loại đất nào hoặc sản xuất gì?... 2.6. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của gia đình………triệu đồng. Gia đình có vay vốn không (có/không)?...Nếu có vay, số tiền vốn đã vay của gia đình?...triệu đồng.

2.7. Cây trồng và giá trị sản xuất

TT Cây trồng chính Diện tích (m2) Giá trị sản xuất (1000 đ)

1 Lúa 2

3 Cây trồng khác 1 (chỉ rõ)…. 4 Cây trông khác 2 (chỉ rõ)….

2.8. Khó khăn, trở ngại trong sản xuất ngành trồng trọt của gia đình hiện nay là gì?... 2.9. Vật nuôi và giá trị sản xuất

TT Vật nuôi chính Số đầu vật nuôi Giá trị sản xuất (1000 đ)

1 Lợn 2 Gia cầm

3 Cá (mét vuông)

4 Vật nuôi khác 1 (chỉ rõ)…… 5 Vật nuôi khác 2(chỉ rõ)…….

2.10. khó khăn, trở ngại trong sản xuất ngành chăn nuôi của gia đình hiện nay là gì?... 2.11. Máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp chính của hộ

TT Loại máy móc, thiết bị Số lượng (chiếc) Ghi chú

1 Máy làm đất (cày, bừa) 2 Tuốt lúa

3 Máy móc, thiết bị khác 1(chỉ rõ)……

4 Máy móc, thiết bị khác 2 (chỉ rõ)……

2.12. Ngành nghề và hoạt động phi nông nghiệp của gia đình là gì?... Năm bắt đầu hoạt động ngành nghề này?... 2.13. khó khăn, trở ngại lớn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình là gì?...

lll. Thu nhập của hộ

3.1. Tỷ trọng thu nhập về nông nghiệp(%)…….…Tỷ trọng thu nhập về phi nông nghiệp(%)……....(Tổng thu nhập nông nghiệp+phi nông nghiệp=100%) 3.2. Thu nhập bằng tiền mặt từ nông nghiệp của gia đình năm ngoái:………... ….triệu dồng. so với năm trước đó, số tiền thu nhập này thay đổi như thế nào? (tăng hơn/giảm đi/không đổi)………Tại sao?...

……… 3.3. Thu nhập bằng tiền mặt từ phi nông nghiệp của gia đình năm ngoái:……. ………triệu đồng. So với năm trước đó, số tiền thu nhập này thay đổi như thế nào?(tăng hơn/giảm đi/không đổi)……….. Tại sao………. Xin cảm ơn gia đình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình tại xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)