SẢN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
Là một nước đang phát triển đi lên từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp với rất nhiều yếu kém và tồn tại, để có thể đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần có những chính sách xuất khẩu hàng thủy sản và biện pháp thích hợp nhằm tận dụng được lợi thế của “nước đi sau” để học tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, trong đó có các nước đang phát triển trên thế giới và khu vực.
Để đưa ra được các biện pháp, chính sách đúng đắn nhằm nâng cao năng lực và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực, thì việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của một số nước có cùng hoàn cảnh thực tế tương tự Việt Nam (như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia) là điều hết sức cần thiết.
2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động xuất khẩu thủy sản
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới với các sản phẩm chủ lực như tôm, tôm thẻ chân trắng, cá ngừ... Đây cũng chính là một một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.
Những năm qua, Thái Lan đã đứng vững trên thị trường EU và trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản có uy tín với hầu hết các thị trường khó tính khác trên thế giới. Các nhà cung cấp thủy sản xuất khẩu của Thái Lan đã duy trì vị thế số một thế giới trong nhiều năm liền với mặt hàng tiêu biểu là cá ngừ chế biến..., lượng cá ngừ chế biến xuất khẩu hàng năm khoảng
450 - 500 ngàn tấn và có mặt hơn 150 thị trường trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan là Hoa Kỳ và Nhật Bản, chiếm 29% sản lượng xuất khẩu và 42% giá trị xuất khẩu trong năm 2019. Thị trường tiếp theo là Trung Quốc, chiếm 10% sản lượng xuất khẩu và 9% giá trị xuất khẩu. Theo thống kê xuất khẩu của Thái Lan, EU chiếm 4% khối lượng xuất khẩu và 5% giá trị vào năm 2019 [57].
Nhập khẩu của EU từ Thái Lan lên tới 63.000 tấn vào năm 2019, với giá trị là 324 triệu EUR. Mực (chủ yếu là đông lạnh) là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất về giá trị và chủ yếu được nhập khẩu bởi Ý (91% tổng giá trị). Về khối lượng, cá ngừ vằn là loại cá lớn nhất (và lớn thứ hai về giá trị). Vương quốc Anh, Phần Lan, Hà Lan, Pháp và Thụy Điển là các nhà nhập khẩu chính cá ngừ vằn, lần lượt chiếm 28%, 15%, 14%, 10% và 9% tổng khối lượng [57].
Đối với rào cản kỹ thuật, một mặt, Thái Lan luôn chủ động phòng ngừa và dự báo khả năng áp dụng từ phía các thị trường xuất khẩu chính, mặt khác, Bộ Thương mại của Thái Lan luôn tìm cách giảm thiểu tổn thất xuống mức thấp nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Điều mấu chốt để vượt qua các rào cản của các nước, Thái Lan đã chủ động đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của mình.
Thái Lan luôn đặc biệt chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng thủy sản xuất khẩu. Thái Lan đưa ra các quy định nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến thủy sản, đưa ra những biện pháp đồng bộ để quản lý nghiêm ngặt và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Thái Lan đã thực hiện thành công công tác này bằng cách tiến hành đầu tư trang bị máy móc hiện đại, các công nghệ tiên tiến cho các phòng kiểm nghiệm chất lượng. Thái Lan tham gia vào Công ước quốc tế về Luật Biển, Công ước về đa dạng sinh học... để được hưởng những ưu đãi về tài chính, đồng thời tận dụng
các hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cũng như khu vực, đặc biệt là hỗ trợ của thị trường EU. Thái Lan giải quyết tận gốc vấn đề hóa chất trong thủy sản nhờ việc minh bạch hóa các kế hoạch hiện tại và chiến lược trong tương lai. Chính phủ Thái Lan cũng hợp tác với Mỹ và EU nhằm thực hiện một tiêu chuẩn để kiểm định hàng thủy sản nhập khẩu từ Thái Lan.
Về tài chính, tín dụng xuất khẩu: Chính phủ Thái Lan đưa ra các biện pháp ưu đãi và khuyến khích xuất khẩu bao gồm việc miễn, giảm thuế xuất khẩu, hoàn VAT và thuế nhập khẩu đầu vào (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu) cho xuất khẩu thủy sản thông qua các hình thức kho ngoại quan, khu chế xuất, hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu. Các nhà sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu được ưu đãi về đầu tư, về tài chính và tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp.
Đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh cho thủy sản xuất khẩu: Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Thái Lan đã có những thay đổi về chất trong xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu đã chuyển mạnh sang các sản phẩm thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao. Thái Lan đạt được giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, thủy sản chủ yếu là thủy sản chế biến dạng đóng hộp, sản phẩm ăn liền thâm nhập mạnh mẽ các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, hội chợ…
Tháng 4/2015 EU đã đưa ra cảnh cáo thẻ vàng đối với Thái Lan vì không chống lại hoạt động khai thác IUU, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Thái Lan. Việc bị “thẻ vàng” đã gây tác động xấu đến ngành thủy sản Thái Lan cả về doanh thu và danh tiếng. Xuất khẩu thủy sản của Thái Lan vào thị trường EU liên tục giảm, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đóng hộp và chế biến sang thị trường này. Sau 4 năm kể từ khi bị thẻ vàng, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đóng hộp và chế biến của Thái Lan vào thị trường EU giảm 35% từ 346 triệu USD năm 2015 xuống 221 triệu USD vào
năm 2018 [57]. Quyết định dỡ bỏ thẻ vàng IUU được đưa ra sau khi các cơ quan chức năng Thái Lan với EC hợp tác tích cực để cải cách toàn diện và cơ cấu hệ thống chính sách và luật pháp trong nghề cá nhằm hạn chế đánh bắt bất hợp pháp. Các biện pháp được Thái Lan thực hiện bao gồm:
- Rà soát toàn diện khung pháp lý nghề cá phù hợp với Luật Biển Quốc tế, bao gồm các chương trình xử phạt mang tính răn đe;
- Tăng cường các công cụ Giám sát, bao gồm việc theo dõi đầy đủ với Hệ thống VMS của đội tàu công nghiệp và một hệ thống kiểm tra mạnh mẽ tại cảng; - Hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn diện bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng và
tất cả các phương thức vận tải, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế;
- Tăng cường đáng kể nguồn lực tài chính và nhân lực cho cuộc chiến chống khai thác IUU.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thái Lan đã từng bước khẳng định được uy tín, vị thế của mình trên thị trường EU cũng như các thị trường khó tính khác trên thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng, tối đa hóa hiệu quả chi phí và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu không còn là những chiến lược phát triển giúp các nhà xuất khẩu thủy sản duy trì lợi nhuận. Thay vào đó, Thái Lan đang hướng đến một chiến lược mới: thâu tóm các kênh phân phối sản phẩm thủy sản cuối cùng nhằm chiếm lấy những phần thặng dư cuối cùng trong chuỗi giá trị.
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Với đường bờ biển dài hơn 8.000 km và 2 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế đang mang lại cho Ấn Độ nguồn thủy sản dồi dào với nhiều chủng loại đa dạng. Ngành thủy sản của Ấn Độ đã trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm. Ấn Độ là nhà sản xuất thủy sản lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc và chiếm 6% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu [56].
Ấn Độ đã trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Mỹ, thứ hai vào EU. 106 quốc gia trên thế giới đang tiêu thụ thủy sản của Ấn Độ, chủ yếu gồm: EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, các nước ASEAN, Trung Đông... EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba hải sản từ Ấn Độ. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính: tôm đông lạnh, cá đông lạnh, cá phi lê, cá sơ chế các loại,… Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Ấn Độ, chiếm khoảng gần 50% tổng thị phần. Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, Ấn Độ đã có các biện pháp như sau:
Cơ quan kiểm soát xuất khẩu Ấn Độ đã áp dụng những biện pháp rất kiên quyết trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm giữ vững thị trường xuất khẩu và bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Ấn Độ trước những mối lo ngại của các nước nhập khẩu về Vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng kháng sinh. Đối với sản phẩm tôm, Ấn Độ còn có quy trình nuôi tôm sạch từ con giống, nguồn nước, thức ăn, xử lý ao..., dùng các sản phẩm thân thiện môi trường như các loại vi sinh, các chiết xuất thực vật từ cây yucca, quyllaja... để tôm phát triển tốt và giảm ô nhiễm môi trường, không sử dụng các kháng sinh hoặc các hóa chất. Điều này làm cho người tiêu dùng ở Mỹ, EU và Nhật Bản yên tâm về chất lượng sạch thật sự của tôm thẻ chân trắng Ấn Độ.
Đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, hướng tới phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao. Mặt hàng tôm đông lạnh giai đoạn 2010-2020 giảm từ 46% - 19%, cá đông lạnh tăng từ 28% lên 38% [56], các sản phẩm chế biến, các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết ngang và dọc giữa nông dân, ngư dân với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, các ngân hàng, các trung tâm, viện, trường nghiên cứu,…
2.4.1.3. Kinh nghiệm của Inđônêxia
Với nguồn lợi thủy sản phong phú cùng truyền thống nghề cá lâu đời, Inđônêxia trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Inđônêxia biết kết hợp linh hoạt giữa tiêu thụ thủy sản nội địa, thủy sản xuất khẩu nhằm mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu và nông, ngư dân.
Ngành thủy sản được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế Inđônêxia trong thời kỳ đại dịch. Sự gia tăng giá trị xuất khẩu và thặng dư cán cân thương mại trong lĩnh vực này đã trở thành động lực để đạt được mục tiêu xuất khẩu được đặt ra cho những năm tiếp theo. Mỹ là thị trường chính của các sản phẩm thủy sản Inđônêxia, tiếp theo là Trung Quốc và Nhật Bản. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Inđônêxia: tôm, cá ngừ vằn, cá thu, mực, bạch tuộc, cua và rong biển. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất nhằm tăng cường niềm tin của thị trường thế giới đối với các sản phẩm thủy sản của Inđônêxia.
Năm 2020 tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu đạt 5,2 tỷ USD, trong đó 4,84 tỷ USD đến từ tiêu thụ cá. Inđônêxia có khoảng 2.191 đơn vị chế biến cá để xuất khẩu sang 157 quốc gia. Trong đó, xuất khẩu tôm của Inđônêxia tăng trưởng liên tục 24-29% trong 5 năm gần đây (2015-2020) [53]. Thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Inđônêxia là Mỹ, Năm 2019, xuất khẩu tôm của Inđônêxia sang Mỹ tăng mạnh 44% và đây cũng là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số 5 nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ.
Để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường..., Inđônêxia đã thực hiện đồng bộ các biện pháp như:
Tăng cường nghiên cứu và đầu tư các máy móc, thiết bị kiểm tra hiện đại với tiêu chuẩn của Mỹ và EU.
nguồn nhân lực cho xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là đội ngũ quản lý và kiểm tra chất lượng thủy sản xuất khẩu.
Inđônêxia luôn quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản chặt chẽ và thống nhất. Inđônêxia cũng kiên quyết sử dụng các biện pháp mạnh (kể cả biện pháp kinh tế và hành chính) để xử lý các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng kháng sinh bị cấm trong hoat động nuôi trồng thủy sản. Họ sẵn sàng tạm dừng hoạt động xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có một lô hàng thủy sản vi phạm các quy định của EU. Đồng thời, Inđônêxia còn phát huy vai trò của các Hiệp hội thủy sản trong việc thực hiện chương trình quản lý chất lượng sản phẩm.
Các chính sách chống đánh bắt IUU của Inđônêxia đã kiểm soát hoạt động đánh bắt bất hợp pháp trong các vùng biển của họ. Từ năm 2014, nhằm giảm bớt các hoạt động này, Inđônêxia đã thực hiện các chính sách cứng rắn và gây tranh cãi, dẫn đến việc đánh chìm 318 tàu đánh cá bất hợp pháp (trong đó 296 tàu cá nước ngoài), cấm tất cả các tàu thuyền nước ngoài đánh bắt ở Inđônêxia và hạn chế chuyển tải cá trên biển. Qua đó, đánh bắt cá của các tàu thuyền nước ngoài tại nước này đã giảm hơn 90% và tổng sản lượng đánh bắt giảm 25% [53].
Tóm lại, sản phẩm thủy sản của Inđônêxia phong phú và đã khẳng định được vị thế của mình trên một số thị trường lớn trên thế giới. Riêng mặt hàng tôm, Inđônêxia đã xây dựng được một hình ảnh tích cực đối với khách hàng vì chất lượng sản phẩm tốt hơn, cung cấp với khối lượng lớn và đều đặn hơn một số nguồn cung cấp khác. Trên thị trường EU, các nhà nhập khẩu và bán lẻ đã lên nhãn bao gói với xuất xứ “Inđônêxia” và “south-east asia” để phân biệt với hàng các nước Đông Nam Á khác.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Lan, Ấn Độ, Inđônêxia, tác giả nhận thấy để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU cần có một hệ thống các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Các giải pháp đặt ra phải chú trọng ngay từ các khâu đánh bắt, nuôi trồng, chọn giống, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện sản xuất, dịch vụ hậu cần... Ngành thủy sản Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển để tạo ra sự phát triển mang tính bền vững, ổn định và xây dựng một ngành sản xuất thủy sản mang lại những sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao, đủ điều kiện cạnh tranh với các mặt hàng thủy sản của các nước có thế mạnh xuất khẩu thủy sản tương tự như Việt Nam.
Bài học kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU nói riêng và vào các thị trường khác nói chung mà Việt Nam có thể tiếp thu và áp dụng từ Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia đó là:
Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý, các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và EU, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cơ sở chế biến, nuôi trồng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn này để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người lao động, giúp nâng cao hình ảnh, chất lượng và uy tín hàng thủy sản của Việt