2.2.1. Nội dung nghiên cứu xuất khẩu thủy sản
2.2.1.1. Cơ chế chính sách xuất khẩu thủy sản
Chính sách xuất khẩu thủy sản giúp định hướng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản phù hợp với mục tiêu mà Nhà nước theo đuổi. Vai trò định hướng của chính sách xuất khẩu thủy sản được thể hiện trong việc Nhà nước ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu thủy sản để đạt được mục tiêu mà Nhà nước đề ra như: khuyến khích các hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển chính là việc hoạt động xuất khẩu thủy sản sẽ nhận được những ưu đãi của Nhà nước như tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển. Hiện nay, Chính phủ các quốc gia đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản. Các Nghị định, chính sách được ban hành từ tổng thể như chính sách tái cơ cấu ngành thủy sản đến các chính sách cụ thể như chính sách tín dụng cho ngành thủy sản, thu hút đầu tư cho ngành thủy sản xuất khẩu.
2.2.1.2. Thị phần xuất khẩu thủy sản
Cũng giống như các loại hàng hóa khác, mỗi mặt hàng thủy sản thường có những khu vực thị trường riêng với số lượng khách hàng nhất định. Thị phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của doanh nghiệp xuất khẩu, quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu, quốc gia xuất khẩu loại mặt hàng thủy sản trên một thị trường và trong thời gian nhất định. Một mặt hàng thủy sản có thị phần càng lớn trên thị trường thì mặt hàng đó càng có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác. Ngược lại, một mặt hàng thủy sản có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì mặt hàng thủy sản đó không phát huy được lợi thế, khả năng
ảnh hưởng của mặt hàng thủy sản đối với thị trường là rất kém.
Mỗi loại mặt hàng thủy sản xuất khẩu thường chiếm những mảng thị trường nhất định, những mảng thị trường đó chính là số lượng khách hàng tiêu dùng mặt hàng thủy sản của doanh nghiệp. Khi mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể kết hợp các yếu tố bên trong sản phẩm thủy sản và những yếu tố bên ngoài sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và mức độ bao phủ thị trường lớn hơn, khoảng thị phần tồn tại từ trước đến nay trở nên nhỏ bé so với sức mạnh và khả năng của nó. Với sức mạnh đó, tạo nên năng lực cạnh tranh rất lớn trước đối thủ cạnh tranh, buộc mặt hàng thủy sản xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh yếu hơn nhường lại từng phần thị trường đã chiếm.
2.2.1.3. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các thành phần của từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của mỗi quốc gia rất đa dạng, phong phú nên có thể phân loại cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo công dụng của sản phẩm thủy sản, theo tính chất chuyên môn hoá sản xuất, theo sản phẩm thô, sơ chế hoặc chế biến, theo hàm lượng các yếu tố sản xuất mà cấu thành nên giá trị của sản phẩm thủy sản.
Khi nhìn vào cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của một quốc gia trong một giai đoạn, có thể đánh giá được nhiều vấn đề khác nhau, tuỳ vào góc độ xem xét. Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu phản ánh hai đặc trưng cơ bản là sự dư thừa hay khan hiếm về nguồn lực và trình độ công nghệ của sản xuất thủy sản cũng như mức độ chuyên môn hoá sản xuất.
Việc đổi mới cơ cấu xuất khẩu thủy sản có mối quan hệ hữu cơ với quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa. Việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu thủy sản cũng phản ánh sự phát huy thế mạnh, lợi thế của đất nước về nguồn lao động và tài nguyên nhằm nâng cao lợi thế so sánh và tăng cường sức cạnh tranh của
hàng thủy sản của một nước trên thị trường thế giới. Để nâng cao cạnh tranh, cũng như hạn chế sự giao động về giá cả thì không còn con đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo hướng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế.
2.2.1.4. Giá cả mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Cạnh tranh về chi phí sản xuất thủy sản là xuất phát điểm và là điều kiện cần để một sản phẩm thủy sản có thể duy trì được ở trên thị trường quốc tế. Thước đo của nó là chi phí và giá cả trên một đơn vị sản phẩm thủy sản. Khả năng cạnh tranh về chi phí của sản phẩm thủy sản sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của tất cả các khâu, bao gồm sản xuất, mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng, vận chuyển quốc tế để tạo ra và đưa sản phẩm thủy sản đó đến thị trường quốc tế.
Việc so sánh chi phí sản xuất để làm ra sản phẩm thủy sản giữa các nước cùng sản xuất trong điều kiện tự do hóa thương mại, loại trừ các rào cản xuất nhập khẩu sẽ giúp đánh giá lợi thế của sản phẩm thủy sản nước này so với nước khác. Quy luật chung là chi phí sản xuất của một đơn vị sản phẩm thủy sản thấp hơn giá thành trung bình của sản phẩm thủy sản đó tại khu vực và thế giới chứng tỏ sản phẩm đó có lợi thế và ngược lại.
Giá cả của mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác nhau làm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng, chênh lệch về giá cả sẽ khiến khách hàng đưa ra các quyết định khác nhau khi mua hàng. Thông thường, khách hàng sẽ chọn những sản phẩm thủy sản cùng loại, cùng chất lượng, các dịch vụ khách hàng được cung cấp như nhau nhưng có giá rẻ hơn.
Những sản phẩm thủy sản xuất khẩu có sự khác biệt dành cho những nhu cầu đặc biệt, giá cả của mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể không được khách hàng quan tâm do những nhu cầu đặc biệt đó khác với những nhu cầu thông thường của đa số khách hàng. Nhu cầu đặc biệt chỉ xuất hiện ở một nhóm
khách hàng và yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng có tính khác biệt cao, vì thế giá cả không phải là vấn đề quan tâm lớn. Nhưng đa số các khách hàng của mặt hàng thủy sản là thông thường và nhu cầu không đặc biệt, giá cả mặt hàng thủy sản xuất khẩu sẽ là yếu tố cân nhắc khi quyết định mua. Giá cả càng được cân nhắc kỹ lưỡng khi môi trường xã hội có nhiều biến động như bất ổn về kinh tế, chính trị sẽ làm cho người tiêu dùng quan tâm đến giá nhiều hơn. Nhìn chung, với đặc điểm của mặt hàng thủy sản là liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người và trong xu thế tự do hóa thương mại nên tiêu chí giá cả của mặt hàng thủy sản xuất khẩu không được xem là tiêu chí quan trọng nhất trong cạnh tranh. Tuy nhiên, tiêu chí này vẫn ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo từng khu vực thị trường và từng nhóm khách hàng nhất định.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu thủy sản
Việc đánh giá kết quả xuất khẩu thủy sản sang thị trường mục tiêu sẽ bao gồm đánh giá: kim ngạch và sự thay đổi thị phần xuất khẩu thủy sản, các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường mục tiêu… từ đó làm căn cứ để xem kết quả xuất khẩu sang thị trường mục tiêu đã tương xứng với tiềm năng của đất nước để có các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Tiêu chí này được thể hiện thông qua quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản bao gồm các chỉ tiêu như tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, so sánh với kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong khu vực hoặc thế giới; kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên đầu người; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản hàng năm hay bình quân trong một giai đoạn nhất định, so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân cả nước.
mặt hàng thủy sản tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng thời kỳ nhất định thông thường là hàng tháng, hàng quý, từng năm, 5 năm hoặc 10 năm... Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đánh giá được doanh số bán hàng thủy sản xuất khẩu trong một đơn vị thời gian, từ đó có thể so sánh được mức độ tăng hay giảm giá trị xuất khẩu thủy sản qua các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, một địa phương hay một quốc gia trong những khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính kim ngạch xuất khẩu thủy sản: M = P x Q
Trong đó: M là kim ngạch xuất khẩu của một mặt hàng thủy sản P là giá xuất khẩu trung bình của một đơn vị mặt hàng thủy sản Q là quy mô của mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
Sự biến động kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể được biểu thị bằng con số tuyệt đối hay tương đối.
Về mặt tuyệt đối, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản: ∆M = Mt - M0.
Trong đó: ∆M là sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu thủy sản Mt là Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm t M0 là kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm gốc
Về mặt tương đối, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản: g(%)=∆M x 100%
M0
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản được tính bằng %
∆M là sự thay đổi về số lượng hay quy mô của kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Các chỉ tiêu ∆M và g càng lớn thì sự thay đổi trong quy mô xuất khẩu thủy sản càng cao và ngược lại. Khi đánh giá tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản đối với cả nước có thể so sánh chúng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung hoặc tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một nhóm hàng khác. Ngoài ra, ta cũng có thể so sánh tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản theo từng giai đoạn khác nhau, hoặc cùng một giai đoạn (thời gian), hoặc so với các nước tương tự khác.
2.2.2.2. Sự thay đổi trong thị phần xuất khẩu của mặt hàng thủy sản
Thị phần xuất khẩu thủy sản được tính theo công thức sau: MS= �
�� x 100%
MS: Thị phần xuất khẩu thủy sản
R: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của quốc gia trong thời gian nhất định TR: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các quốc gia xuất khẩu vào thị trường đó trong thời gian nhất định.
Tự do hóa thương mại làm cho lưu chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác trở nên dễ dàng dẫn đến thị phần của mặt hàng thủy sản xuất khẩu dễ bị thu hẹp, trừ trường hợp có thỏa thuận về những mảng thị trường riêng biệt không xâm phạm lẫn nhau. Thị phần phụ thuộc lớn vào năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Sản phẩm thủy sản nào cạnh tranh tốt thường chiếm được mảng thị trường lớn, ngược lại sản phẩm thủy sản nào cạnh tranh yếu chỉ là mảng thị trường nhỏ. Tiêu chí thị phần phản ánh chính xác sức mạnh của mỗi sản phẩm thủy sản và năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản đó trên thị trường.
2.2.2.3. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Để đánh giá sức cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung, hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng, người ta thường dùng chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA). Chi số này do nhà kinh tế học Balassa công bố năm 1965 và được tính bằng tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một
hàng hóa trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của một nước so với tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa đó của thế giới trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới ở khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Chỉ số này được tính bằng công thức:
RCA = (E1/Ec)/(E2/Ew) Trong đó:
E1 là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa X trong một năm của quốc gia Ec là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong một năm của quốc gia E2 là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa X trong một năm của thế giới Ew là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóatrong một năm của thế giới Nếu RCA<1: hàng hóa không có lợi thế so sánh
Nếu 1< RCA<2,5: hàng hóa tương đối có lợi thế so sánh; mức lợi thế so sánh tăng dần khi RCA tiến đến 2,5
Nếu RCA>2,5: hàng hóa có lợi thế so sánh rất cao
Chỉ số này phân tích vị trí đạt được của một hàng hóa của quốc gia trên thị trường thế giới, hay nó cho biết một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một hàng hóa nhất định hay không. RCA của một hàng hóa nào đó ở nước nào lớn hơn, càng chứng tỏ vị trí đạt được của hàng hóa đó có lợi thế so sánh cao hơn so với vị trí hàng hóa cùng loại tại các quốc gia có hệ số RCA nhỏ hơn. Đây cũng là một chỉ số được nhiều quốc gia sử dụng rộng rãi nhằm xác định lợi thế so sánh, qua đó góp phần cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách thương mại quốc tế, đàm phán song phương, đàm phán gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế... và đánh giá lợi thế cạnh tranh của quốc gia/hàng hóa trong giao thương quốc tế.