ương Quy Hòa về quản lý trang thiết bị y tế
Từ kinh nghiệm quản lý TTBYT tại các BVĐK trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Phong - Da Liễu Trung ƣơng Quy Hòa. Cụ thể:
Thứ nhất, Chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, TTBYT chuyên sâu, đào tạo
chuyên sâu, nâng cao năng lực quản trị bệnh viện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với bệnh án điện tử.
Thứ hai, Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ kỹ sƣ, kỹ thuật viên cũng nhƣ
đào tạo và tái đào tạo liên tục cho nhân viên y tế vận hành TTB. Có kế hoạch kiểm tra và thanh tra việc tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tại khoa/phòng sử dụng TTB.
Thứ ba, Nhân sự quản lý TTBYT có chất lƣợng và đƣợc ƣu đãi đặc
biệt. Định biên nhân sự tăng theo số lƣợng chủng loại thiết bị đƣợc đầu tƣ cũng nhƣ số lƣợng Bác sỹ, Điều dƣỡng, Dƣợc sĩ đảm bảo đủ quân số không kiêm nhiệm.
Thứ tư, Xây dựng danh mục TTB với đầy đủ thông tin và lịch sử hoạt
động, bảo trì, sửa chữa. Xây dựng quy trình bảo dƣỡng, bảo trì và sửa chữa chung cho toàn chuỗi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí của Bộ Y tế, tiêu chuẩn JCI.
Thứ năm, Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dƣỡng, bảo trì rõ ràng cho tất cả
các TTB theo định kỳ, cơ sở xây dựng kế hoạch dựa theo tần suất khuyến cáo của nhà sản xuất và tần suất hoạt động của TTB. Đảm bảo chắc chắn 100% TTB đƣợc kiểm tra, bảo dƣỡng, bảo trì đúng thời hạn.
năm, đảm bảo kiểm soát mọi vấn đề và dự phòng đƣợc các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành TTB.
Thứ bảy, Các TTB trong danh mục cần kiểm định, hiệu chuẩn đƣợc
thực hiện cẩn thận ngay sau quá trình lắp đặt hoàn thành và tái hiệu chuẩn, kiểm định theo định kỳ. Đảm bảo TTB luôn ở trạng thái an toàn nhất cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế vận hành thiết bị.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1, luận văn đi sâu vào khái quát hóa cơ sở lý luận TTBYT, trên cơ sở đó phân tích cơ sở lý luận của QLNN về TTBYT với những nội dung: Khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, mục tiêu và nội dung QLNN về TTBYT. Trong chƣơng 1 tác giả nêu những kinh nghiệm QLNN về TTBYT của hai bệnh viện đó là BVĐK tỉnh Bình Định và BVĐK tỉnh Quảng Trị. Rút ra những kinh nghiệm QLNN về TTBYT cần thiết cho Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN PHONG - DA LIỄU TRUNG ƢƠNG QUY HÒA 2.1. Tổng quan về Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa
2.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa thành lập năm 1929, với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Hansen. Hơn 90 năm tồn tại và phát triển, Bệnh viện đã trải qua những chặng đƣờng lịch sử. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng đƣợc khái quát nhƣ sau:
Giai đoạn 1929 - 1932: Vào khoảng năm 1929, một linh mục ngƣời Pháp có tên Paul Maheu thấy Quy Hòa có nhiều điều kiện phù hợp nên đã quyết định xây dựng một khu điều trị cho bệnh nhân phong mang tên Bệnh viện Laproserie de Quy Hoa. Năm 1932, Paul Maheu về lại Pháp, dòng Phan sinh ở Pháp cử 6 nữ tu đến Quy Hòa để phục vụ bệnh nhân. Bệnh viện đƣợc Charles Antoine và Ozithe xây dựng lại, có cả khu nhà để ngƣời bệnh đến đây điều trị lâu dài. Cho đến trƣớc khi Nhật đảo chính Pháp, nơi đây đã tiếp nhận, nuôi dƣỡng hơn 500 bệnh nhân, trong đó có nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Giai đoạn 1945 - 1954: Linh mục Nguyễn Xuân Bàn và Huỳnh Biên đƣợc cử về tiếp quản Quy Hòa để chăm lo nuôi dƣỡng gần 700 bệnh nhân. Kinh phí do Ủy ban Kháng chiến khu 5 cấp.
Giai đoạn 1955 - 1975: Các nữ tu dòng Phanxico trở lại Quy Hòa, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và nuôi dƣỡng bệnh nhân phong. Kinh phí do các nƣớc và các tổ chức của Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada tài trợ.
Sau giải phóng, ngày 25 tháng 6 năm 1976, dòng Phanxico bàn giao bệnh viện Quy Hòa cho Bộ Y tế. Bệnh viện Quy Hòa đƣợc đổi tên thành Khu Điều trị Phong Quy Hòa từ đây. Khu Điều trị Phong Quy Hòa đƣợc thành lập Ban giám đốc, Chi bộ, Công đoàn cơ sở, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng bệnh nhân và các tổ, khối. Bện viện đã củng cố các khoa, phòng, sắp xếp nơi ăn chốn ở cho bệnh nhân.
Giai đoạn 1979 - 1984: Xây dựng đội ngũ cán bộ, đề bạt lãnh đạo khoa phòng, tiếp nhận cán bộ về công tác. Chăm sóc, điều trị bệnh nhân phong và 100
giƣờng bệnh đa khoa. Mở lớp đào tạo y tá sơ học, lấy con em bệnh nhân phục vụ bệnh nhân.
Năm 1985 - 1994: Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Tăng cƣờng khám phát hiện bệnh nhân phong mới trong làng phong Quy Hòa. Xây dựng tƣợng đài Hansen và vƣờn tƣợng danh nhân y học thế giới. Phát triển du lịch, giải trí để xóa bỏ mặc cảm về bệnh phong.
Giai đoạn 1995 - 1996: Xây dựng cơ sở điều trị tàn tật và điều trị các bệnh thuộc hệ chuyên khoa khác và đa khoa. Xây dựng thêm danh nhân, tái hiện phòng lƣu niệm nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Giai đoạn 1997 - 2016: Với sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Ngày 26 tháng 8 năm 1999, Khu Điều trị Phong Quy Hòa đƣợc đổi tên thành Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa. Nhiệm vụ của Bệnh viện không còn đơn điệu lẻ loi điều trị bệnh nhân phong, không còn bó hẹp trong làng phong Quy Hòa, mà đã mở rộng ra tất cả các lĩnh vực Da và hoa liễu, chỉ đạo và phụ trách 10 tỉnh (nay là 11 tỉnh) khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Lần đầu tiên ngƣời bệnh Da liễu nặng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên có một bệnh viện của mình để chữa trị.
Từ năm 2016 đến nay, Bệnh viện tập trung vào các lĩnh vực sau: điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân Phong, khám điều trị và chỉ đạo tuyến bệnh Phong, Bệnh Da khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Khám điều trị bệnh đa khoa trong đó các mũi nhọn chủ yếu về Phẫu thuật Thẩm mỹ và chăm sóc da, Ngoại khoa, cơ xƣơng khớp, cấp cứu, và một số chuyên ngành khác.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
Căn cứ Quyết định số 1296/QĐ-BYT, ngày 08/4/2016 của Bộ Trƣởng Bộ Y tế về việc Ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa. Là Bệnh viện Hạng I, có chức năng, nhiệm vụ nhƣ sau:
- Chức năng: Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục
hồi chức năng cho ngƣời bệnh phong, ngƣời bệnh da liễu, bệnh lây qua đƣờng tình dục, ngƣời bệnh HIV/AIDS ở tuyến cao nhất của khu vực miền Trung
- Tây Nguyên và một số bệnh đa khoa khác; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực chuyên môn
của bệnh viện theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển của bệnh viện qua từng giai đoạn và kế hoạch hoạt động hàng năm của bệnh viện, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi chuyên môn trong giấy phép hoạt động của bệnh viện và quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng kỹ thuật mới, phƣơng pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; ứng dụng các thành tựu khoa học nhằm mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật mới, phƣơng pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; tham gia nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sức khỏe của ngƣời dân tại địa phƣơng và trong cả nƣớc; thực hiện dịch vụ khoa học theo quy định của pháp luật, ƣu tiên đặc biệt về bệnh phong, da liễu, các bệnh lây qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, viên chức y tế và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực chuyên môn của bệnh viện đối với các đơn vị y tế tuyến dƣới theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. Là cơ sở đào tạo thực hành, tham gia đào tạo chuyên ngành phong, da liễu và một số chuyên khoa khác của các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học y tế.
+ Hợp tác với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trong việc khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo sự phân công, chỉ đạo của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật. Quản lý nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị của bệnh viện. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
+ Tham gia, phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế thực hiện
thƣờng xuyên công tác phòng, chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. Thực hiện các hoạt động liên doanh, liên kết, dịch vụ, góp vốn, huy động vốn phù hợp với phạm vi lĩnh vực chuyên môn, khả năng của bệnh viện và quy định
của pháp luật. Tự đánh giá chất lƣợng và chịu sự kiểm định chất lƣợng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật; xây dựng, phát triển và tăng cƣờng hệ thống bảo đảm chất lƣợng của bệnh viện. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế và theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
BỘYTẾ ĐẢNG ỦY VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ GIÁM ĐỐC 3 phó giám đốc CÁC HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN CÁC KHOA LÂM SÀNG (19 khoa) - K. Khám bệnh - K. Hồi sức cấp cứu
- K. Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - K. Ngoại tạo hình - K. Ngoại tổng hợp - K. Ngoại kỹ thuật cao - K. Phụ Sản - Khoa Mắt - K. Răng hàm mặt - Tai mũi họng - K. Nội - K. Nhi - K. Phục hồi chức năng - K. Y học cổ truyền - K. Da tổng hợp - K. Vảy nến - Tự miễn - K. Bệnh nhiệt đới - K. Chăm sóc da - K. Phong - K. Lão khoa CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG (8 khoa) - K. Giải phẫu bệnh - K. Hóa sinh - Huyết học - Truyền máu
- K. Vi sinh - Miễn dịch - K. Sinh học phân tử - K. Chẩn đoán hình ảnh
- K. Dƣợc
- K. Kiểm soát nhiễm khuẩn
- K. Dinh dƣỡng
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
(1 Trung tâm + 10 phòng)
- Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến - P. Kế hoạch tổng hợp - P. Điều dƣỡng - P. Quản lý chất lƣợng
- P. Khoa học đào tạo - P. Tổ chức cán bộ - P. Công tác xã hội - P. Công nghệ thông tin - P. Tài chính kế toán - P. Vật tƣ - Thiết bị y tế - P. Hành chính quản trị
2.2. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa
2.2.1. Hiện trạng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
Bảng 2.1. Trang thiết bị y tế đƣợc trang bị tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa (2016 - 2021)
ĐVT: Máy
Stt Khoa/Phòng
1 Khám Bệnh
2 Giải phẫu bệnh
3 Hóa sinh - Huyết học - Truyền máu
4 Vi sinh - Miễn dịch
5 Sinh học phân tử
6 Chẩn đoán hình ảnh
7 Dƣợc
8 Kiểm soát nhiễm khuẩn
9 Hồi sức cấp cứu
10 Phẫu thuật - Gây mê hồi sức
11 Ngoại tạo hình
12 Mắt
13 Răng hàm mặt - Tai mũi họng
14 Phụ sản
18 Chăm sóc da
TTBYT có đặc thù là chủng loại đa dạng với hàng nghìn loại, thế hệ công nghệ luôn thay đổi, cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới. Do đó, việc chọn cách phân loại các TTBYT để theo dõi và quản lý là cần thiết để đảm bảo công tác quản lý TTBYT đạt hiệu quả. Hiện nay, có nhiều phƣơng pháp phân loại các TTBYT nhƣ theo mức độ rủi ro, theo tính năng sử dụng, theo nội dung chuyên môn của y học…Và một trong những phƣơng pháp Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa lựa chọn để tiến hành quản lý TTBYT tại đơn vị là dựa vào nội dung chuyên môn của y học để phân ra 10 nhóm TTBYT. Qua Bảng 2.1 cho thấy TTBYT của bệnh viện tại các khoa, phòng đƣợc trang bị ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu khám bệnh. Trong đó năm 2020 số lƣợng TTBYT đƣợc đầu tƣ nhiều nhất, sau đó năm 2017 và thấp nhất là năm 2018.
2.2.2. Tình hình quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
2.2.2.1. Thực trạng quản lý đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
Lập kế hoạch đầu tƣ mua sắm TTBYT là một khâu quan trọng trong quản lý TTBYT tại bệnh viện. Trong quá trình mua sắm TTBYT, sự tham gia của các cán bộ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo các khoa có vai trò quan trọng. Đầu năm các khoa trong bệnh viện lên kế hoạch mua sắm thiết bị, tài sản cho cả năm trình Ban giám đốc bệnh viện duyệt và gửi cho Phòng VT-TBYT xem xét tập hợp. Phòng VT-TBYT sẽ lên kế hoạch mua sắm.
Trong những năm gần đây, để xác định kế hoạch mua sắm TTB cho toàn Bệnh viện, trƣởng các khoa, phòng ban của bệnh viện đều thực hiện đánh giá, báo cáo tình trạng TTBYT và tình hình sử dụng cho ban quản lý Bệnh viện, mà trực tiếp là Phòng VT-TBYT. Căn cứ vào kết quả quá trình đánh giá, các khoa sẽ trình Giám đốc Bệnh viện kế hoạch mua sắm. Dựa vào nguồn ngân sách đƣợc cấp hàng năm Giám đốc Bệnh viện có cơ sở để xác định những thiết bị y tế ƣu tiên mua để ra quyết định phê duyệt danh mục thiết bị y tế cần thiết.
Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa mua sắm TBYT theo hai hình thức chủ yếu: Dự án đầu tƣ và hoạt động chi thƣờng xuyên. Bệnh
viện tổ chức mua sắm TBYT nhiều đợt trong năm, phân chia danh mục thiết bị y tế cần mua sắm thành nhiều gói thầu.
Kế hoạch mua sắm TBYT đƣợc lập theo mô hình từ dƣới lên đƣợc thể hiện rõ tại Điều 7 Quy chế Mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ƣơng Quy Hòa, cụ thể nhƣ sau:
Bƣớc 1: Khi có nhu cầu về mua sắm TTBYT, tài sản phục cụ cho công tác chuyên môn thì trƣởng các khoa, phòng trong bệnh viên ghi rõ chủng loại, yêu cầu kỹ thuật của thiết bị, số lƣợng, mục đích sử dụng. Thời gian lập dự trù mua sắm TBYT là đầu quý I hàng năm. Phiếu dự trù danh mục TBYT đƣợc gửi cho Phòng VT-TBYT. Các khoa, phòng căn cứ dựa trên số gƣờng bệnh nhân điều trị; căn cứ theo kế hoạch hàng năm đối với TBYT; căn cứ trên