Fluoroacetate là loại thuốc diệt chuột độc tính cao, thường gặp ở Việt Nam nhập qua đường biên giới Bắc-Trung Quốc từ nhiều năm của thập kỷ 90. Fluoroacetic acid là thành phần độc chính của một loại cây Dichapetalum cymosum ở Nam Phi, loại Palicourea ở Nam Mỹ và loại gastrolobium, oxylobium và Acacia ở Châu úc.
SMFA là một chất không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan tinh thể trong nước.
* Cấu trúc hoá học: Chú ý chưa hoàn chỉnh!
FCH2 - C - O (Na)
FCH2 C - NH2
Sodium monofluoroacetate - SMFA
* Động học và chuyển hoá:
Fluoroacetate hấp thụ qua đường tiêu hoá, đường hít thở và niêm mạch, không thấm qua da nguyên vẹn mà có thể qua vết thương hở. Quá trình chuyển hoá chưa biết rõ cụ thể nhưng có thể tăng đào thải qua lọc máu. Khi sodium fluoroacetate bị nóng lên phân huỷ thành khói sodium và fluorine độc tính rất cao. chưa có công bố về tiềm năng gây ung thư của tác nhân này.
* Cơ chế gây độc: Fluoroacetate gây độc bằng cách ức chế chu kỳ acid citric. Fluoroacetate kết hợp với oxaloacetate thành dạng fluorocitrate, chất này ức chế men aconitase trong chu trình Krebs, ức chế cạnh tranh, quá trình chuyển citrate thành isocitrate bị đình trệ gây gây nên đình trệ hô hấp tế bào đặc biệt tế bào thần kinh trung ương và tế bào tim, gây tử vong.
* Độc tính và ngộ độc:
- Chó mèo: Liều gây chết rất gần với liều gây độc, LC = 0,05 - 1,0 mg/kgP.
Triệu chứng ngộ độc ở chó rất điển hình, thể hiện bồn chồn, sủi bọt mép, nôn. Tiếp theo là ỉa đái lung tung, chạy, sủa và nôn liên tục, co giật kiểu tetanus. Có thể hôn mê và chết trong vòng 2-12 giờ sau khi sau khi bị ngộ độc.
ở mèo triệu chứng ngộ độc thường là nôn và loạn nhịp tim.
- Ngựa và trâu bò: Liều gây chết < 1,0 mg/kgP. Triệu chứng nổi bật là loạn nhịp tim và chết đột ngột.
- Gia cầm: Liều gây chết trong khoảng từ 0,1 đến 1,0 mg/kgP. - chuột: Liều gây chết trong khoảng từ 5 đến 8 mg/kgP.
- Các xét nghiệm sinh hoá cho thấy các hiện tượng: toan huyết, tăng đường máu, suy thận, tăng các men transaminase, hạ Ca máu, tăng acid uric máu.
- Phân tích độc chất: Phân tích dịch cơ thể và tổ chức có thể phát hiện thấy fluoride và citrate chứ không thấy fluoroacetate.
- Các kỹ thuật: Sắc ký lỏng, khí và sắc ký lỏng cao áp (HPLC - gas - liquid
choromatography) có khả năng phát hiện fluoroacetate trong mẫu sinh học.
*Điều trịngộ độc:Không gây nôn
- Rửa dạ dày: Rửa dạ dày 3 - 5 lít nước có pha muối (5g/l). Cần rửa ngay để loại bỏ số lượng lớn chất độc trong giờ đầu. Cho uống than hoạt tính.
- Giảm quá trình fluoroacetat chuyển hoá thành fluorocitrat bằng cách: (1) Tiêm bắp glyceryl monoacetate liều 0,55 g/kgP từng giờ đến khi đạt tổng liều là 2 - 4 g/kgP; (2) Cho uống ethanol 50% và acid acetic 5% mỗi lần 8 ml/kgP.
Hiện nay chưa có chất kháng độc đặc hiệu nên hồi sức tích cực và chăm sóc là quan trọng. Truyền dịch, chống rối loạn nhịp, chống suy hô hấp khi thấy cần.