Điều trịngộ đôc.

Một phần của tài liệu Giáo trình độc chất học đại cương - chương 4 pptx (Trang 27 - 28)

* Các biện pháp hạn chế hấp thu:

+ Phơi nhiễm chất độc qua da: Tắm rửa bằng xà phòng, nước hoặc chất tẩy rửa. Các con vật lông dài cần được cắt bớt. Người chăm sóc bệnh súc cần mặc áo mưa bảo hộ.

+ Phơi nhiễm chất độc qua đường tiêu hóa: Ngừng sử dụng thức ăn có độc.

- Rửa dạ dày (ngựa), diều (gia cầm); Cho ăn than hoạt tính (500 - 1000 g/ngày) đối

với đại gia súc.

- Lợn: tiêm thuốc gây nôn (veratrin 0,02 - 0,03 trong 5 - 10 ml cồn hoặc 1 - 3 ml chormotonin 0,1%). Sau đó dùng thuốc tẩy (Natri hay Magie sulphat).

- Chống tổn thương gan: Truyền dung dịch glucose 30% từ 500 - 800 ml cho ĐGS, cho ĐGS và 30 - 80 mg cho TGS. Tiêm thêm vitaminB1 600 mg.

Ngộ độc DDT: bắt buộc tiêm VitaminB2 5 - 10 mg cho lợn, chó. Nếu không có VitaminB2 thì cho men bia hoặc men bánh mỳ 0,4 - 1 kg/ngày cho ĐGS. Cho polyvitamin B1, B2, C, A, E, K. Canxigluconat 40-80 g pha trong dung dịch glucoza 10% cho ĐGS.

- Chống run cơ và co giật: chườm lạnh vào mùa hè, tiêm chậm tĩnh mạch Natribromid 10%, liều 30 ml/100 kgP và 1% Novocain cho ĐGS. Uretan 0,1 mg/kgP cho tiểu gia súc.

- Chống co giật: Uretan, muối bromid, luminal natri: 0,06 - 0,07 g/kgP: s.c hoặc i.v. cho chó. Pentotal natri 13 - 17 mg/kgP pha loãng thành dung dịch 2% tiêm tĩnh mạch cho ĐGS và TGS. Chloralhydrat 4 - 6 gam, cồn etynic 330 100 ml tiêm tĩnh mạch cho ĐGS.

Không có chất kháng độc đặc hiệu.

* Phòng bệnh:

Chú ý khi cho súc vật ăn thức ăn là cỏ, cây sau khi ngừng phun thuốc ít nhất 20-30 ngày, đặc biệt trong trường hợp trời mưa nhỏ. Cho ăn thức ăn ủ chua an toàn hơn.

2.4. Đề phòng người và gia súc nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật

Để đề phòng nhiễm độc các thuốc BVTV cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. Người phun thuốc trừ sâu phải tuân theo các quy định: Không được dùng tay trực tiếp khuấy trộn thuốc trừ sâu khi pha dung dịch để phun. Cần phải sử dụng các phương tiện phòng hộ lao động trong quá trình phun: đeo găng tay cao su, đeo khẩu trang. Khi phun phải đi giật lùi, ngược theo chiều gió. Thay quần áo và tắm sau khi phun.

* Yêu cầu vệ sinh khâu bảo quản và vận chuyển thuốc trừ sâu.

- Kho chứa thuốc trừ sâu phải xa điểm dân cư, xa khu chăn nuôi và xa nguồn nước ít nhất là 200 m.

- Kho chứa thuốc phải có khóa. Thuốc trừ sâu phải đựng trong các bao bì đặc biệt, có dán nhãn. Phải xử lý bao bì cẩn thận để chúng trở thành vô hại: đun bao bì bằng kim loại hoặc thủy tinh với nước vôi, bao bì bằng giấy hoặc gỗ thì đem đốt.

- Trong kho không được để thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

- Vận chuyển thuốc trừ sâu trên những xe riêng. Nghiêm cấm dùng xe chuyên chở thuốc trừ sâu để chở người, súc vật, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi... Sau khi chuyên chở xong phải rửa xe bằng nước vôi, nước javel... rồi rửa sạch bằng nước.

Bảo vệ không khí khỏi bị nhiễm độc bởi các thuốc trừ sâu có ý nghĩa quan trọng trong đề phòng nhiễm độc. Nồng độ thuốc trừ sâu trong không khí không được vượt quá nồng độ cho phép với từng chất ở nơi làm việc, chuồng trại...

Người lao động phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động. Phương tiện phòng hộ đường hô hấp là quan trọng nhất: dùng mặt nạ phòng độc, nếu không có mặt nạ phòng độc thì phải dùng khẩu trang...

Bảng 4.2: Dư lượng cho phép của một số hóa chất bảo vệ thực vật

Tên hóa chất Thực phẩm Dư lượng cho phép

(mg/kg)

1. Lindan - Sữa, dầu, mỡ, trứng

- Thực phẩm khác 0,0 1,0 2. Clorofot (Diptrex) - Sản phẩm thực vật - Sản phẩm động vật 1,0 0,0 3. DDVP - Bột mì - Các loại khác 0,0 0,3 4. DDT - Tất cả các loại thực phẩm 0,0 5. Kentan - Các sản phẩm thực vật 1,0

6. Melatinon - Các loại quả và hạt 1,0

7. Metofot (Volfatox) - Mọi thực phẩm 0,0

8. Sevin (Cacbavil) - Các loại quả 0,0

9. Thiofot (Chưa phân huỷ) - Mọi thực phẩm 0,0 10. Thiofot (Đã phân huỷ) - Mọi thực phẩm 5,0 11. Metafot (Đã phân huỷ) - Mọi thực phẩm 5,0

* Dư lượng HCBVTV trong đất: chưa có chỉ tiêu cho phép.

Bảng 4.3: Tốc độ phân huỷ một số hợp chất phospho hữu cơ trong đất Hóa chất Thời gian phân huỷ (ngày) Tỷ lệ % bị phân huỷ

Cacbafot DDVP Metafot (Volfatox) Thiofot 1 1 7 14 97 87 95 35

* Dư lượng HCBVTV trong nước: Dư lượng HCBVTV trong nước rất nguy hiểm đối với sức khoẻ của người và gia súc đặc biệt là ở khu vực nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu. Nước thải nhà máy đổ vào cống rãnh ra sông ngòi làm ô nhiễm nguồn nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình độc chất học đại cương - chương 4 pptx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)