Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân ở huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

1.1.3. Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực kinh tế tư nhân là tạo công ăn việc làm. Hệ thống các doanh ngiệp nhà nước hiện đang trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; khu vực hành chính nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó khu vực kinh tế tư nhân chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới cho xã hội.

Hầu hết các doanh nghiệp cũng góp phần chủ yếu đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực, do đó có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang rất mất cân đối ở nước ta

hiên nay.

Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong nông nghiệp, nó đã đóng góp đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi và quan trọng hơn cả là trong các ngành chế biến, xuất khẩu, nhờ đó kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Kinh tế tư nhân góp phần tăng giá trị xuất khẩu, năng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và cho nhà nước. Hiện nay, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và cũng là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu, thậm chí một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng, nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.

Đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước có xu hướng tăng nhanh, bao gồm các nguồn thu: thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các khoản phí khác.

Khu vực kinh tế tư nhân không chỉ đã đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội mà còn góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo của các địa phương trong cả nước.

1.2. Quản lý nhà nƣớc về kinh tế tƣ nhân.

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân.

Hiện nay, quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân là sự tác động có mục đích, có tổ chức và quyền lực nhà nước đối với các loại hình tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân có thể hiểu là các hoạt động quản lý kinh tế được thực hiện bằng cơ quan nhà nước các cấp đối

với quá trình hoạt động của kinh tế tư nhân nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển trong nền kinh tế thị trường thống nhất, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Đối với khu vực kinh tế tư nhân, tùy thuộc vào cấp độ sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau sẽ có quy mô tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm khác nhau, trong đó hình thức doanh nghiệp tư nhân là có tính tự chủ cao dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trừ ruộng đất chỉ có quyền sử dụng và các tài sản khác nên quản lý của Nhà nước nhìn chung mang tính gián tiếp và quyền tự chủ của các doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, Nhà nước đóng vai trò vừa là người đại diện cho quyền lợi và ý chí của các chủ thể tham gia kinh tế tư nhân, cũng vừa là chủ thể quản lý đối với kinh tế tư nhân nhằm nhằm phát huy tiềm năng và ưu thế của các chủ thể thuộc thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời ngăn chặn, hạn chế những mặt tiêu cực của nó. Mặt khác, Nhà nước là cơ quan quản lý bằng hệ thống pháp luật và còn tạo môi trường, h trợ thông qua các chính sách cho kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiệu quả ngày càng cao.

Theo Quyết định số 419/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được phân định rõ ràng gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước, m i cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng.

1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân.

Thứ nhất, kinh tế tư nhân được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, quản lý theo Luật pháp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân phải phù hợp với thể chế

kinh tế thị trường, lấy cơ chế thị trường, chịu sực tác động của các quy luật kinh tế làm nền tảng để định hướng cho việc áp dụng các công cụ quản lý.

Thứ ba, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay được xem đó là một công cụ, là những hình thức sản xuất kinh doanh, là bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất theo mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa, được thực hiện trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng sức sản xuất, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm.

Thứ tư, quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân nói chung và đối với doanh

nghiệp tư nhân nói riêng là định hướng về mặt chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp được thực hiện gián tiếp thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô và công cụ pháp luật; tạo lập môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp cơ bản theo hướng là môi trường pháp lý và thể chế; xây dựng chính sách h trợ và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; thường xuyên kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các cơ sở sản xuất kinh doanh; khắc phục những hạn chế của thị trường.

1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế tư nhân.

1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tạo môi trường pháp lý.

Thực tế, các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới đều xác định vai trò quan trọng đối với KTTN của nền kinh tế, trong đó công tác xúc tiến, phát triển các loại hình kinh doanh thuộc thành phần KTTN được xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia đó. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các chính sách quản lý kinh tế từ cơ cấu đến nhiệm vụ và bộ máy quản lý. Có thể nói, đây là một chức năng riêng biệt của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược theo hướng ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn cũng như các ngành trọng điểm.

Thông thường từ hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các thành phần kinh tế để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, các giải pháp đảm bảo thời gian ngắn hạn và dài hạn nhằm định hướng cho sự phát triển của các loại hình kinh doanh của thành phần KTTN theo mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì vậy, trong xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh là một nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước. Thông qua các quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng thành phần kinh tế để khuyến khích, trợ giúp phát triển các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đảm bảo tính công khai, minh bạch và đồng thời giúp các doanh nghiệp phát huy hiệu tiềm năng của mình trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh.

Quản lý bằng pháp luật đảm bảo tính pháp lý và là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KTTN. Hiện nay, hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp đã tương đối đầy đủ và tạo lập được khung quản trị doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và bình đẳng trước pháp luật, nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện qúa trình nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì khi xây dựng và ban hành mục tiêu cơ bản của hệ thống pháp luật các loại hình doanh nghiệp đều hướng tới xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu làm công tác này sẽ góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Qua hoạt động thực tiễn cho thấy hệ thống pháp luật về các loại hình doanh nghiệp đồng bộ, đầy đủ đã góp phần vào việc tăng quy mô vốn, nâng cao chất lượng lao động, thúc đẩy sự sáng tạo của các thành phần kinh tế khi tham gia vào sản xuất, kinh doanh làm cho của cải và dịch vụ cho xã hội ngày càng gia tăng.

điều chỉnh toàn bộ các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, các loại hình tổ chức khác nhau hoạt động kinh doanh bình đẳng với nhau trước pháp luật. Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành chính là thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hiệu quả, hiện đại. Luật doanh nghiệp quy định một trong những nội dung chính của quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp là ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân. Có thể thấy, đây là một nội dung rất quan trọng của quản lý Nhà nước bởi nếu xây dựng chính sách đúng đắn, kịp thời, thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về tạo môi trường, các điều kiện kinh doanh thuận lợi sẽ có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển của KTTN nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội KT-XH) nói chung. Chính vì vậy, Nhà nước không ngừng hoàn thiện thể chế về sở hữu và các quy phạm pháp luật kinh doanh hướng tới cởi mở, minh bạch vừa có tác dụng định hướng tạo sự thống nhất trong quản lý doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp còn có điều khoản ghi rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước bao gồm cả thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT- XH. Trong quá trình triển khai Luật, các cơ quan quản lý tổng hợp và các cơ quan quản lý kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, thực hiện với chức năng, nhiệm vụ của mình và có trách nhiệm giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển phù hợp với phương hướng phát triển chung của địa phương, của đất nước.

1.2.3.2. Khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân hoạt động.

Cải cách hành chính là một hoạt động cần thiết nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách hành chính phải luôn hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, không chỉ tạo thuận lợi cho các loại hình kinh doanh mà còn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Việc thực hiện công tác quản lý đăng ký thành lập và cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp là sự thừa nhận về mặt pháp lý đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp đó. Thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà nước có thể quy định và điều chỉnh những ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động mà doanh nghiệp có thể hoạt động theo pháp luật. Nhất là, khuyến khích những ngành nghề có lợi thế cho sự phát triển chung của đất nước mà không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh, sẽ hạn chế được những ngành nghề chưa thực sự phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong điều kiện hiện nay. Như vậy, quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần được quy định thành pháp luật, trong đó cần có những điều khoản đảm bảo quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, điều cần chú ý khi xây dựng một cơ chế cho việc thành lập loại hình doanh nghiệp nào đó phải đảm bảo tình hình phát triển của khu vực kinh tế đó, nhu cầu của đất nước, xu hướng phát triển và trình độ quản lý hiện tại của nhà nước đối với nền kinh tế.

Hiện nay, thủ tục thành lập các loại hình kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hay hộ cá thể đã được đơn giản hoá nhưng thủ tục gia nhập thị trường ở nước ta vẫn còn phức tạp và sự phối hợp chưa hiệu quả giữa các cơ quan chức năng liên quan. Ở Việt Nam, dù đã cải thiện nhiều nhưng hiện trung bình doanh nghiệp vẫn mất 5-7 ngày mới hoàn thành đăng ký kinh doanh với chi phí khoảng 1,5 triệu đồng. Nếu tính cả chi phí đăng tải thông tin lên hệ thống đăng ký quốc gia với chi phí 300.000 đồng thì tổng các chi phí gia nhập thị trường mất khoảng

1,8 triệu đồng chưa kế chi phí nộp thuế môn bài, chi phí mua phần mềm kê khai thuế điện tử . Đối với các doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ, thương mại thì cần có thêm 30 ngày chuẩn bị nữa mới có thể đi vào hoạt động kinh doanh được. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì hành trình dài hơn. Hay như thủ tục mua quyền sử dụng đất, hay thuê đất, đền bù, san lấp mặt bằng, thiết kế nhà xưởng, xin giấy phép xây dựng khoảng 2 tháng. Và cũng có khi thời gian dài hơn tùy theo mức độ và quy mô đầu tư, việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị, kéo điện hạ thế có thể mất từ 6-12 tháng, nếu vị trí đầu tư chưa có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh thì giai đoạn xây dựng cơ bản còn kéo dài nhiều hơn nữa [25].

* Đối với đào tạo đội ngũ cán bộ công chức liên quan đến hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân.

Có thể nói, đào tạo và quản lý con người liên quan đến đời sống hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, linh hoạt thích ứng với sự thay đổi, ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Nhà nước có ý nghĩa vô cùng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân ở huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w