6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
1.3.1. Nhóm yếu tố chính sách
1.3.1.1. Ban hành các quy định hướng dẫn về đăng ký các loại hình kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký của các loại hình kinh doanh thuộc thành phần KTTN là thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, đây là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, hệ thống khung khổ về pháp luật doanh nghiệp bao gồm các luật, nghị định, thông tư và các quyết định quy định về đăng ký doanh nghiệp không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp trong thực tế. Do đó, việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý về đăng ký doanh nghiệp.
Mặt khác, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn về đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân của cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp là một yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Yếu tố này đảm bảo yêu cầu chính xác và kịp thời, nếu có một vấn đề phát sinh liên quan đến đăng ký doanh nghiệp không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì việc đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất cấp bách mà không được giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả không mong muốn. Vì vậy, thực hiện tốt việc ban hành văn bản và quy định hướng dẫn sẽ đem lại hiệu quả cho công tác quản lý và tác động tích cực và ngược lại nếu không nó sẽ có tác động kém hiệu quả.
1.3.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, ở cấp Trung ương nước ta có bộ máy đầu mối, chuyên trách về thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cục Quản lý đăng ký kinh doanh . Cục Quản lý đăng ký kinh doanh được thành lập ngày 09/9/2010 theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thực hiện theo Quyết định số 1899/QĐ-BKH ngày 08/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm 6 đơn vị, các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được quy định tại Quyết định số 135/QĐ-ĐKKD ngày 08/8/2011 của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh. Các đơn vị thuộc Cục có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp và gắn kết đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Cục và Bộ trong công tác quản lý đăng ký doanh nghiệp.
Ở cấp địa phương, cơ quan quản lý trực tiếp cấp đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh . Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan, theo phân cấp của cơ quan cấp trên. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh là cơ quan duy nhất có chức năng cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
Việc tổ chức bộ máy chuyên trách trong công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp là thực sự cần thiết, đây là cơ quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho Nhà nước các cơ chế, chính sách về đăng ký doanh nghiệp như xây dựng văn bản pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đề xuất việc tổ chức bộ máy đăng ký doanh nghiệp tại địa phương, kiến nghị cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác đăng ký doanh nghiệp cho các địa phương.
1.3.1.3. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân.
chủ hộ, chủ TT, chủ DN là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự hiệu quả, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh doanh. Đặc biệt, nền kinh tế thị trường, tính cạnh tranh càng cao thì yêu cầu người chủ quản lý phải giỏi về chuyên môn, công tác quản trị, có đủ bản lĩnh và nhạy bén linh hoạt, thích ứng với đổi mới, dám chịu trách nhiệm, dám mạo hiểm, rủi ro cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở nước ta hiện nay, đội ngũ những nhà quản lý có chuyên môn nghiệp vụ giỏi đang hạn chế phần lớn chưa được đào tạo, một số ít được đào tạo lại làm trái ngành, họ dựa vào kinh nghiệm, tự đào tào hoặc học hỏi lẫn nhau qua người thân, bạn bè. Theo kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Hợp tác Nhật Bản thực hiện khảo sát trong hơn 63.760 DN tại 30 tỉnh, thành phía Bắc cho thấy: Chỉ có 54,5% số chủ DN có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, còn lại là 45,5% số chủ DN có trình độ bậc trung học phổ thông và chưa qua đào tạo đại học, số chủ DN có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ càng quá hiếm với 3,7% số chủ DN. Trong đó, cũng chỉ khoảng 30% là được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế và khoảng 70% số chủ DN còn lại chưa qua đào tạo [24]. Chính điều này, sẽ rất khó khăn khi gặp phải những ứng biến diễn ra bất thường của nền kinh tế, đặc biệt trong thực hiện kinh doanh với đối tác nước ngoài, nhiều DN gặp khó khăn và chịu thua l , thậm chí là phá sản.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, độ ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Do đó, việc tự đào tạo, đào tạo lại, cập nhật, bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ công chức cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao bản lĩnh chính trị để không thể hiện ý chí chủ quản, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng trong công việc. Có thể nói, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp nói riêng và các hoạt động kinh doanh của KTTN nói chung.
1.3.2. Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý nhà nước đến kinh tế tư nhân.
Có thế thấy, cơ chế chính sách được xem là nhân tố rất quan trọng tạo hành lang pháp lý cho quá trình phát triển KTTN. Trong thực tiễn chứng minh, nếu môi trường pháp lý được đảm bảo sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng, tức là không có tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển trong khuôn khổ của pháp luật quy định. Ở nước ta, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách n lực rất lớn trong điều chỉnh chính sách cho thuê đất đai, vay vốn... pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KTTN, đặc biệt là khuyến khích các DN đầu tư vào NN.
Nếu xét phạm vi cấp tỉnh, những chính sách được phân cấp ở địa phương lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà phát triển KTTN. Bởi các chính sách này sẽ được chính quyền cơ sở không chỉ là nơi cụ thể hóa sánh sách của Nhà nước mà còn tối ưu hóa chính sách đó tại địa bàn mình quản lý. Chỉ có chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp quản lý sẽ hiểu biết rõ về lợi thế đặc thù của địa phương mình có, để xây dựng chính sách hợp lý nhằm thu hút đầu tư, khơi dậy hết tiềm năng, khai thác hiệu quả lợi thế đó. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng sẽ nắm bắt rõ được những bất cập và có những phương thức tháo gỡ những “nút thắt” của địa phương mình. Do đó, cần có chính sách h trợ về kết cấu hạ
tầng, tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nguồn nhân lực, tăng quy mô vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học, hợp đồng sản xuất nếu có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương thì mới có thể giải quyết được. Đây là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi đối sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn theo các loại hình từ cá thể, hộ gia đình, kinh tế trang trại hay doanh nghiệp tư nhân, nhất là KTTN vào khu vực nông thôn.
Cùng với yếu tố chính sách thì tổ chức quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh của KTTN chính là nhân tố do con người tạo ra những mối quan hệ có tác động tích cực hay kìm hãm các chủ thể đầu tư vào KTTN. Mặc dù trong những năm gần đây đã được cải thiện nhiều nhờ sự l lực của chính phủ trong việc xây dựng, ban hành chính sách phát luật, nhưng vẫn còn thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra chất lượng đối với các quyết định, chính sách, đặc biệt là các chính sách có tầm nhìn dài hạn. Hay bộ máy hành chính nhà nước khồng khềnh, hoạt động kém hiệu quả, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước thiếu giỏi chuyên môn nghiệp, năng lực quản trị hạn chế, hay xử lý tình huống và vẫn còn dư âm tính mệnh lệnh, hành chính, chưa thực sự hoạt động theo hướng phục vụ hiện đại chuyên nghiệp.
1.3.3. Mối liên doanh, liên kết giữa các loại hình kinh doanh đối với thành phần kinh tế tư nhân trong sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ.
Trong xu thế toàn cầu hóa sâu hơn đầy đủ hơn làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc liên kết, liên doanh giữa các nhà sản xuất là một yêu cầu khách quan, tất yếu. Sản xuất tạo ra hàng hóa nhưng để tiêu thụ một cách nhanh nhất, với giá thành tốt nhất thì bản thân từng hộ nông dân, từng trang trại không thể tự làm được. Điều đó, yêu cầu có sự liên kết giữa các nông hộ dưới tổ chức HTX, liên kết giữa các hộ nông dân, với DN, đặc biệt là DN chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu thì mới có thể đủ năng lực đưa sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế và tăng giá trị cho chu i sản xuất. Với một lượng nông sản hàng hóa lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn nội địa hoặc quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh, thì chỉ có DN mới làm được. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và hoạt động
thương mại của các hộ, cá thể, doanh nghiệp phải được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của thị trường cả về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng hóa đến mẫu mã… Do đó, việc liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc KTTN với DN thương mại, với thị trường sẽ hạn chế sản phẩm sản xuất ra qua các khâu trung gian, và sẽ tạo thị trường ổn định minh bạch, tránh hiện tượng ép giá, ép cấp làm thiệt hại cho người sản xuất. Đặc biệt, đối với các loại hình kinh doanh thuộc KTTN cần phải ký kết sản xuất theo hợp đồng sản xuất, từ cung cấp nguyên liệu, đầu vào phân bón, kỹ thuật giữa người sản xuất và DN cần thực hiện minh bạch, công bằng và tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán từng khâu trong chu i sản xuất. Như vậy, việc liên kết, sản xuất theo chu i giá trị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, sản phẩm NN chủ yếu là xuất khẩu. Các hộ cá thể nhỏ lẻ không thể tự thực hiện được chu i sản xuất và tiêu thụ ở thị trường quốc tế. Đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, việc liên kết chu i không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản mà còn đưa nền nông nghiệp Việt Nam từng bước phát triển theo chiều đảm bảo thích ứng với hội nhập sâu rộng vào chu i nông sản toàn cầu.
1.3.4. Nhận thức xã hội và tác động của các tổ chức hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.
- Về nhân thức xã hội, còn tồn tại nhiều định kiến gây bất lợi cho khu vực kinh tế tư nhân, ưu đãi nhiều cho khu vực kinh tế nhà nước.
Hiện nay trong văn kiện của Đảng, KTTN được xác định là “động lực quan trọng của nền kinh tế”, khối các DN được khuyến khích đầu tư phát triển. Nhưng từ lý thuyết đến thực tiễn dường như còn rất xa. Trong một nghiên cứu đa chiều về DN nhà nước và những hệ lụy với thị trường tại Việt Nam được công bố, do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM thực hiện; nhóm nghiên cứu khẳng định: sở dĩ DN nhà nước vẫn được ưu tiên hơn so với DN tư nhân khi cho vay vốn vì các ngân hàng nghĩ nhà nước sẽ bảo đảm các khoản nợ khi DN nhà nước gặp khó khăn có thể phải giải thể, phá sản “Vụ việc giải cứu Vinashin cũng như nhiều DN nhà nước yếu kém khác cho thấy lòng tin này có cơ sở”; dù có quy
định DN không được huy động vốn vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, nhưng năm 2013, có tới 41 trong tổng số 108 tập đoàn, tổng công ty có t lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần; những sai phạm này không được giám sát, đánh giá, ngăn chặn và xử lý kịp thời, khiến các DN nhà nước có “lòng tin” và ch dựa cho các hành vi sai phạm tương tự tiếp theo [91]. Như vậy, trong khi khu vực KT nhà nước và khu vực FDI được nhận khá nhiều ưu đãi thì các DN tư nhân đang chịu nhiều bó buộc, nhất là họ đang phải cạnh tranh trong môi trường kinh doanh bất bình đẳng trong phân bổ tín dụng, đất đai và những ưu đãi thường nhiều hơn cho khối DN nhà nước. Nhiều ngân hàng thương mại, thậm chí cả ngân hàng nhà nước cũng gây khó khăn cho DN tư nhân trong nước bằng hành loạt các quy định khắt về thủ tục vay vốn, về tài sản thế chấp. Do vậy, các chủ thể KTTN trong NN khó khăn trong vay vốn tại các ngân hàng thương mại và tín dụng thông thường chứ chưa nói đến nguồn vốn và tín dụng ưu đãi.