Mô tả nội dung thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã lao xả phình, huyện tủa chùa, tỉnh điện biên (Trang 31 - 43)

Sau khi đến UBND xã Lao Xả Phình thực tập tốt nghiệp em đã được Ủy ban nhân dân xã phân về thực tập tại phòng Ban khuyến nông xã dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ nông nghiệp xã là anh Ly A Chua phụ trách về lĩnh vực nông lâm nghiệp của xã. Những ngày đầu ở cơ sở thực tập do chưa làm quen được ngay với công việc của cơ sở nên những công việc đầu tiên em tiến hành làm là đi quan sát và thâm nhập cộng đồng, tìm hiểu về những phong tục, tập quán, các hoạt động sản xuất nơi đây. Sau khi đã quen dần với những công việc trong Ủy ban thì em đã bắt đầu được phân cho làm những công việc cụ thể hơn cũng có phần khó khăn hơn và trong suốt 4 năm học tập ở trường cũng như ở nhà em chưa từng làm những công việc cụ thể đó là:

- Nội dung thứ nhất: Cùng cán bộ nông nghiệp xã và cán bộ khuyến nông huyện tham gia tổng kết hội thảo mô hình trồng lúa lai Nhị ưu 838 tại thôn Cáng Phình và Thôn I.

- Nội dung thứ hai: Tham dự các cuộc họp giao ban của Ủy ban

- Nội dung thứ ba: Thăm quan và kiểm tra các mô hình sản xuất trên

địa bàn xã.

- Nội dung thứ tư: Lập bảng biểu cập nhật thông tin số liệu bảng Exel về danh sách đăng ký giống bò sinh sản và đánh máy danh sách các hộ đăng ký cây trồng năm 2018.

- Nội dung thứ năm: Nghiên cứu và đọc tài liệu:

- Nội dung thứ sáu:Tham gia các hoạt động xã hội

- Tham gia tổ chức Đại hội TDTT lần thứ nhất UBND xã Lao Xả Phình

năm 2018

-Tham gia phục vụ diễn tập DQTV UBND xã Lao Xả Phình năm 2018

- Nội dung thứ bảy: Giúp ghi chép văn bản

- Nội dung thứ tám:Soạn thảo một số văn bản và công văn

- Nội dung thứ chín:Tham dự các hội thảo

3.2.1.1.Thông tin chung về Ủy ban nhân dân xã Lao Xả Phình a. Thông tin chung về UBND xã

Ủy ban nhân dân xã Lao Xả Phình có trụ sở tại thôn 2, UBND thực hiện nhiệm vụ theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và thực hiện theo nghị quyết của HĐND huyện Tủa Chùa trong việc phát triển kinh tế, chính trị - văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… Lãnh đạo toàn thể các tổ chức cá nhân trên toàn xã, tuyên truyền giáo dục và định hướng cho sự phát triển của nhân dân trên địa bàn.

UBND xã Lao Xả Phình có trụ sở làm việc bao gồm 01 nhà 02 tầng, 01 hội trường phòng họp của UBND xã với 100 chỗ ngồi chuyên để tổ chức các

cuộc họp, các hội nghị của địa phương; các phòng làm việc của các ngành chuyên môn đều được trang bị máy vi tính và mạng internet (trừ phòng quân sự không có mạng internet) nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ nhân viên được hiệu quả.

b. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức xã

UBND xã Lao Xả Phình gồm có 21cán bộ công chức số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.6. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Lao Xả Phình Cơ quan Số cán bộ phụ trách Nữ giới Đảng viên

Trình độ văn hóa Trình độ lý luận Đại học Cao đẳng Trung cấp THP T Trung cấp cấp Chưa qua đào tạo Đảng ủy và HĐND 4 0 4 0 0 1 3 3 1 UBND 12 3 9 2 2 8 0 4 3 5 MTTQ và TCĐT 5 1 05 0 0 5 0 1 2 2 TỔNG 21 4 18 2 2 14 3 8 6 7

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Lao Xả Phình năm 2017) Thông qua bảng trên, ta có thể thấy một số đặc điểm cụ thể của đội ngũ cán bộ, công chức xã Lao Xả Phình

Về tỷ lệ cán bộ, công chức phân theo giới tính:

Trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn xã Lao Xả Phình thì: Nam giới chiếm 80.95%; nữ giới chiếm tỉ lệ thấp 19.05%. Trong đó cán bộ, công chức xã là nữ giới chủ yếu giữ chức vụ là Chủ tịch hội phụ nữ, văn hóa – xã hội, địa chính, còn các chức vụ khác thì đều do nam giới đảm nhiệm, đặc biệt là các chức vụ chủ chốt.

Thực tế, nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn phụ nữ, nam giới có nhiều điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận công tác xa tốt hơn nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc. Vấn đề này là thực trạng chung của nước ta, ngoài ra vẫn còn nhiều định kiến về giới và bất bình đẳng giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ giới một cách chủ động và có kế hoạch.

Về trình độ chuyên môn: Ta nhận thấy rằng số cán bộ, công chức có trình độ Đại học có 2 đồng chí chiếm 9.52%, trình độ Cao đẳng có 02 đồng chí chiếm 9.52%, Trung cấp 14 đồng chí chiếm 66.67%, còn lại là 3 đồng chí có trình độ THPT chiếm 14.29%.

Về trình độ lý luận: Trong tổng số 21cán bộ, công chức xã thì có 18 đồng chí đã được kết nạp Đảng, còn lại 3 đồng chí chưa được kết nạp. Về trình độ lý luận của CBCC tại UBND xã Lao Xả Phình không cao, số cán bộ, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên là 8 người chiếm 38.10%; số cán bộ có trình độ sơ cấp là 6 người chiếm 28.57%, công chức chưa qua đào tạo là 7 người chiếm 33.33%.

3.2.1.2. Khái quát về CBPTNN Lao Xả Phình

- Cán bộ phụ trách nông nghiệp: Đ/c Ly A Chua - Tuổi: 30 tuổi

- Trình độ đào tạo: Trung cấp Khuyến nông

- CBPTNN xã Lao Xả phình phụ trách về các mảng Khuyến nông, Lâm nghiệp.

* Vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Lao Xả Phình

Cán bộ nông nghiệp cấp xã đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại địa phương, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn, ứng dụng kỹ thuật mới về nông thôn cho đông đảo bà con nông

dân, giúp nông dân thích ứng với nền sản xuất hàng hóa, nắm bắt tình hình, nhu cầu nguyện vọng của nông dân, đề xuất chương trình, nội dung phù hợp với thực tiễn sản xuất. Trong các thời kỳ cao điểm thiên tai, dịch bệnh… Cán bộ nông nghiệp là lực lượng nòng cốt phát hiện, tham mưu, hướng dẫn nông dân chủ động phòng tránh và dập dịch có hiệu quả. Thông qua lực lượng này công tác vận động, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, khuyến khích cộng đồng, cá nhân tham gia xây dựng nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Về kinh tế, hoạt động của cán bộ nông nghiệp đã tác động tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng. Những hộ nông dân tích cực đầu tư áp dụng kỹ thuật tiến bộ thì kết quả sản xuất cao hơn và cho thu nhập nhiều hơn.

Về xã hội và môi trường, cán bộ nông nghiệp có vai trò lớn trong chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, nâng cao nhận thức cho người nông dân, nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống người nông dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, cán bộ nông nghiệp cũng đã chú trọng đến vấn đề môi trường như hướng dẫn các hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng hầm biogas để đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

* Chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Lao Xả Phình

- Thử nghiệm các loại cây trồng vật nuôi mới. - Tìm điều kiện hỗ trợ sản xuất cho nông dân. - Trợ giúp bảo quản chế biến nông sản.

- Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ - trang trại. - Tìm và cung cấp thông tin thị trường.

- Tham mưu giúp UBND xã thực thi nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực sau:

+ Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành tại địa phương.

* Nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Lao Xả Phình

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng và tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, đê bao, bờ vùng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng, biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phương.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, công trình nước sạch nông thôn và mạng lưới thủy nông, việc sử dụng nước trong công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn cấp xã theo quy định. Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

- Hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề truyền thống nông thôn, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và phát triển các ngành, nghề mới nhằm giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo quy định.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn, củng cố các tổ chức dân lập, tự quản của cộng đồng dân cư theo quy định.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã theo quy định.

3.2.2. Kết quả thực tập

3.2.2.1. Nội dung thứ nhất: Cùng cán nông nghiệp xã và cán bộ khuyến nông

huyện tham gia tổng kết hội thảo mô hình trồng lúa lai Nhị ưu 838 tại thôn Cáng Phình và Thôn I.

Cáng Phình là một bản vùng cao của xã Lao Xả Phình có địa hình đồi núi cao, giao thông đi lại khó khăn, do địa hình chủ yếu là đồi núi nên khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật thâm canh lúa trong phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển các loại cây trồng khác, mà bên cạnh đó lại có nhiều người dân cùng sinh sống ở đây. Do đó cuộc sống của người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy để thúc đẩy bản này phát triển sản xuất thì việc đưa mô hình này vào là rất cần thiết để hỗ trợ giúp đỡ một phần nào đó cho người dân ở đây.

Đây là chương trình hỗ trợ giống lúa lai Nhị ưu 838, phân bón vật tư trồng lúa lai (lân, vôi, Đạm urê, Kali clrua, thuốc trừ cỏ tiền nẩy mần HECO, thuốc trừ sâu Tango 50 EC).

Mục đích của mô hình này là muốn thay đổi cơ cấu giống cây trồng đưa lúa lai vào thâm canh để tăng năng suất, sản lượng lúa, giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển đổi phương thức sản xuất từ cấy sang gieo thẳng để giảm công lao động, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo để tiến tới thoát nghèo bền vững.

- Công việc được giao là:

+ Phát cho 15 hộ trên mỗi hộ là 01 bảng báo cáo hội thảo về tổng kết mô hình trồng lúa lai Nhị ưu 838.

+ Nghe cán bộ trạm khuyến nông huyện giới thiệu chương trình và thông qua báo cáo kết quả thực hiện mô hình.

+ Lắng nghe ý kiến đóng góp của các hộ tham gia thực hiện mô hình và những người xung quanh.

 Thông qua công việc trên em nhận thấy rằng nhà nước luôn quan tâm tới đời sống của các dân tộc sống ở những vùng núi sâu xa cuộc sống còn nhiều khó khăn và đưa các chính sách hỗ trợ, các mô hình để giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thật, thúc đẩy người dân phát triển kinh tế và ổn định sản xuất. Bản thân em là một dân tộc thiểu số em rất biết ơn Đảng và Chính phủ đã quan tâm giúp đỡ cho người dân nghèo đặc biệt là người dân tộc thiểu số như chúng em.

3.2.2.2. Nội dung thứ hai: Tham dự các cuộc họp của Ủy ban

- Họp “Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt II năm 2017”.

- Tham dự cuộc họp định kỳ của UBND xã về việc đánh giá kết quả hoạt động 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tháng 9 và các tháng còn lại.

- Người chủ trì các cuộc họp thường là Chủ tịch UBND.

- Chủ tịch khái quát và đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động của các tháng trước và đưa ra các kết quả đã đạt được trong tháng, nêu những việc chưa đạt được, các thành viên ủy ban xã đưa ra các ý kiến, đề xuất về những khó khăn, công việc còn tồn đọng chưa giải quyết được.

- Đưa ra các giải pháp để giải quyết những tồn tại và triển khai nhiệm vụ của tháng tiếp theo.

 Công việc được giao:

- Lên sớm để chuẩn bị phòng họp, dọn dẹp phòng họp, kê bàn ghế, chuẩn bị nước chè.

- Phát tài liệu cho đại biểu

- Lắng nghe cách tổ chức và triển khai công việc của của chủ tịch - Kết thúc cuộc họp dọn dẹp, kê lại bàn ghế

 Thông qua các cuộc họp trên thì em biết được cách thức để tổ chức điều hành một cuộc họp, cách triển khai và giải quyết các công việc của người chủ trì cuộc họp.

3.2.2.3. Nội dung thứ ba : Thăm quan và kiểm tra các mô hình sản xuất trên

địa bàn xã.

Mục đích là theo và học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã:

- Đi cùng cán bộ nông nghiệp xã đi vào các thôn bản: Lầu Câu Phình, Cáng Phình, Thôn II, để khảo sát và kiểm tra về tình hình sâu bệnh hại lúa, cây ăn quả tại các bản trên.

- Lúa chủ yếu bị sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã lao xả phình, huyện tủa chùa, tỉnh điện biên (Trang 31 - 43)