trách nông nghiệp xã Lao Xả Phình
Xã Lao Xả Phình là một xã đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách 135 của chính phủ. Đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Trình độ dân trí còn thấp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp do đó công tác tuyên truyền các cơ chế chính sách, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực trạng trên em xin đưa ra một số giải pháp sau: - Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ khuyến nông xã.
- Phải có kiến thức, trình độ chuyên môn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao
- Phong cách làm việc: + Luôn năng động, sáng tạo
+ Sự nhiệt tình, hăng hái, trung thực, khách quan trong công tác
+ Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm, không độc đoán chuyên quyền, luôn sâu sát, gần gũi, gắn bó với quần chúng nhân dân.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của người dân để có các chính sách tác động kịp thời, hiệu quả.
- Các nguồn quỹ tín dụng nông thôn, người cán bộ nông nghiệp phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất.
- Xây dựng nhiều mô hình về đổi mới cơ cấu cây trồng.
- Tích cực học hỏi kinh nghiệm của cán bộ nông nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động của các địa phương khác.
- Thường xuyên đổi mới nội dung phương pháp tuyên truyền để tăng sức hấp dẫn. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như đài phát thanh của xã.
- Tăng cường thông tin trên thị trường, tạo điều kiện và cơ hội để nông dân tiếp cận với thị trường, chủ động bố trí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể địa phương như: hội nông dân , hội phụ nữ, hội đoàn thanh niên… Giúp đỡ cán bộ phụ trách nông nghiệp thực hiện công tác tuyên truyền.
- Phối hợp với các công ty giống và vật tư nông nghiệp để cung ứng vật tư nông nghiệp kịp thời cho nông dân, giảm sự ép giá của tư thương từ đó giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Khuyến khích người dân chủ động trao đổi hợp tác với cán bộ phụ trách nông nghiệp.
- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nông dân, xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn theo nhu cầu đào tạo của nông dân.
- Thúc đẩy sự tham gia của người dân bằng cách thay đổi các phương pháp tập huấn, thay vì phương pháp thuyết trình, cán bộ nông nghiệp nên kết hợp sử dụng phương pháp tham gia như: thảo luận, động não... Để nông dân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và đặt câu hỏi trực tiếp với người cán bộ, có như vậy thì mới đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ. - Cần cung cấp cho cán bộ Khuyến Nông kho chứa các loại giống cây trồng mới.
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ