Các giải pháp liên quan đến cung lao động

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận chung về nền kinh tế và nguồn nhân lực (Trang 41 - 42)

IV. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước với sự phát triển của nguồn

1. Các giải pháp liên quan đến cung lao động

- Duy trì các kết quả đã đạt được liên quan đến chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm hạn chế tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhận lực là một đòi hỏi cấp bách để có thể hội nhập với khu vực và quốc tế.

- Nâng cao trình độ của những người dưới độ tuổi lao động bằng cách phát triển mạnh giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở các miền, vùng đất nước đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, các hộ nghèo con em gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.... thuộc các thành phần kinh tế như mở các trường lớp bán công, công lập, quốc lập.

- Nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, thông qua đào tạo lao động kỹ thuật gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nhằm hình thành cơ cấu lao động mới phù hợp với nền kinh tế hiện đại.

- Đẩy mạnh công tác dạy nghề bằng mọi cách, các hình thức dạy nghề cần được mở rộng và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa. Cần có các loại hình đào tạo thích hợp như các lớp đào tạo chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn, chứng chỉ... Có chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề, ưu tiên cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhất là viẹc đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn. Cần sửa đổi các chính sách thuế đối với người học và người dạy thực hiện xã hội hóa ở mức cần thiết đối với các hệ đào tạo khác nhau. Cần chú trọng đến các nghề áp dụng công nghệ cao cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân các sản phẩm xuất khẩu. Ưu tiên đào tạo đại trà các nghề phổ biến ngắn hạn cho lao động nông thôn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Đổi mới công tác giáo dục đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, điều phối tốt công tác đào tạo để có một cơ cấu hợp lý giữa các bậc và các chuyên môn. Nhanh chóng đổi mới cơ cấu kiến thức, trang bị kiến thức cần thiết của CNH - HĐH nền kinh tế thị trường. Tăng cường chất lượng cung cấp nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo. coi trọng việc nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, phương pháp, các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... tiến dần đến trình độ quốc tế dể nguồn nhân lực Việt Nam tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường lao động thế giới.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận chung về nền kinh tế và nguồn nhân lực (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w