II. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
3. Vai trò cùa nguồn lực con người trong quá trình phát triển
3.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
đất nước.
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Nguồn nhân lực - chất lượng nguồn nhân lực là nguồn lực bên trong của đất nước, nó cùng với con người, vốn trong nước, vật chất kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, kết hợp với nguồn lực bên ngoài tạo nên nguồn lực tổng hợp để phát triển xã hội. Vấn đề con ngườ và nguồn nhân lực rất gắn quyện với nhau, hệ thống giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra qua giáo dục trở lại với con người được con người thừa kế và phát triển tạo thành sức mạnh của mỗi con người, thành vốn người, nguồn lực con người tạo ra giá trị mới đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân, của nhóm người và sự phát triển của đất nước nói chung. Trong nhiều năm gần đây, Đảng ta ban hành hàng loạt nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện. Đảng ta coi nguồn lực con người là nguồn lực quyết định cho sự thắng lợi của công cuộc CNH - HĐH đất nước. Chính con người vừa là động lực thúc đẩy, vừa là mục tiêu của
CNH - HĐH, chỉ có CNH - HĐH đất nước mới tạo tiền đề để con người phát triển toàn diện.
Ở nước ta, vai trò quan trọng của người quản lý được đề cao qua câu nói: " một người lo bằng kho người làm ". Về cán bộ quản lý, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: "... nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được ". Tại Đại hội VII của Đảng, vai trò con người, nguồn lực con người được khẳng định như một yếu tố cơ bản của sự phát triển. Trong tổng hợp các nguồn lực: vốn, tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lực nước ngoài và nguồn lực con người, các nguồn lực khác chỉ là tiềm năng, vai trò, tác động; sức mạnh của chúng mạnh đến đâu đều thông qua và phụ thuộc vào hoạt động của con người, bởi chỉ có con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có tri thức và ý chí, chỉ có con người mới có thể gắn kết các nguồn lực khác tạo thành sức mạnh tổng hợp cho một mục tiêu nhất định, các nguồn lực khác là khách thể thực sự cải tạo, khai thác và đều phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người.
Có thể thấy các nguồn lực khác đều bị ảnh hưởng của nhiều điều kiện khác nhau như khai thác quá nhiều tài nguyên thiên nhiên có thể dẫn tới sự cạn kiệt và tác hại của sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên đó là sự huỷ diệt của môi trường, của con người. Nói tới nguồn nhân lực là muốn nói tới số lượng và chất lượng của nó. Số lượng nguồn nhân lực là khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội. Số lượng nguồn nhân lực con người đóng vai trò quyết định tới quá trình CNH - HĐH. Yếu tố quan trọng nhất trong nguồn nhân lực là chất lượng nguồn nhân lực; Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói đến hàm lượng trí tuệ, trong đó bao gồm trình độ tay nghề, phẩm chất tốt đẹp của người lao động, thể lực... trong đó trí tuệ là yếu tố quyết định của nguồn nhân lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: ' một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".
Bước vào thế kỷ mới, nền kinh tế tri thức đã mang lại những biến động cực kỳ to lớn trong phát triển nguồn nhân lực. Hiện tại ở nước ta nguồn nhân lực đang ở nhiều cấp độ, trình độ của các nước đã phát triển cao qua các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, các cuộc công nghiệp lần thứ hai và trong thời đại công nghệ thông tin. Chúng
ta phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức theo đường lối hội nhập mở cửa, tức là phải chú ý đến đội ngũ lao động, đại bộ phận là nông nghiệp, đội ngũ lao động phục vụ cơ khí hoá lẫn tin học hoá có nghĩa là chúng ta phải tập trung đào tạo một nguồn nhân lực cho cả ba nền kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và tri thức. Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của trí tuệ và tri thức, các sáng tạo khoa học công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ đến toàn nhân loại. Trong khi đó Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu đất hẹp, người đông, tài nguyên ít. Con đường để Việt Nam có thể đi lên cạnh tranh và hội nhập là nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời người lao động phải phát huy phẩm chất quý báu, tốt đẹp của dân tộc. Khâu đột phá quan trọng nhất là phải cải tiến hệ thống giáo dục để đào tạo nhân lực phục vụ CNH - HĐH.