Choáng vì "sốc văn hóa ngược"

Một phần của tài liệu CROSSCULTURAL AWARENESS CULTURE SHOCK (Trang 49 - 51)

D. Ethnocentrism and Adjustment

Choáng vì "sốc văn hóa ngược"

19:10' 12/04/2008 (GMT+7)

- Sốc nặng từ trong nhà, ra ngoài phố, đến công sở là cảm giác của nhiều du HS khi trở về VN sau vài năm học tập và sinh sống ở nước ngoài. Nhiều người không thể ngờ rằng việc "tái hòa nhập" của mình lại khó khăn đến thế. Những cú "sốc văn hóa ngược" đã gây choáng cho nhiều du HS. Sốc từ nhà, ra ngoài phố... “Sốc nặng” là điều mà Nguyễn Hoàng Diệu Linh cảm nhận được sau 5 năm du học ở Minnesota (Mỹ) trở về.

Bước chân xuống sân bay Nội Bài, Linh đã choáng váng bởi sự ồn ào, chen lấn bất lịch sự của một số người ở đây. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của chuỗi sốc sau này.

Vốn đã quen với thái độ niềm nở nhiệt tình của nhân viên bán hàng ở Mỹ, Linh rất sợ mỗi khi đi mua sắm ở VN, ngay cả khi vào những trung tâm thương mại lớn. “Mấy chị bán hàng cứ sấn sổ tới giới thiệu hết thứ nọ đến thứ kia, đến khi mình bảo chỉ xem thôi, chưa quyết định mua thì tỏ thái độ khó chịu thấy rõ. Mình thay đồ thì họ đứng canh như canh trộm. Mua thì phải mặc cả, không mua thì bị lườm.” – Linh cho biết đó là lý do tại sao không dám đi mua sắm 1 mình ở VN nữa.

Đến khi đi làm giấy tờ ở các cơ quan công quyền thì lại càng sốc bởi thái độ lạnh lùng hay cáu bẳn của các nhân viên nhà nước. Linh tâm sự: “Ai cũng khó đăm đăm vì họ biết mình cần họ chứ họ có cần mình đâu. Trong khi ở Mỹ, dù giấy tờ quan trọng đến thế nào, nhân viên cũng nhỏ nhẹ hỏi han, từ tốn hướng dẫn và liên tục “Thank you!” dù họ là người giúp mình.” Linh không phải là trường hợp cá

biệt cảm thấy khó khăn khi trở về nước “tái hòa nhập cộng đồng” sau 1 thời gian sinh sống và học tập ở nước ngoài.

Đó gọi là hội chứng “sốc văn hóa ngược” (reverse culture shock) mà hầu như du học sinh nào cũng gặp phải.

Thế Phong, 1 du HS trở về từ Washington DC, Mỹ chia sẻ: “Trước khi về nước, chúng tôi cũng được bà trưởng khoa cảnh báo rằng sẽ sốc khi quay lại VN nhưng tôi không tin vì đã sống ở VN hơn 20 năm. Không ngờ mỗi khi đến nơi công cộng đều thấy sốc nặng vì cách cư xử thiếu văn hóa của 1 số người, những hành xử mà mình không bao giờ thấy ở thủ đô nước Mỹ.”

Bà Meg Holmberg, Giám đốc Dự án Hỗ trợ Học bổng ADS của Chính phủ Úc từng chia sẻ: “Một trong những khó khăn sau khi đi học trở về được các cựu sinh viên nhắc đến thường xuyên nhất là sự khác biệt về cách thức, phong cách làm việc, tiêu chuẩn chuyên môn ở VN đã hạn chế các cựu sinh viên ứng dụng hiệu quả các kiến thức và kỹ năng.”

Lan Anh, cựu du HS từ Nhật Bản, chỉ sau 1 năm về làm việc trong 1 cơ quan Nhà nước đã thấy quá ngột ngạt với cách làm việc “bao cấp” và qua loa. Cô đã phải bỏ việc ra ngoài làm cho 1 công ty của Nhật. “Giờ làm việc mà mọi người cứ trò chuyện oang oang, còn mang cả mực đến cơ quan nướng làm cả phòng bốc mùi tanh nồng. Nhân viên thì được đánh giá qua thâm niên chứ không phải năng lực. Chỉ làm việc vài tháng mà tôi thấy stress nặng, không chịu được thêm nữa vì thấy mình lạc lõng với lối làm việc nghiêm túc học được từ Nhật Bản.” – Lan Anh tâm sự.

Không chỉ ở cơ quan, ngoài đường phố mà các du HS khi trở về còn bị sốc ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Vốn quen thoải mái đi bar, uống rượu hoặc chơi đến tận khuya ở nước ngoài, nay về nhà phải tuân thủ giờ giới nghiêm do phụ huynh đặt ra. Cũng vì quen với môi trường tự do thảo luận với giáo sư ở các trường ĐH ở nước ngoài, khi về nhà “lỡ” tranh luận hăng hái với phụ huynh thì dễ bị khép vào tội “hỗn láo”.

Một phần của tài liệu CROSSCULTURAL AWARENESS CULTURE SHOCK (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w