Liệu pháp chống sốc

Một phần của tài liệu CROSSCULTURAL AWARENESS CULTURE SHOCK (Trang 51 - 53)

D. Ethnocentrism and Adjustment

Liệu pháp chống sốc

Hội chứng sốc văn hóa ngược thường nặng nề hơn cả “sốc văn hóa xuôi” bởi khi tới 1 vùng đất mới, tiếp xúc với 1 nền văn hóa mới, 1 ngôn ngữ mới thì sốc là điều dễ hiểu. Nhiều SV không chuẩn bị tâm lý cho cú “sốc ngược” khi quay lại chính quê hương và ngôi nhà của mình. Bên

cạnh đó, “làm quen với môi trường văn minh vẫn nhanh hơn là với sự vô ý thức”, Diệu Linh bày tỏ.

Tùy khả năng thích nghi của từng người mà tình trạng sốc văn hóa ngược kéo dài hay ngắn. Bên cạnh đó, cũng có những liệu pháp chống sốc được truyền tai nhau giữa các du HS, không chỉ của VN mà cả các nước khác.

Trước hết mỗi du HS cần nhận thức được sự thay đổi của chính bản thân mình. Sau nhiều năm học tập và sinh sống ở nước ngoài, có những thói quen, cách hành xử và thậm chí cả những giá trị nhận thức cũ của mỗi người đã mất đi, thay vào đó là một loạt các khái niệm mới. Vì thế, khi trở về, các du HS sẽ cảm thấy có độ vênh nhất định với thực tế tại quê nhà.

Điều quan trọng nhất là luôn giữ được sự cân bằng, không để mình rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc quá thất vọng. Cảm nhận và tôn trọng Tôn trọng khác biệt văn hóa là 1 liệu pháp chống sốc hiệu quả.

sự khác biệt văn hóa sẽ giúp các du HS cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng thích nghi hơn. Đừng cố so sánh giữa các nền văn hóa, các lối sống khác nhau.

Thế Phong cho biết: “Khi mới về VN, phải mất 1 thời gian dài mình không dám đi ăn ở bên ngoài vì thấy sợ những đám giấy ăn nhàu nát vứt dưới gầm bàn, bát đũa nhơm nhớp dầu mỡ. Nhưng bạn bè rủ mãi rồi cũng dần dần làm quen lại với văn hóa quán cóc của nước mình. Bây giờ thì hoàn toàn thoải mái rồi vì thấy tụ tập bạn bè trong những quán đó thú vị hơn nhiều so với các quán Tây hoặc nhà hàng sang.”

Một biện pháp khác là thường xuyên giữ liên lạc với gia đình, bạn bè để cùng trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm và cập nhật các vấn đề của đời sống ở quê hương. Từ đó, các du HS sẽ giữ được mối liên hệ chặt chẽ với mọi người ở nhà để khi trở về không bị cảm giác lạc lõng.

Xây dựng 1 kế hoạch chi tiết cho ngày trở về cũng sẽ giúp các du HS thoát khỏi sự nhàn rỗi dẫn đến những bực bội không đáng có. Khi hòa mình vào công việc hoặc một niềm đam mê gì đó sẽ khiến bạn tạm quên đi những khó chịu hàng ngày.

Tùng, một du HS trở về từ Anh quốc có cái nhìn rất mở: “Tôi chẳng việc gì phải sốc khi vài người xung quanh mình cư xử thiếu văn minh. Về VN, tôi vẫn giữ những thói quen tốt đã học được ở nước ngoài. Luôn luôn xếp hàng, người ta chen lấn thì tôi nhắc nhở, có bị lườm cũng kệ. Tôi sẵn sàng cầm vỏ kẹo về nhà vứt vào thùng rác.

Tôi thấy vui vì cách hành xử văn minh của mình. Mỗi du HS về nước nếu vẫn giữ được những thói quen đó và truyền cả cho bạn bè,

người thân của mình thì các thế hệ du HS sau này sẽ không còn bị sốc văn hóa ngược vì những chuyện nhỏ như thế nữa”.

Lan Hương

Một phần của tài liệu CROSSCULTURAL AWARENESS CULTURE SHOCK (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w